8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Nhu cầu sử dụng TTQT
Hiện nay, khách hàng giao dịch TTQT tại chi nhánh là các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở những lĩnh vực như: dầu khí, sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng,… dưới nhiều hình thức khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH,...
Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại ngân hàng thường là thủy sản, máy móc thiết bị và hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước như thép phế, hạt nhựa; máy móc thiết bị,…
Dịch vụ TTQT của chi nhánh phụ thuộc lớn vào công tác cho vay đối với các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận đầy đủ với nguồn vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng.
Số lượng khách hàng sử dụng TTQT trong thời gian qua tại chi nhánh còn thấp, đa phần là những khách hàng truyền thống và chưa khai thác hết tiềm năng
trên địa bàn, hơn nữa nhu cầu TTQT của khách hàng trong bối cảnh hội nhập và trên địa bàn còn rất lớn và đa dạng. Cụ thể:
Thứ nhất, bối cảnh hội nhập sâu rộng, các tổ chức, doanh nghiêp, cá nhân, chạy đua với việc mở rộng mạng lưới, mở rộng quan hệ hợp tác sản xuất, kinh doanh và thương mại sâu rộng đặc biệt là lĩnh vực XNK do đó nhu cầu sử dụng TTQT của khách hàng ngày càng phát triển.
Thứ hai, địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nổi bật về ngành dầu khí, các doanh nghiệp ngành dầu khí, doanh nghiệp XNK hải sản và du lịch biển nhu cầu sử dụng TTQT của khách hàng trên địa bàn là rất tiềm năng.
Thứ ba, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đòi hỏi cao về tính đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kỹ năng phục vụ khách hàng
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, qua đó ngoài mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thì chi nhánh cần mở rộng để tăng sức cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.