Định hƣớng mục tiêu mở rộng hoạt độngTTQT và tầm nhìn đến 2025

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Định hƣớng mục tiêu mở rộng hoạt độngTTQT và tầm nhìn đến 2025

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nền kinh tế phát triển mạnh có GDP bình quân đứng thứ 3 trong cả nước, đóng góp tích cực cho nền kinh tế cả nước nói chung và tại địa phương nói riêng đồng thời thành phố Vũng Tàu là thành phố trẻ có nền dân trí cao. Do vậy, đây là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Sự mở rộng phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp trên địa bàn, đây cũng là điều kiện tốt giúp cho ngân hàng tiếp cận và giới thiệu được các sản phẩm mới có tính năng hiện đại đến khách hàng đặc biệt là TTQT cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó hoạt động TTQT sẽ tăng trưởng thể hiện tiềm năng cho các hoạt động TTQT trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh

Mục tiêu chiến lược của chi nhánh là lấy khách hàng làm trung tâm với phương trâm, ngân hàng của mọi nhà, quyết tâm xây dựng BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, Bên cạnh dịch vụ tín dụng thì dịch vụ TTQT của chi nhánh phải đóng vai trò cốt lõi trong các dịch vụ và là chi nhánh có hoạt động TTQT mạnh nhất. Với kỳ vọng, huy động vốn tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm dân cư, triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn của BIDV đã ban hành, vận dụng linh hoạt các chính sách tiếp thị, khuyến mãi, bảo đảm giữ vững, ổn định và tăng trưởng nguồn vốn qua từng năm (tham khảo bảng 3.1). Mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT, khai thác thu hút khách hàng đa dạng, bảo đảm tăng trưởng doanh thu qua từng năm (tham khảo bảng 3.1). Các chỉ tiêu dự báo hoạt động kinh doanh được cụ thể trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu dự báo hoạt động kinh doanh từ 2020 - 2025 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 Huy động vốn 2.500 2.825 3.192 3.671 4.222 4.897 Tín dụng bán lẻ 1.050 1.187 1.341 1.542 1.773 2.057 Dịch vụ TTQT (triệu USD) 2.5 2.80 3.16 3.54 4.04 4.69 Dịch vụ bảo lãnh 750 840 924 1.035 1.159 1.298 Dịch vụ thẻ 450 495 545 610 683 765 Dịch vụ khác 18 19.98 22.18 24.84 27.82 31.16

(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2020)

3.1.3. Định hƣớng mở rộng hoạt động TTQT tại BIDV Vũng Tàu Côn Đảo

Từ mục tiêu chiến lược và kỳ vọng tăng trưởng doanh thu, định hướng chiến lược mở rộng hoạt động TTQT với mục tiêu khắc phục các hạn chế, nâng cao năng lực khả năng đáp ứng, đẩy mạnh công tác mở rộng hoạt động TTQT, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau:

- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, tin học, ... đối với 100% cán bộ nhân viên làm công tácTTQT tại chi nhánh.

- Tăng cường khảo sát nhu cầu và thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, áp dụng các chính sách ưu đãi linh hoạt cho từng đối tượng và tiếp cận các dự án kinh doanh XNK.

- Đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng tăng tính cạnh tranh

- Quy định áp dụng mức phí và cải tiến hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch TTQT.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, đầu tư công nghệ, trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ chuyên nghiệp.

- Tăng cường kiểm soát rui ro, cập nhật thông tin, bổ sung hoàn thiện quy định, quy trình, hạn chế rủi ro.

- Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ đảm bảo hệ thống công nghệ hoạt động ổn định

- Nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng với các khách

- Tăng cường mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, thiết lập những mối quan hệ sẵn có và mở rộng quan hệ.

3.1.4. Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT

3.1.4.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Cán bộ nhân viên ngân hàng từ khâu bán hàng đến các bộ phận phía sau đều có sự ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của quá trình. Do đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, cơ cấu phân bổ hợp lý nguồn lực, tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên cống hiến, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh và luôn hướng đến khách hàng.

Tăng cường công tác đào tạo các kỹ năng mền, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, ... và tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn trang bị kiến thức về TTQT, cập nhật các thông tin mới về pháp luật, những tập quán TTQT, nhận diện rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro cho các thanh toán viên, vì họ là người trực tiếp thực hiện nên cần phải nắm chắc thông lệ và các quy định của ICC.

Thường xuyên đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng cho cán bộ nhân viên TTQT.

Xây dựng quy chế thi sát hạch cán bộ nhân viên TTQT định kỳ để đánh giá tiêu chuẩn và lựa chọn cán bộ thanh toán viên, đánh giá nhân viên gắn liền

với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, coi trọng nhân tài. Qua đó, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu về nghiệp vụ. Xây dựng quy trình tuyển dụng, tăng cường tuyển dụng mới những lao động trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ và phẩm chất tốt góp phần trẻ hoá đội ngũ lao động.

Xây dựng chính sách về lương, thưởng, chế độ phúc lợi và cơ hội thăng tiến,… nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên cống hiến hết mình với công việc và đồng thời để họ xem nơi làm việc chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Qua đó, giúp ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, trình độ cao, năng lực giỏi, gắn bó với lâu dài với ngân hàng làm gia tăng khả năng cạnh tranh.

3.1.4.2. Tăng cường khảo sát nhu cầu và thu hút khách hàng

Để khai thác tiềm năng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT trên địa bàn một cách hiệu quả. Chi nhánh cần tiếp cận Phòng kinh tế hạ tầng - Sở kế hoạch đầu tư, nhằm xác định các địa bàn trọng điểm về ngoại tệ, tiếp cận kịp thời các dự án và có chiến lược thu hút khách hàng kinh doanh XNK. Thành lập riêng bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Bộ phận này sẽ xây dựng kế hoạch, thu thập thông tin thường xuyên bằng cách, lập phiếu khảo sát lấy ý kiến trực tiếp khách hàng để nắm bắt nhu cầu của họ, đồng thời thu thập thông tin từ cán bộ nhân viên và đối thủ cạnh tranh không chỉ về nhu cầu sử dụng mà cả về các sản phẩm TTQT và giá phí để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp. Cần tập trung phân loại khách hàng thành các nhóm riêng biệt để thu hút khách hàng như;

- Nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm và có uy tín

- Nhóm khách hàng mới đặt quan hệ với chi nhánh, hoặc mới sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh lần đầu.

- Nhóm khách hàng tiềm năng, có nhu cầu nhưng chưa sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh, hoặc là đang sử dụng TTQT tại ngân hàng khác trên địa bàn.

- Nhóm khách hàng ít có nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế, ít có kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán XNK.

Trên cơ sở đó, triển khai chính sách linh hoạt cho khách hàng mới, ưu đãi lớn đối với khách hàng giao dịch lớn và thường xuyên, khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ khác nhằm gia tăng uy tín của ngân hàng như: tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, thông qua các buổi tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên, với mục đích thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Nội dung các buổi hội nghị, cần tập trung lấy ý kiến khách hàng về chất lượng các dịch vụ đang cung cấp và thông tin cho họ về các sản phẩm, dịch vụ mới, nêu lên các ưu điểm, tiện ích và điều kiện sử dụng dịch vụ, đồng thời trao đổi, lắng nghe ý kiến phản hồi và từ đó uy tín của chi nhánh cũng như hệ thống BIDV trong lòng khách hàng sẽ được nâng cao.

3.1.4.3. Đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT

Cần tìm hiểu thu thập thông tin và tìm kiếm nhiều đối tượng khách hàng để đa dạng khách hàng, vừa phát triển các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số khách hàng và góp phần tăng thu nhập, tăng tính cạnh tranh. Ðối với các sản phẩm hiện tại, cần tập trung hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tốc độ xử lý và chính xác trong các giao dịch, đặc biệt là các sản phẩm đi kèm TTQT nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Như đã nêu ở chương 2, phương thức tín dụng chứng từ chiếm doanh số khá cao trong số các phương thức khác, đồng thời khách hàng tập trung vào hai loại L/C không huỷ ngang và L/C không huỷ ngang có xác nhận, do đó ngân hàng cần phải chú trọng vào việc duy trì, phát triển hơn nữa về các sản phẩm dịch vụ này để mở rộng hoạt động TTQT. Cụ thể:

- Hàng hóa kinh doanh qua trung gian nên áp dụng loại thanh toán phù hợp như tín dụng thư giáp lưng, tín dụng thư chuyển nhượng.

- Hàng hóa gia công, hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ và hàng đổi hàng nên áp dụng phương thức tín dụng chứng từ đặc biệt như tín dụng thư tuần hoàn. - Hàng hoá là thực phẩm hải sản, nông sản mau hư hỏng nên áp dụng tín dụg thư

dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên XNK.

- Phát hành L/C nhập khẩu trả chậm cho phép đòi tiền ngay, lập bộ chứng từ xuất khẩu; Kiểm tra bộ chứng từ nháp qua Email, Fax; Chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi.

* Tăng cƣờng phát triển các sản phẩm tài trợ XNK nhằm thu hút khách hàng cần quan tâm những vấn đề sau:

- Về hoạt động nhập khẩu: các L/C do ngân hàng mở theo đề nghị của khách hàng, và không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ số dư tài khoản để đảm bảo thư tín dụng. Nhưng khi L/C được mở thì L/C đó lại đảm bảo thanh toán hay có thể nói đó là sự đảm bảo thanh toán của ngân hàng. Để tránh những trở ngại tới hoạt động thanh toán của khách hàng, đảm bảo uy tín của ngân hàng, tránh những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu thì ngân hàng mở ra loại hình cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó trước khi mở L/C theo đề nghị của khách hàng ngân hàng phải kiểm tra mục đích, đối tượng nhập khẩu, tính hiệu quả kinh tế của hợp đồng ngoại thương xem xét khả năng hoạt động và tình hình cạnh tranh của khách hàng nhằm có cơ sở đảm bảo vốn vay của ngân hàng.

Đối với các khách hàng nhập khẩu Việt Nam, để đẩy mạnh hoạt động tài trợ nhập khẩu, chi nhánh cần tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nhập hàng và thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế về các loại hàng hoá máy móc, thiết bị,… mà trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa tốt. Những hình thức tài trợ hàng nhập ngân hàng cần thực hiện:

Mở L/C thanh toán nhập khẩu: khi mở L/C tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký qũy từ 0-100%. Nếu ký qũy dưới 100%,

ngân hàng đã đồng ý tài trợ cho khách hàng ngoài phần ký qũy giá trị L/C. Đối với trường hợp ký quỹ 100% giá trị L/C, ngân hàng đã tài trợ bằng uy tín để khách hàng nhập khẩu có thể mua được hàng của nhà xuất khẩu.

- Về hoạt động tài trợ xuất khẩu: hiện nay tại BIDV Vũng tàu côn đảo số lượng L/C xuất khẩu còn nhỏ so với tiềm năng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tài trợ thông qua các hình thức sau:

+ Cho vay thu mua sản xuất hàng xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết với nước ngoài hay đơn đặt hàng của nước ngoài và căn cứ vào L/C thông báo, ngân hàng cấp tín dụng để giúp đỡ đơn vị thu mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu;

+ Chiết khấu bộ chứng từ: Việc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ giúp tháo gỡ khó khăn vè tài chính một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Căn cứ vào bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo, ngân hàng mua lại bộ chứng từ để giải phóng vốn cho doanh nghiệp, giúp họ có điều kiện quay vòng vốn kinh doanh;

+ Chiết khấu hối phiếu: căn cứ vào hối phiếu đã được ngân hàng nước ngoài chấp nhận, nhưng chưa đến hạn thanh toán, ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu đó.

- Phát hành bảo lãnh nhận hàng: khi hàng hoá đã về trước nhưng chưa có chứng từ, ngân hàng có thể phát hành bảo lãnh nhận hàng để khách hàng nhập khẩu có thể đi lấy hàng, việc tài trợ này giúp cho doanh nghiệp lấy được hàng nhanh chóng, bảo đảm sản xuất, đồng thời tăng uy tín của chi nhánh đối với khách hàng. Để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu chi nhánh cần phải có nguồn vốn ngoại tệ lớn do đó, muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu trên cơ sở đó phát triển phương thức TTQT ngân hàng cần phải:

+ Đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ;

+ Tích cực khai thác nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài; + Nâng cao chất lượng các khoản tín dụng ngoại tệ.

3.1.4.4. Quy định áp dụng mức phí và cải tiến quy trình nghiệp vụ TTQT

Xây dựng biểu phí dịch vụ TTQT phù hợp và linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi, áp dụng cho từng nhóm khách hàng riêng biệt để thu hút khách hàng thanh toán. Cải tiến quy trình nghiệp vụ, tinh gọn chứng từ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng và giúp nhân viên nghiệp vụ dễ dàng xử lý hồ sơ, thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, hạn chế được rủi ro.

a/ Quy định áp dụng về mức phí:

- Áp dụng mức phí theo biểu phí của Hội sở đề ra, đồng thời cho phép chi nhánh tùy theo các trường hợp cụ thể mà áp dụng biểu phí linh hoạt như:

- Đối với khách hàng mới hoặc lần đầu tiên tham gia TTQT với trị giá giao dịch lớn, chi nhánh có thể xem xét việc giảm phí hoặc cung cấp các dịch vụ chéo nhằm tạo điều kiện cho khách hàng làm quen và gây được một ấn tượng tốt cho khách hàng.

- Đối với khách hàng ít có hoạt động TTQT tại chi nhánh và trình độ nghiệp vụ ngoại thương của họ còn thấp nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai, chi nhánh có thể chủ động giúp đỡ, tư vấn họ lựa chọn phương thức TTQT nào có lợi nhất, ràng buộc các điều khoản có lợi để giảm thiểu rủi ro tạo niềm tin nơi khách hàng khi sử dụng.

- Đối với khách hàng lớn và sử dụng TTQT thường xuyên, chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi như: mức phí thấp, giảm lãi suất cho vay, tỷ lệ kí quỹ khi mở L/C thấp và ưu đãi về giá mua bán ngoại tệ phục vụ TTQT thấp,…

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 94)