Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 71)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Trong tất cả các phương thức TTQT hiện nay thì TDCT được xem là đảm bảo an toàn nhất cho cả bên mua và bán. Đối với người mua, TDCT đảm bảo cho họ là hàng hoá đã được giao mới phải thanh toán. Đối với người bán, TDCT đảm bảo họ sẽ được thanh toán đầy đủ tiền hàng miễn là họ xuất trình tới ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của TDCT. Và ngay từ khi Phòng kinh doanh ngoại hối được thành lập tại BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo thì TDCT được xem là dịch vụ tiên phong, khi giới thiệu cho khách hàng.

Quy trình nghiệp vụ phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng xuất khẩu:

Bƣớc 1: Tiếp nhận và kiểm tra thƣ tín dụng: Tất cả các L/C, sửa đổi L/C trước khi chuyển tới chi nhánh đều được Sở giao dịch BIDV kiểm tra, xác thực đúng mã, mẫu điện quy định (nếu bằng điện SWIFT) hoặc xác định được đúng mẫu chữ ký, đúng người có thẩm quyền ký (nếu bằng thư). Nếu bức điện bị chập hoặc bị lỗi thư bị mờ, rách, Sở giao dịch phải thông báo cho ngân hàng gửi để yêu cầu chuyển phát lại trước khi giao cho chi nhánh. Khi chi nhánh nhận được L/C (sửa đổi L/C) sẽ kiểm tra tên, địa chỉ của người thụ hưởng, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành loại L/C để lựa chọn hình thức thông báo phù hợp. Tiếp đến là lập số tham chiếu vào sổ, nhập dữ liệu vào máy tính để theo dõi thông báo L/C.

Bƣớc 2: Thông báo và thu phí thông báo L/C: Khi hoàn tất công tác kiểm tra, kiểm soát Cán bộ nghiệp vụ lập thông báo gửi tới khách hàng và đồng thời hạch toán thu phí thông báo L/C (sửa đổi L/C).

- Nợ: TK 1102 (TK tiền gửi của khách hàng) Có: TK 711 (thu phí dịch vụ)

Song song việc thông báo L/C (sửa đổi L/C) cho người thụ hưởng, BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo còn tư vấn các điều khoản của thư tín dụng cho khách hàng nhằm năng cao uy tín và thu hút khách hàng.

Bƣớc 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu: Danh mục các chứng từ cần kiểm tra gồm có:

- Thư thông báo L/C, sửa đổi L/C (nếu có) - L/C gốc và sửa đổi L/C (nếu có)

- Bộ chứng từ kèm theo.

Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản qui định trong L/C và sửa đổi L/C, sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ. Trường hợp sai sót, thông báo ngay cho khách hàng để điều chỉnh hoặc lập văn bản bảo lưu lỗi.

Trường hợp, khách hàng yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ ngân hàng xem xét các yếu tố liên quan như: L/C có được xác nhận hay không và bộ chứng từ có hợp lệ chưa cũng như uy tín của ngân hàng phát hành đòng thời xét uy tín của khách hàng và mặt hàng xuất khẩu trong L/C.

Bƣớc 4: Lập thƣ gửi chứng từ đòi tiền: Khi kiểm tra bộ chứng từ Cán bộ nghiệp vụ lập thư đòi tiền ngân hàng phát hành, ngân hàng trả hay bên thứ ba khác.

Bƣớc 5: Theo dõi tiền về, tra soát và thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng: Khi nhận được báo có của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả hay bên thứ ba khác, chi nhánh sẽ tiến hành chi trả tiền cho người bán và thu phí.

Biểu đồ doanh số thanh toán thư tín dụng xuất khẩu

Năm 2019 12.6

21,647 Năm 2018 13.8

19,231 % tăng/giảmDoanh thu Năm 2017 100

16,892 0 5,00010,00015,00020,00025,000

Bảng 2.10. Doanh số thanh toán xuất khẩu tín dụng chứng từ

(ĐVT: ngàn US Năm Doanh L C xuất khẩu Tăng giảm USD % Năm 2017 16,892 - 100 Năm 2018 19,231 2,339 13.8 Năm 2019 21,647 2,416 12.6

(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020

Qua bảng 2.10 cho thấy, doanh số L/C xuất khẩu tăng đáng kể qua từng năm, năm 2018 tăng 13.8% so với cùng kỳ và đến năm 2019 lại có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng vẫn tăng đáng kể so với năm 2017. Kết quả này đóng góp nhiều vào doanh thu của hoạt động TTQT.

Hình 2.8: Biểu đồ doanh số tăng trƣởng chuyền tiền đi

(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020

Quy trình nghiệp vụ phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu:

Bƣớc 1: Phát hành thƣ tín dụng: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ khi có yêu cầu của khách hàng mở L/C, thanh toán viên Cán bộ nghiệp vụ sẽ yêu cầu

khách hàng xuất trình hồ sơ pháp lý và hồ sơ mở thư tín dụng. Nếu hồ sơ pháp lý đảm bảo, Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra hồ sơ mở L/C.

Hồ sơ mở L/C gồm có:

- Đơn yêu cầu mở L/C (theo mẫu của BIDV).

- Hợp đồng nhập khẩu (bản sao có dấu sao y bản chính của khách hàng)

- Văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu của Bộ công thương hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành. Cụ thể: Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra các điều khoản trong L/C có rõ ràng hay có mâu thuẫn không, thẩm định các điều kiện của thư tín dụng như: loại L/C, điều kiện trả tiền, phương thức giao hàng, loại hàng hoá nhập khẩu...

Bƣớc 2: Ký quĩ mở L/C: Phòng kinh doanh ngoại hối và phòng tín dụng cùng phối hợp, đề nghị mức ký quĩ hợp lý căn cứ vào uy tín của khách hàng và loại hàng hoá nhập khẩu. Sau đó, dựa trên nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh là người ký duyệt tờ trình mở L/C và các chứng từ kèm theo.

Bƣớc 3: Phát hành L/C: Khi hồ sơ xin mở L/C được duyệt và nhận tiền ký quĩ của khách hàng, chi nhánh hạch toán:

- Nợ: TK TGKH (hoặc TM)

- Có: TK 427201 (tiền ký qũy để mở L/C), hạch toán thu phí liên quan - Nợ: TK TGNT của KH

- Có: TK 711009 (thu phí dịch vụ) Có: TK 711036 (thu điện phí)

- Có: TK 453101 (thuế VAT phải nộp) Đồng thời, hạch toán ngoại bảng - Nợ: TK 925102

- Có: TK 925101

Sau đó, thanh toán viên sẽ thực hiện mở L/C theo mẫu điện SWIFT MT700/MT701 rồi chuyển thư tín dụng tới ngân hàng thông báo. Trong nội dung của L/C phải qui định rõ việc thu phí thông báo L/C, chi nhánh sẽ yêu cầu ngân hàng thông báo thu phí trước khi trả L/C cho người thụ hưởng.

Bƣớc 4: Sửa đổi L/C (nếu có): Khi có yêu cầu sửa đổi thư tín dụng, thanh toán viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của sửa đổi (có đủ chữ ký theo thẩm quyền hay không). Tiếp theo, tuỳ thuộc vào đề nghị sửa đổi Cán bộ nghiệp vụ sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các điều kiện ràng buộc khác (phí, tăng ký quĩ…) và trình Giám đốc duyệt; sau đó Cán bộ nghiệp vụ lập sửa đổi theo mẫu điện MT707 và chuyển tới ngân hàng thông báo, đồng thời hạch toán thu phí sửa đổi (nếu người mở L/C chịu phí) và các loại phí liên quan.

Bƣớc 5: Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán: Khi tiếp nhận bộ chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến, Cán bộ nghiệp vụ sẽ tiến hành xem xét danh mục số lượng chứng từ và loại chứng từ… nhằm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp về số lượng và nội dung của mỗi loại chứng từ so với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C và các sửa đổi có liên quan. Sau khi kiểm tra chứng từ và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, Cán bộ nghiệp vụ sẽ tiến hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người xin mở L/C. Tuy nhiên, sẽ tuỳ vào kết quả kiểm tra chứng từ và quyết định của người xin mở L/C mà ngân hàng yêu cầu khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc lập điện từ chối thanh toán…,

Khi bộ chứng từ là hợp lệ hoặc khi khách hàng đồng ý thanh toán thì chi nhánh sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng:

- Nếu khách hàng đủ khả năng thanh toán + Nợ: TK TGKH

+ Nợ: TK 427201 (TG ký quĩ để mở L/C) Nợ: TK 1021 (TM ngoại tệ) + Có: TK 519101 (TK điều chuyển vốn giữa chi nhánh với trụ sở chính). - Nếu khách hàng không đủ khả năng thanh toán, chi nhánh sẽ lập hồ sơ cho vay

bắt buộc và hạch toán

+ Nợ: TK 428201 (tiền ký quĩ để mở L/C) Nợ: TK cho vay khách hàng + Có: TK 519101 (TK điều chuyển vốn giữa chi nhánh với trụ sở trính)

Biểu đồ doanh số thanh toán thư tín dụng nhập khẩu Năm 20-149.5 11,569 Năm 2018 35.8 12,118 Năm 2017 100 8,922 -2,000 0 2,0004,0006,0008,00010,00012,00014,000 % tăng/giảmDoanh số

Sau đó Cán bộ nghiệp vụ sẽ lập điện theo mẫu điện SWIFT MT202 và truyền điện tới ngân hàng thông báo.

c/ Doanh thu phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu: Bảng 2.11. Doanh số thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu

(ĐVT: ngàn US Năm L C nhập khẩu Tăng giảm Doanh số USD % Năm 2017 8,922 - 100 Năm 2018 12,118 3,196 35.82 Năm 2019 11,569 -549 -4.53

(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020

Kết quả trên cho thấy, doanh số L/C nhập khẩu tăng ở năm 2018 so với cùng kỳ là 35.8% đóng góp không nhỏ vào doanh thu TTQT. Tuy nhiên, đến năm 2019 một số khách hàng XNK trước đây thường thanh toán bằng phương thức TDCT, nhưng khi đã tin tưởng bạn hàng thì họ chuyển sang thanh toán bằng phương thức chuyển tiền vì vậy năm 2019 sụt giảm so với cùng kỳ. Với kết quả này là sự ghi nhận khích lệ đáng kể tại Chi nhánh. Và đây cũng chưa hẳn là đã phản ánh hết tiềm năng của thanh toán XNK của tỉnh TBRVT.

Hình 2.9: Biểu đồ doanh số tăng trƣởng chuyền tiền đi 2017-2019

Mức phí của các NHTM ĐVT: % BIDV Agribank Sacombanh Vietcombank Incombank 15%18%25%20%18%10% 10% 10% 15% 10% 15% 18% 20% 18% 20% 20% 18% 10%

L/C nhập Nhờ thu T/T đi L/C xuấtNhờ thu xuấtT/T đến

Tóm lại, kết quả phân tích trên cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa doanh số L/C XK thấp và L/C NK. Nguyên nhân chênh lệch là do nhiều ngân hàng tham gia hoạt động TTQT và nước ta là nước có tỷ trọng nhập siêu hàng năm lớn, nên cán cân thương mại mất cân bằng giữa hai loại hình này. Đồng thời ngân hàng cũng mới chỉ triển khai dịch vụ TTQT truyền thống, chuyển tiền bằng điện (T/T), tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu (D/P, D/A), chưa triển khai thêm được dịch vụ mới.

2.3.3. Chất lƣợng dịch vụ TTQT

- Chất lượng dịch vụ TTQT: Chất lượng TTQT bản chất là thanh toán qua Swift được thể hiện qua tỷ lệ các bức điện được xử lý tự động và tỷ lệ này được phản ánh bởi trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên và hệ thống công nghệ thông tin trong thanh toán của một ngân hàng. Với tỷ lệ này, chi nhánh luôn đạt ở mức khoảng 90%. Chi nhánh luôn quan tâm cải tiến các tính năng của hệ thống thanh toán hiện có. Chủ động tổ chức, kiểm tra, đảm bảo tính ổn định, thông suốt và đồng bộ của hệ thống thanh toán nhằm rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ và kiểm soát rủi ro. Các phương thức TTQ thông dụng được ngân hàng quan tâm, biểu phí dịch vụ được xây dựng phù hợp và cụ thể cho từng loại thanh toán.

- Mức phí dịch vụ: Phí dịch vụ của BIDV so với một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cụ thể trong hình 2.10 sau:

20% 15% 15% 5%

25% 20% 18% 10%

20% 15% 15% 5%

Hình 2.10: Biểu đồ mức phí của các ngân hàng năm 2019

Kết quả hình 2.9 biểu phí TTQT của 5 ngân hàng trên địa bàn Vũng Tàu cho thấy, mức phí thanh toán XNK của các ngân hàng không có sự chênh lệch lớn. Trong đó, mức phí của BIDV đứng thứ 3 sau vietcombank, Agribank và thấp hơn so với Incombanh, sacombank. Và mức phí tốt sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng, tuy nhiên mức phí và doanh số từ TTQT không có sự chính xác tuyệt đối về việc nhận xét hiệu quả hoạt động TTQT, vì đa số khách hàng lớn của chi nhánh đều được miễn giảm các mức phí quy định. 2.3.4. Tăng trƣởng thu nhập từ phí dịch vụ TTQT Bảng 2.12. Thu nhập từ phí dịch vụ TTQT (ĐVT: ngàn USD) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 tỹ lệ % tăng/giảm tỹ lệ % tăng/giảm Thu phí TTQT 3.002 3.524 3.263 17 -7 LNQT 7.336 8.44 7.888 15 -7

(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020

Kết quả trên cho thấy, thu nhập từ phí TTQT năm 2018 tăng trưởng 17% và giảm ở năm 2019 là 7% so với cùng kỳ. Về lợi nhuận, bằng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên, chi nhánh đã áp dụng các chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng nên thu nhập từ hoạt động TTQT có sự tăng trưởng ở năm 2018 là 15% và năm 2019 mức tăng trưởng giảm 7% so với cùng kỳ, điều này là hoàn toàn phù hợp, vì trong giai đoạn này thị trường tài chính có sự biến động bị tác động bởi nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là dịch SARS-CoV bùng phát, dẫn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương hàng hóa của các cá nhân, doanh nghiệp bị trì trệ.

2.3.5. Các chỉ tiêu trực tiếp

Bảng 2.13. Kết quả chỉ tiêu trực tiếp, tƣơng đối và tuyệt đối về TTQT

(ĐVT: VNĐ)

Chỉ tiêu trực tiếp Chỉ tiêu tuyệt đối Chỉ tiêu tƣơng đối

DTQT 3.468.528.426 DTQT 3.468.528.426 LNQT/DTQT 0.68% CPQT 1.102.033.194 CPQT 1.102.033.194 CPQT/DTQT 0.32% LNQT 2.366.495.232 LNQT 2.366.495.232 DTQT/DTDV 1.85% DTDV 1,878,568,766 LNQT/TLN 0.56% TLN 4,245,063,998 LNQT/VTC - VTC - LNQT/TTS - TTS - DTQT/VTC - DTQT/TTS -

(Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp, 2020)

Qua bảng 2.13 cho thấy, lợi nhuận quốc tế/tổng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 0.56%, kết quả này còn khá nhỏ và chưa thực sự tốt, cho thấy sự quan tâm mở rộng phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng là chưa cao vì thế mảng hoạt động này chưa thể là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của ngân hàng. Về tỷ số LNQT/DTQT của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo đạt ở mức thấp với tỷ lệ 0.68%, nguyên nhân chi phí cho dịch vụ này là khá cao với tỷ lệ 0.32%, do đó ngân hàng cần phải có các biện pháp cụ thể nhằm giảm chi phí gia tăng lợi nhuận cho hoạt động TTQT. Ngoài ra, các tỷ số còn lại không đánh giá đúng được hoạt động TTQT của Chi nhánh vì BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo không phải là đơn vị hạch toán độc lập, nên tổng tài sản và nguồn vốn tự có phụ thuộc vào hội sở BIDV.

Với kết quả đạt được trên, chi nhánh cần phát huy các mặt mạnh và khắc phục các mặt còn hạn chế và nếu quan tâm đầu tư hơn nữa thì hoạt động TTQT có thể sẽ trở thành lĩnh vực mũi nhọn của chi nhánh trong thời gian tới.

2.3.6. Kiểm soát rủi ro TTQT

Chi nhánh luôn tuân thủ các quy định, quy trình về biện pháp kiểm soát rủi ro mà Hội sở BIDV đưa ra, các giao dịch TTQT được thực hiện một cách hệ thống, đối với các khách hàng mới tham gia giao dịch TTQT lần đầu chi nhánh có các quy định chặt chẽ và an toàn.

Quy trình hướng dẫn tác nghiệp thống nhất, áp dụng công nghệ hiện đại trong các giao dịch của hệ thống BIDV, cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ thực hiện chính xác và an toàn. Do đó, trong giai đoạn này chi nhánh thực hiện các giao dịch TTQT, không xảy ra các sai sót và sự tranh chấp nào ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống BIDV và BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.

2.4. Đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng TTQT của BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo

2.4.1. Nhu cầu sử dụng TTQT

Hiện nay, khách hàng giao dịch TTQT tại chi nhánh là các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp hầu hết là các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 71)