DỊCH NGHĨA: TẮM RỬA

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 133 - 137)

a) Dịch văn xuôi: Tắm rửa thân thể, cầu cho chúng sanh, thân tâm hết dơ, trong ngoài sạch sẽ và sáng sủa. sanh, thân tâm hết dơ, trong ngoài sạch sẽ và sáng sủa. Án, bạt-chiết-ra, não-ca-tra sa-ha (3 lần).

b) Dịch thơ:

Mỗi khi tắm rửa thân thể, Cầu cho tất cả chúng sinh, Đều được thân tâm sạch sẽ, Trong ngoài sáng sủa tinh anh.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Thân thể (身體, P=S. kāya): Còn gọi là “thân” (身), “thân căn” (身根) hay “sắc thân” (色身, rūpa-kāya). Trong 6 căn (六根), nó được gọi là “thân căn” (身根, S. kāya-indriya); trong 12 xứ (十二處), nó được gọi là “thân xứ” (身處, S. kāyāyatana) và 18 giới (十八界), nó được gọi là “thân giới” (身界, S. kāyadhātu). Thân là nơi y cứ của thân thức (身識之所依). Nghĩa đen của “kāya” là tích tập (積集, accumulation). Theo Luận Đại Tỳ-bà-sa (大毘婆沙論), để phân biệt thân căn với gân thịt trong cơ thể, thì thịt tạo ra cơ thể được gọi là “phù trần căn” (扶塵根) và thân căn có tác dụng xúc giác (觸 覺) thì gọi là “thắng nghĩa căn” (勝義根). Nên tránh hai thái độ sai lầm đối với thân: a) Xem thân là thượng đế, dẫn đến chủ nghĩa hưởng thụ thân, b) Xem thân là nguồn gốc tội lỗi, dẫn đến chủ nghĩa khổ hạnh ép xác. Người có nhiều tham dục thì nên quán thân bất tịnh để không bị đắm lụy vào nhu cầu bản năng. Không ngủ nhiều, không hưởng thụ nhiều sẽ giúp thân khỏe và sống thọ.

Quang khiết (光潔, S. prabhāsvara): Sáng sạch, sạch sẽ và sáng sủa.

IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Đây là bài kệ được áp dụng khi tắm rửa toàn thân. Khi động tác tắm rửa diễn ra, ta nên lưu ý: (i) Đừng nên tắm quá lâu trong nhà tắm vì như thế người tu sẽ khó đạt được chính niệm, (ii) Sử dụng vòi nước nóng/ lạnh phù hợp với sức khỏe của từng người để khi tắm xong, ta có cảm giác sảng khoái, không bị cảm cúm, (iii) Thể hiện

BÀi 51: TẮM RỬA THÂN THỂ • 313

chính niệm khi kỳ cọ trên cơ thể ta; nhờ đó, ta hướng về Phật pháp thật tốt. Với 3 điều quan tâm nêu trên, cần thực tập hai nội dung tâm linh như sau:

Thứ nhất, bên cạnh việc làm sạch thân, ta mong tâm mình được thanh tịnh, không còn cấu uế của tham, sân, si. Thân được sạch thì tâm thoải mái hơn, sức khỏe tốt thì tu mới có kết quả. Khi làm vệ sinh thân, ta cần dùng dụng cụ ma sát để tẩy rửa tất cả bợn nhơ trên da, làm chúng rơi rụng đi thật nhanh. Tắm sạch là tốt cho sức khỏe. Mỗi khi bị bệnh, ta có thể tắm xông hơi với các loại lá thuốc và dầu, rồi trùm mền, các lỗ chân lông mở ra, mồ hôi chảy ra, làm ta có cảm giác khỏe hơn. Ngày nay có phòng tắm hơi bằng gỗ kín, hơi nóng tỏa ra khắp phòng, nhờ đó các lỗ chân lông được mở ra, tất cả độc tố trong cơ thể được tống ra bên ngoài. Sau khi tắm hơi xong, ta cảm thấy sảng khoái tinh thần hơn. Thứ hai, nương vào động tác tắm sạch thân, ta nêu quyết tâm tẩy rửa sạch các bợn nhơ trong tâm. Nói cách khác, đang khi làm sạch thân, ta quyết tâm làm sạch tâm, nhờ đó, an vui có mặt lâu dài.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào thân vô cấu và tâm vô cấu?

2. “Thân kiến” là gì và làm thế nào để thoát khỏi “thân kiến”?

315

Bài 52

RỬA CHÂN

I. NGUYÊN TÁC VÀ PHIÊN ÂM

洗足 若洗足時, 當願眾生, 具神足力, 所行無礙。 唵,藍莎訶。 Tẩy túc

Nhược tẩy túc thời,

Đương nguyện chúng sinh, Cụ thần túc lực,

Sở hành vô ngại.

Án, Lam sa-ha (tam biến).

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 133 - 137)