Giải pháp hồn thiện kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục

Một phần của tài liệu Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 77)

2.1.1 .Lịch sử hình thành và vị trí địa lý

3.2.3. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục

3, 4 của cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, xác định thủ tục hành chính chưa phù hợp, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ những thủ tục hành chính khơng phù hợp trong q trình áp dụng dịch vụ cơng trực tuyến.

- Về cách thức rà sốt, đánh giá: Sự phù hợp của thủ tục hành chính thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số X của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm sốt thực hiện thủ tục hành chính.

3.2.3. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tụchành chính hành chính

Thứ nhất: Xác định vai trị giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội trong thực hiện kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên (gọi chung là các tổ chức chính trị - xã hội). Với vai trị giám sát và phản biện của mình, các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối quan trọng để đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và đưa nguyện vọng của người dân đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, dù đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp, nhưng hiện nay, vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói chung và giám sát hoạt động cải cách TTHC, kiểm sốt thực hiện TTHC nói riêng cịn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn. Nguyên nhân là do các quy định của pháp luật về vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cịn chung chung, chưa gắn được trách nhiệm, cũng như chưa đảm bảo những điều kiện cho hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, các quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của các tổ chức chính trị - xã hội cịn chưa phù hợp; chưa tạo được động lực cho các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát.

Trong thời gian tới, UBND thị trấn cần xây dựng quy chế quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm soát thực hiện TTHC và các cơ quan khác trong việc xử lý các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về quy định TTHC.

Thứ hai: Tăng cường kiểm tra thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Để việc thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính diễn ra đúng quy định của pháp luật, cần chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra. Kiểm tra nhằm phát hiện những hành vi trái quy định pháp luật từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Xác định kiểm tra là để xem xét, nắm bắt tình hình thực tế triển khai hoạt động thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời kịp thời giải đáp vướng mắc của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, việc kiểm tra phải được thực hiện tồn diện các nội dung về kiểm sốt thực hiện TTHC với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật - kỷ cương, ý thức và trách nhiệm phục vụ của đội ngũ CBCC, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc triển khai thực hiện kiểm sốt thực hiện TTHC , góp phần tăng cường quản lý nhà nước về kiểm soát thực hiện TTHC .

Việc kiểm tra cần bám sát vào các nội dung thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, những quy định pháp luật liên quan đến thực hiện, kết quả giải quyết TTHC và thực tiễn kiểm soát thực hiện TTHC trên địa bàn thị trấn.

Để việc kiểm tra thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tốt cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Một là, Cần có nhận thức đúng đắn về kiểm tra thực hiện, kết quả giải quyết

thủ tục hành chính

Để việc kiểm tra tốt thì UBND thị trấn cần có nhận thức đúng đắn về công tác này.UBND thị trấn, CBCC cần thấy rõ tầm trọng, ý nghĩa của công tác kiểm tra đối với hoạt động này. Cần xóa bỏ tư tưởng “kiểm tra hình thức”, “kiểm tra chiếu lệ” vẫn cịn tồn tại trong cơng tác kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và trong cơng tác kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nói riêng. Ngồi ra cần xem kiểm tra thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính là

một khâu hỗ trợ cho CBCC trong cơng tác kiểm sốt thực hiện TTHC . Nếu nhận thức được điều này thì sẽ xóa bỏ được tâm lý “sợ” bị kiểm tra . Đồng thời khắc phục tư tưởng kiểm tra là để xử lý vi phạm, kỷ luật của cơ quan tiến hành công tác kiểm tra. Bản chất của hoạt động kiểm tra là phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chứ không phải hướng tới xử lý hậu quả.

Hai là, Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra khoa học, hợp lý.

Lập kế hoạch thực hiện sẽ định hướng được hoạt động, nhiệm vụ cần tiến hành. Trên cơ sở những nhiệm vụ, hoạt động đã được lập kế hoạch sẽ là căn cứ để cơ quan tiến hành thực hiện kiểm tra và xử lý sai phạm.

Bộ phận tư pháp nên chủ động tham mưu cho UBND thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, kịp thời không gộp chung kế hoạch kiểm tra kiểm soát thực hiện TTHC với các nội dung kiểm tra khác như thị trấn đang thực hiện.

Ba là, đổi mới, tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra.

Để việc kiểm tra hiệu quả, UBND thị trấn cần tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên. Kết hợp đầy đủ các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Hiện nay, việc kiểm tra thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính mới chỉ thực hiện theo theo hình thức kiểm tra định kỳ, chưa thực hiện được kiểm tra đột xuất. Vì vậy, trong thời gian tới, UBND thị trấn cần tổ chức 02 cuộc kiểm tra/năm. Trong đó, có 01 cuộc kiểm tra định kỳ vào quý 3 của năm và 01 cuộc kiểm tra đột xuất vào các quý còn lại của năm.

Cần tập huấn cho CBCC làm công tác kiểm tra kiểm soát thực hiện TTHC các kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra. Ngoài việc kiểm tra dựa trên các báo cáo của các cán bộ công chức trực tiếp thực hiện các TTHC, cần kiểm tra thực tế việc thực hiện TTHC hiện nay tại bộ phận một cửa, một cửa liên thơng của UBND thị trấn.

Ngồi q trình kiểm tra thì các hoạt động sau kiểm tra cũng cần phải được chú trọng. Việc kiểm tra cơng tác kiểm sốt thực hiện TTHC phải đi đến những hành động cụ thể. Cần phát hiện được những điểm bất hợp lý, những điểm chưa phù hợp trong cơng tác kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Cần đưa ra những kiến nghị cho chủ tịch UBND thị trấn để điều chỉnh những nội dung

chưa phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng theo dõi đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường kiểm tra toàn diện các nội dung trong kiểm soát thực hiện TTHC theo hướng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường kiểm tra đối với những vấn đề thường xuyên mắc phải những sai phạm, những hoạt động gặp phải nhiều phản ánh kiến nghị của người dân và những hoạt động thường có những sai sót. Thơng qua hoạt động kiểm tra, UBND thị trấn sẽ phát hiện được những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải để có hướng tháo gỡ kịp thời.

Bốn là, kết quả kiểm tra phải được thông báo công khai, xác định rõ những

vấn đề sai sót cần chấn chỉnh.

UBND thị trấn Thiên Cầm cần thông báo công khai kết quả kiểm tra trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của thị trấn, các phương tiện thông tin đại chúng để CBCC và cơng dân nắm được tình hình thực hiện kiểm sốt thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của thị trấn. CBCC phải nghiêm chỉnh thực hiện những biện pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn để đảm bảo hoạt động được diễn ra xuyên xuốt và hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể phát sinh trong quá trình thực hiện tiếp theo..

Kiểm tra việc thực hiện TTHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCC, hạn chế tình trạng sai sót trong cơng tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia tìm hiểu các quy định về TTHC, thực hiện quyền giám sát việc giải quyết TTHC tại các cơ quan góp phần mang lại lợi ích trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân. Kiểm tra cịn nhằm góp phần giúp CBCC thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của các cá nhân, tổ chức theo bộ TTHC áp dụng chung của thị trấn trên địa bàn thị trấn; giúp UBND thị trấn phát hiện, đánh giá và kiến nghị thị trấn bãi bỏ, sửa đổi những quy định khơng cịn phù hợp, gây khó khăn cho người dân; kịp thời chấn chỉnh, xử lý CBCC có những hành vi gây nhũng nhiễu hoặc thực hiện không đúng quy định..

Một phần của tài liệu Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w