Quan điểm về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính của UBND thị

Một phần của tài liệu Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68 - 69)

XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính củaUBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Quan điểm về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính của UBND thịtrấn Thiên Cầm trấn Thiên Cầm

Thứ nhất: Kiểm soát thực hiện TTHC phải gắn liền với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiện đại, toàn diện.

Ngày 08/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ- CP quy định rõ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Chương trình được ban hành có một ý nghĩa to lớn, là văn bản pháp lý định hướng toàn bộ tiến trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn mới, làm căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi của từng Bộ, ngành và địa phương đến năm 2020 và là tiền đề cho giai đoạn 2021 đến năm 2030.

Nếu chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 tập trung vào 4 nội dung (cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công) thì chương trình mới từ năm 2021 trở về sau cần xác định rõ nhiệm vụ cải cách trên 6 lĩnh vực cụ thể là cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức, bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

Trong tình hình mới, cần khẳng định vị trí, vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC là một yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Cải cách TTHC, cụ thể là kiểm soát thực hiện TTHC gắn liền với quá trình xây dựng thể chế và việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính. Đây sẽ là một bước tiến đáng kể góp phần vào việc nâng cao chất lượng của các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan nhà nước.

Kiểm soát thực hiện TTHC góp phần cải cách tổ chức bộ máy, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong bộ máy nhà nước, chuyển dần các chức năng tương đồng cho một tổ chức đảm nhiệm, giảm biên chế của hoạt động hành chính chuyển sang hoạt động khác, tập trung quyền hạn, sức lực vào những vấn đề, mục tiêu then chốt.

Thứ hai: Kiểm soát thực hiện TTHC phải gắn liền với việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát thực hiện TTHC không chỉ là công việc của nền hành chính nhà nước, của những cán bộ, công chức nhà nước, mà nó không tách rời xã hội, không tách rời người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng mà kiểm soát thực hiện TTHC hướng đến chính là sự phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, làm cho họ hài lòng và tin tưởng vào sự quản lý của nhà nước. Họ luôn mong muốn và sẵn sàng có những hành động giúp cho nền hành chính ngày càng tốt hơn, nhờ đó để họ được phục vụ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w