V. CÂU HỎI ÔN TẬP
a) Dịch văn xuôi: Một, xem xét công lao [của mình] nhiều ít so với thực phẩm của tín thí Hai, đánh giá
nhiều ít so với thực phẩm của tín thí. Hai, đánh giá đức hạnh của mình đủ hay thiếu khi tiếp nhận sự cúng dường. Ba, giữ gìn tâm, tránh tội lỗi, chủ yếu là tham sân si. Bốn, xem thực phẩm là dược phẩm hay để trị liệu thân gầy yếu. Năm, vì thành đạo nghiệp mà tiếp nhận thực phẩm này.
b) Dịch thơ:
Một, xem phước đức bản thân,
Có bằng với lượng lương thực cúng dâng, Hai, xem công đức tu nhân,
Vẹn tròn xứng đáng cúng dâng khi dùng, Ba, xa lầm lỗi, dứt tham,
Bốn, xem như thuốc chận ngăn bệnh gầy, Năm, vì đạo nghiệp sáng ngời,
Trả ơn thí chủ giúp đời an vui.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Kế (計): 1) Tính xem (打算), suy xét (思量), 2) Đếm số (計數), 3) Chấp dính (執著), cố chấp (固持), như trong thuật ngữ “kế ngã” (計我) tức chấp ngã.
Công (工): 1) Công đức (工德), 2) Công phu (功夫).
Đa thiểu (多少): Bao nhiêu? Nhiều ít?
Lượng (量): 1) Đo đạc, đo đếm, 2) Suy xét, 3) Phương tiện nhận thức (S. pramāṇa). Từ “tỷ lượng” (
比量) có nghĩa là suy luận. Từ “hiện lượng” (現量) có nghĩa là trực quan. Từ “thánh giáo lượng” (聖教量) có nghĩa là nhận thức dựa vào kinh điển. Từ “thí dụ lượng” (譬喩量) có nghĩa là nhận thức qua ẩn dụ.
Bỉ (彼): 1) Người đó, 2) Cái đó, điều đó, cái khác. Trái nghĩa với “thử” (此) có nghĩa là cái này, người này.
Lai xứ (來處): Nguồn gốc.
Lượng bỉ lai xứ (量彼來處): Suy xét tặng phẩm do tín chủ cúng.
BÀi 31: NĂM ĐiỀU QUÁN TƯỞNG ĐANG KHi ĂN • 205
Kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ (計工多少,量彼 來處): Có nghĩa là “Tính xem công đức của mình nhiều hay ít và soi xét nguồn gốc của thức ăn ấy”. Để có được chén cơm, manh áo và điều kiện tài chính để cúng dường Tăng đoàn, người tại gia phải vất vả khai khẩn, cày cấy, lao động, làm việc nặng nhọc. Thậm chí phải giảm bớt phần chi tiêu của gia đình để cúng dường, hầu giúp Tăng đoàn tu tập tốt, mang phúc lạc cho đời.
Thổn kỷ đức hạnh (忖己德行): Đánh giá đức hạnh của bản thân.
Toàn khuyết (全缺): Trọn vẹn hay khiếm khuyết; đầy hay khuyết.
Ứng cúng (應供): 1) Xứng đáng được [thí chủ] cúng dường, 2) Một trong mười hiệu của Phật, dịch nghĩa của từ “A-la-hán” (P. arahat; S. arhat), bậc ứng cúng, người đáng được trời người cúng dường (應受
人天供養的人). Bậc ứng cúng là người dứt các phiền
não (盡一切煩惱), vạn hạnh viên thành (萬行圓成), phước huệ đầy đủ (福慧具足), làm lợi hữu tình (饒
益有情).
Thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng (忖己
德行,全缺應供): Suy nghĩ về đức hạnh của bản thân,
xem đủ hay thiếu so với phẩm vật được cúng dường. Người xuất gia có ngồi thiền, tụng kinh, giữ giới hạnh, làm Phật sự v.v… thì nhận tặng phẩm của tín chủ được xem là thích hợp.
Phòng (防): 1) Giữ gìn, bảo vệ, 2) Phòng ngừa. Từ “phòng tâm” (防心) có nghĩa là bảo vệ tâm, giữ gìn tâm.
Ly (離): Xa lìa, tránh khỏi, tách khỏi, tránh xa; từ bỏ.
Quá (過): 1) Lỗi lầm, sai lầm, 2) Quá khứ, đã trôi qua.
Phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông (防心離過, 貪等為宗): Có nghĩa là “Cốt là phòng ngừa tâm, tránh lỗi lầm như tham lam, [sân hận và si mê] v.v… Theo Minh Liễu Luận Sớ: “Người xuất gia trước cần phòng hộ tâm mình khỏi 3 lỗi lầm: Đối với thực phẩm có mùi vị ngon (thượng vị) thì sinh tâm tham, thực phẩm có mùi vị dở (hạ vị) thì sinh tâm giận dữ, thức ăn có mùi vị vừa phải (trung vị) thì sinh tâm si”.
Lương dược (良藥): Thuốc lành, thuốc tốt, thuốc hay, thuốc trị dứt bệnh.
Liệu (療): Gọi đủ là “liệu trị” (療治) có nghĩa là trị liệu, trị bệnh.
Hình khô (形枯): Thân thể khô héo, thân gầy mòn, chỉ cho thân bệnh tật.
Chính sự lương dược, vị liệu hình khô (正事良 藥,為療形枯): Có nghĩa là “Điều chính yếu là xem thực phẩm như thuốc thang, nhằm chữa trị thân thể gầy gò”. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm: “Ăn nhiều dẫn đến bệnh tật, ăn ít thì khí lực suy yếu, do vậy, hãy ăn vừa phải”.
Thành (成): Viết đủ là “thành tựu” (成就) có nghĩa là đạt được, hoàn thành, hoàn thiện được, đạt kết quả.
Đạo nghiệp (道業): Sự nghiệp Phật pháp, sự nghiệp tu đạo, hành nghiệp hướng đến Phật quả.
BÀi 31: NĂM ĐiỀU QUÁN TƯỞNG ĐANG KHi ĂN • 207
cảm xúc, cảm thọ, cảm nhận (P=S. vedanā), một trong 12 mắt xích nhân duyên.
Vị thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực (為成道 業,應受此食): Có nghĩa là “Vì mục đích thành tựu Đạo nghiệp nên mới tiếp nhận thức ăn này”. Ăn chỉ là phương tiện để giữ gìn sức khỏe, nhờ đó, tấn tu đạo nghiệp, đạt thành chính quả.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Điều 1: Người xuất gia phải xem phước đức của bản thân (do tu tập và làm Phật sự) có bằng với các tặng phẩm được thí chủ cúng dường không? Nếu công đức của người tiếp nhận kém hơn những gì được cúng thì phải phấn đấu tu tập nhiều hơn nữa. Người xuất gia có lý tưởng, tinh tấn trong các Phật sự, tạo phước báu cho đời, bao giờ gấp bội phần so với tặng phẩm người ta dâng cúng. Được như thế là sự thành công của người xuất gia. Người xuất gia nên tránh tình trạng nhận cúng dường, mà không làm Phật sự gì hết. Nhiều Phật tử dâng phước cúng cho chùa, mong có được tương lai tươi sáng. Khi tiếp nhận, người tu cần cam kết và quyết tâm làm lợi lạc cho cộng đồng. Vị trụ trì phải có tâm rộng lượng, sử dụng tịnh tài và tịnh vật của thập phương cúng dường cho việc tu học của Tăng đoàn, phát triển ngôi chùa, làm lợi lạc cho cộng đồng và chúng sinh.
Điều 2: Người xuất gia phải đánh giá công đức tu tập của bản tròn hay khuyết, có xứng đáng với những gì mà mọi người đã tin tưởng, kỳ vọng không? Công đức được hiểu là kết quả trực tiếp của sự hành trì chuyển hóa, mà người xuất gia đạt được ngay trong kiếp sống này.
Hàng ngày, người xuất gia phải thực nghiệm tâm linh trong đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, thức, ngủ. Nếu sự tu tập đó được thường xuyên, không gián đoạn, hướng đến mục đích, có kết quả an lạc, tác động chuyển hóa tích cực đến người khác, thì rất xứng đáng tiếp nhận cúng dường của thí chủ.
Điều 3: Người xuất gia ăn uống không vì mục đích hưởng thụ, do đó, nêu quyết tâm chấm dứt tâm tham ái, đắm nhiễm và tất cả những phiền não. Vì không bị vướng vào tâm tham, người xuất gia ăn uống từ tốn, không nói chuyện, giữ tâm trang nghiêm.
Điều 4: Người xuất gia xem thực phẩm là thuống để giữ gìn sức khỏe, không hành hạ thân thể, không hưởng thụ trên thân thể. Xem thân này như chiếc xe, cần châm xăng dầu đầy đủ, để không bị sự cố tai nạn giao thông, về đến đích mong muốn. Đừng thần tượng hóa thân, tôn thờ thân như Thượng đế, làm nô lệ cho thân, chu cấp cho thân quá nhiều thứ đến nỗi làm thân phát sinh nhiều bệnh tật.
Điều 5: Người xuất gia hướng đến mục đích cao nhất của sự ăn là để tu tập có kết quả, thành tựu đạo nghiệp. Về ăn uống, miệng là đường dẫn của các loại bệnh tật. Về phát ngôn, miệng là điều kiện dẫn đến những phiền toái. Người tu học Phật phải làm chủ cái miệng, làm chủ bao tử. Động cơ quan trọng nhất của việc ăn là mong đạt được đạo nghiệp sáng ngời, có kết quả tu tập trong hiện tại, đền ơn thí chủ, giúp đời cứu người được an vui.
BÀi 31: NĂM ĐiỀU QUÁN TƯỞNG ĐANG KHi ĂN • 209
Đó là 5 điều quán tưởng mà người xuất gia cần thực hiện trong lúc ăn.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày ý nghĩa “ngũ quán”?
2. Thực tập ngũ quán trước khi ăn có giá trị gì?
211
Bài 32