Các yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt độngTTQT của NHTM

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt độngTTQT của NHTM

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chính sách vĩ mô của NHNN

Chính sách vĩ mô của NHNN là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khách hàng của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của NHTM.

Chính sách quản lý ngoại hối: Quản lý ngoại hối là một trong những hoạt động quan trọng mà Nhà nước thực hiện thông qua việc đề ra các chính sách để kiểm soát luồng vận động ngoại hối ra vào và những qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Góp phần tích cực trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ và giữ ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền. Căn cứ theo tình hình cụ thể và sự biến động của thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt để hướng sự vận động của ngoại hối ổn định theo định hướng chủ trương của Nhà nước. Thông qua công cụ lãi suất, công cụ tỉ giá, hoạt động quản lý ngoại hối thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, góp phần làm cho cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng. Như vậy, hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, nên chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

Chính sách thuế: Phương diện quốc gia đánh thuế, thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Và nếu xét ở gióc độ toàn bộ nền kinh tế thì thuế quan lại làm giảm Phúc lợi chung vì nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, còn làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp về một mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó, Nhà nước sẽ điều tiết việc hạn chế hay khuyến khích phát triển mặt hàng đó. Do đó, các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt làhoạt động xuất nhập khẩu.

Chính sách kinh tế đối ngoại: Trong quá trình xây dựng xã hội ngày càng văn minh, con đường đi tất yếu của các quốc gia trên thế giới là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chính sách kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó đẫn đến hoạt động TTQT có thể sôi động hoặc trầm lắng.

1.5.1.2. Những yếu tố thuộc về khách hàng

Hiện nay, các khách hàng là tổ chức, doanh nhiệp, cá nhân đang góp phần tích cực vào một cuộc cách mạng của nền kinh tế. Các sản phẩm của họ làm ra, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh họ vẫn bị chi phối bởi tác động của môi trường bên ngoài. Nếu môi trường vĩ mô có những thay đổi thì hầu hết các khách hàng đều bị tác động và nếu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có cùng trong một lĩnh vực kinh doanh thì những thay đổi của môi trường vi mô chỉ tác động đến một doanh nghiệp nhất định. Các nhà quản trị không thể đưa ra chiến lược thay đổi môi trường vĩ mô mà họ có thể đưa ra những chiến lược để thay đổi môi trường vi mô theo chiều hướng tích cực hơn. Do đó, môi trường vi mô ảnh hưởng lớn. Trong đó, nhân tố khách hàng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Đối với các tổ chức tài chính nói chung và NHTM nói riêng cũng vậy, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng trong đó có hoạt động TTQT. Vì vậy, ngân hàng có thể thu hút được khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK thường xuyên thì sẽ là điều kiện tốt cho việc phát triển hoạt động TTQT.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Mô hình tổ chức quản lý của NHTM

Một hệ thống quản lý điều hành từ Trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo (Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016). Hiện nay, một số NHTM quốc doanh

chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang một mô hình quản lý theo chiều dọc, các nghiệp vụ chính được quản lý và phê duyệt tập trung tại hội sở chính.

1.5.2.2. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ

Hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp, liên quan đến yếu tố quốc tế với nhiều quy định. Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những qui định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Do đó, yêu cầu cán bộ TTQT phải có những tiêu chuẩn nhất định. Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, vì các phương tiện và phương thức này qui định rất chặt chẽ về mặt nội dung câu từ, ngữ nghĩa chi tiết và có hiệu lực quốc tế. Để thực hiện trôi chảy được công việc, tránh những hiểu lầm có thể gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi các bộ TTQT phải có chuyên môn cao và có trình độ ngoại ngữ nhất định.

1.5.2.3. Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng đối với các NHTM là yếu tố rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Hoạt động TTQT với tiêu chí là phải chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Để phát triển kinh doanh, tiếp cận kịpvới thông lệ quốc tế thì việc đầu tư, xây dựng nền tảng công nghệ phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc. Vì vậy, các ngân hàng đều có sự đầu tư đáng kể vào công nghệ nhằm đem lại hiệu qua cho ngân ngàng và cho cả khách hàng thự hiện trong giao dịch TTQT.

1.5.2.4. Uy tín, thương hiệu ngân hàng

Một ngân hàng có uy tín là ngân hàng có các hoạt động đa dạng về quy mô và cả chất lượng, điều này sẽ thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. Đồng thời uy tín, thương hiệu còn giúp cho ngân hàng dễ dàng mở rộng được thị phần trong nước và quốc tế, khi ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế thì việc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và

nghiệp vụ TTQT sẽ rất thuận lợi. Song song đó là sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ được nâng cao.

1.5.2.5. Mạng lưới ngân hàng đại lý

Ngân hàng đại lý của NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

1.6. Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ TTQT ở trong và ngoài nƣớc

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng nƣớc ngoài * Ngân hàng CitiBank: Citibank được thành lập năm 1812 tại Mỹ, hiện nay có

khoảng trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trú đóng trên 100 nước. Citibank hiện là một phần của tập đoàn Citigroup cũ, là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất cung cấp việc làm cho khoảng trên 160.000 lao động trên toàn thế giới, và là hãng phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế giới. Citibank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 và đến nay ngân hàng này đã trải rộng khắp khu vực Châu Á với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng của ngân hàng Citibank trú trọng một số yếu tố cơ bản sau:

- Nguồn nhân lực: Cán bộ nhân viên của Citibank được tuyển dụng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chế độ đãi ngộ của Citibank là hấp dẫn nên ngan hàng thu hút được nhiều nhân tài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được Citibank coi trọng và đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển. - Phát triển mạng lưới: Citibank có khoảng trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100

Citibank luôn xem trọng thị trường bán lẻ. Khả năng tận dụng mạng lưới rộng khắp toàn cầu và những chuyên môn quốc tế của Citibank là một cơ sở nền tảng vững chắc cho sự thành công. Thông qua mạng lưới rộng khắp này, Citibank cung cấp dịch vụ TTQT nhanh chóng và đa dạng cho khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Chiến lược mục tiêu đa dạng sản phẩm dịch vụ hội đủ tính sáng tạo và thu hút được đông đảo khách hàng làm cho Citi trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại các nước trên thế giới thành công. Cách tiếp cận của Citibank với hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ và luôn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Citibank cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho cả khách hàng riêng lẻ và các định chế tài chính.

* Ngân hàng HSBC: HSBC được thành lập từ năm 1865, có trụ sở chính ở Lon don (Anh), HSBC là một tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới, có các chi nhánh tại châu Âu, châu Á thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi và trụ sở chính tại Luân Đôn, ước tính đến năm 2008 HSBC có khoảng trên 10.000 văn phòng ở 83 quốc gia, phục vụ trên 128 triệu khách hàng trong đó có đến hơn 46 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Giá trị tài sản của tập đoàn tính đến hết năm 2008 là 2.345 tỷ đô la Mỹ. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của HSBC thể hiện qua một số yếu tố sau: - Nguồn nhân lực chất lượng cao: HSBC có một nguồn nhân lực là người bản địa

dồi dào và có trình độ cao. Các chế độ ưu đãi cũng như các chương trình tuyển chọn nhân sự tốt giúp cho HSBC thu hút được nhiều nhân tài. Qua đó, có được nhiều nhân sự xuất sắc nên công tác quản lý điều hành của HSBC luôn ổn định. bên cạnh đó HSBC có chế độ đào tạo nghiệp vụ giúp cho chất lượng phục vụ khách hàng cao.

- Phát triển mạng lưới: HSBC là một ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất trên thế giới. Mạng lưới của HSBC rộng khắp luôn mang đến cho khách hàng những tiện ích tích cực. Vào năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP.HCM). Năm 1995, chi nhánh TP.HCM được cấp phép hoạt động

và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Năm 2008 HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được NHNN chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên chính thức đưa ngân hàng con vào hoạt động tại thị trường Việt Nam và đang trên đà phát triển.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ: HSBC có bề dày hoạt động tại thị trường Việt Nam với khoảng trên 130 năm., HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân lẫn doanh nghiệp. Ngân hàng luôn tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới. Với những sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tiện lợi, ngân hàng này đã thu hút được rất nhiều khách hàng giao dịch TTQT.

- Liên doanh liên kết với ngân hàng trong nước: HSBC tận dụng lợi thế thương hiệu mạnh của mình để liên kết với các ngân hàng bản địa về kênh phân phối. Năm 2005 tại Việt Nam HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam xét về vốn. Năm 2007 HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank trở thành ngân hàng nuớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam nắm giữ 15% cổ phần tại một Ngân hàng trong nước. Năm 2007 HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt.

- Chất lượng dịch vụ: HSBC có dịch vụ TTQT được xem là tốt nhất hiện nay trong các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và HSBC luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Các giao dịch TTQT của HSBC được thực hiện chính xác, nhanh chóng tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng.

- Chính sách khách hàng: HSBC có chính sách ưu đãi cho các khách hàng hiện hữu, thường xuyên và lâu dài. Ngoài ra còn có các chính sách hấp dẫn đẻ thu hút khách hàng tiềm năng. Cách thức tiếp cận khách hàng của HSBC rất chu

đáo bằng cách tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho họ.

1.6.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng Việt Nam

* Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam: (viết tắt là Vietcombank) được thành lập năm 01/04/1963, có trụ sở tại 198 Trần Quang khải, Hoàn kiếm Hà Nội. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thương hiệu và uy tín Vietcombank được minh chứng qua những dịch vụ, tiện ích mà ngân hàng này cung ứng cho khách hàng. Vietcombank đã có những thay đổi cốt lõi như liên tục cho ra mắt và tăng cường các dịch vụ có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì các dịch vụ có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung (trích theo Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng, tạp chí Tài chính, 3/2017) với một số yếu tố sẽ được thể hiện ở phần ngân hàng tiếp theo vì các yếu tố là như nhau và cùng trích dẫn.

* Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam: (viết tắt là VietinBank) được thành lập năm 26/03/1988, có trụ sở tại số 108 phố Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. VietinBank đã khẳng định vị trí là NHTM hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC. Hiện nay, VietinBank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau Agribank) trải rộng toàn quốc với 157 sở giao dịch, chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung (trích theo Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng)

- Xây dựng thương hiệu ngân hàng là mấu chốt để thu hút khách hàng. - Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng.

- Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

- Chú trọng phát triển công nghệ, bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 41)