Dịch văn xuôi: Khi thấy dòng nước chảy, cầu cho chúng sanh, được ý muốn tốt lành, rửa cấu bẩn phiền

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 89 - 95)

II. DỊCH NGHĨA: GẶP NƯỚC

a) Dịch văn xuôi: Khi thấy dòng nước chảy, cầu cho chúng sanh, được ý muốn tốt lành, rửa cấu bẩn phiền

chúng sanh, được ý muốn tốt lành, rửa cấu bẩn phiền não. Nam mô Hoan Hỷ Trang Nghiêm Phật. Nam mô

Bảo Kế Như Lai. Nam mô Vô Lượng Thắng Vương Phật. Án, phạ-tất-ba-ra, ma-ni, sa- bà-ha (3 lần).

b) Dịch thơ:

Mỗi khi nhìn thấy nước chảy, Cầu cho tất cả mọi loài, Có được ước muốn lợi lạc, Dứt trừ cấu uế trần ai.

Nam-mô Hoan Hỷ Trang Nghiêm Phật. Nam-mô Bảo Kế Như Lai.

Nam-mô Vô Lượng Thắng Vương Phật.

Oṃ vaśi pramaṇi svāhā.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Thủ thủy (取水): Lấy nước.

Lưu thủy (流水): Nước chảy.

Ý dục (意欲): Ước muốn của tâm, mong cầu, mong ước. Thành ngữ “như sở ý dục” có nghĩa là “ước nguyện được như ý”. Từ “thiện ý dục” có nghĩa là ước nguyện lành.

Hoặc cấu (惑垢): Cấu bẩn của mê hoặc (迷惑), chỉ chung cho các phiền não như tham, sân, si (貪瞋痴等煩惱).

IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Quán chiếu công năng tẩy rửa của nước, mỗi khi nhìn thấy nước ao, sông, biển, nước uống, nước trong các dụng cụ đựng chứa, ta cần nỗ lực tẩy rửa cấu uế của tâm, nhờ đó, đạt được các giá trị tâm linh.

BÀi 43: NHÌN THẤY NƯỚC CHẢY • 269

Vì nước là dòng chảy nên bản chất của nước là lưu thông, giọt sau tiếp nối giọt trước, tạo ra một dòng chảy, từ đó ta liên tưởng và cam kết biến các ước mơ trở thành hiện thực. Đó là sự hanh thông trong sự nghiệp và tu tập đạo pháp.

Thử liên tưởng vùng nước tù đọng, không có lối thoát, sau một thời gian, dưới tác động của nắng gắt, nước sẽ bốc hơi, đọng lại dưới đáy trũng là rêu phong và các vật dơ bẩn. Nếu diện tích nước đó tương đối lớn, dù nước không bị bốc hơi, rêu phong vẫn bám xung quanh ao. Nước tù đọng không thể uống, nấu nướng, cũng không thể sử dụng vào những mục đích tích cực được.

Các nền văn minh lớn trên thế giới như Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc và Việt Nam đều lấy sông chính của quốc gia làm nền tảng. Sông Hằng dài trên 2.500 km, xuất phát từ đầu nguồn nhỏ, càng trải dài, sông càng nới rộng thêm. Sông Hằng mang lại phù nhiêu cho những vùng đất mà nó đi ngang qua. Sông Hằng gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng Ấn Độ hơn 5.000 năm qua.

Tương truyền, khi có mặt ở sông Hằng, có lần đức Phật dùng tay bỏ các viên sỏi xuống sông Hằng, rồi yêu cầu các nhà chú thuật dùng trì chú và cầu nguyện để làm cho sỏi nổi trên mặt nước. Các đạo sĩ hì hục dùng pháp thuật của thần chú và cầu nguyện, nhưng các viên sỏi vẫn chìm dưới đáy sông Hằng. Đức Phật kết luận sỏi nặng hơn nước nên sỏi chìm. Sau đó, đức Phật thả xuống sông Hằng những giọt dầu ô-liu và yêu cầu các đạo sĩ Bà-la-môn sử dụng phương pháp tương tự, để làm cho dầu chìm xuống đáy

sông. Họ nỗ lực làm nhưng rồi tất cả đều bị thất bại. Đức Phật kết luận vì dầu nhẹ hơn nước nên dầu nổi lên trên. Câu chuyện về sông Hằng nêu trên cho chúng ta bài học về quy luật nhân quả trong vũ trụ. Ước muốn, phép mầu, thần chú và sự cầu nguyện của Bà-la-môn giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, không thể làm thay đổi hiện thực theo cách chủ quan được. Do đó, muốn thành tựu một nguyện ước nào đó, ta phải nỗ lực hành động đúng phương pháp.

Trong kinh Trung bộ có câu chuyện Đức Phật kêu một số mục đồng vắt sữa từ sừng bò, lưng bò, đuôi bò, chân bò cái. Hì hục vắt vài phút không có giọt sữa nào. Đức Phật kết luận, dù ước muốn có sữa bò, do vì vắt sai chỗ nên sữa bò trong con bò cái vẫn không chảy ra được. Chỉ khi nào vắt sữa ở vú bò, sữa bò mới chảy ra. Câu chuyện này dạy chúng ta rằng nếu chỉ nỗ lực, đầu tư, mà thiếu phương pháp, thì dù có ước nguyện chân thành cũng không thể đạt được kết quả như trông đợi. Nguyện cầu suông mà không làm chỉ thất vọng, vô ích.

Người tu học Phật muốn ước mơ thành hiện thực phải hiểu đường đi của nhân quả. Các tôn giáo khác chỉ dạy đơn sơ: “Hãy giao khoán niềm tin vào Chúa. Với phép màu toàn năng, toàn bi, toàn trí, Chúa có thể làm bất cứ việc gì Chúa muốn, ta sẽ được toại nguyện”. Lời hứa hẹn đó chỉ là chiếc bánh vẽ không có thật. Đạo Phật là đạo dạy nhân quả. Không nỗ lực có phương pháp thì không thể có kết quả.

Khi nhìn thấy nước chảy một cách lưu thông, hành giả mong rằng tất cả Phật sự và thiện sự đều được hanh

BÀi 43: NHÌN THẤY NƯỚC CHẢY • 271

thông và thành tựu như ý. Nước có công ăng tẩy tịnh, rửa uế. Khi nhìn thấy nước, ta cam kết với tự thân rằng kể từ hôm nay, tôi sẽ nỗ lực dùng giáo pháp Phật, tuệ giác Phật rửa hết tất cả nỗi khổ, niềm đau bám trên thân tôi.

Là cha mẹ, người tại gia nên có trách nhiệm quan tâm đến con, cho con ăn học đến nơi đến chốn, hướng dẫn con vào đời. Nếu con ương ngạnh không nghe lời, giao du với bạn xấu, vướng vào nghiện ngập, vi phạm luật pháp thì con phải bị đền tội trước luật pháp. Đứng trước tình cảnh đó, cha mẹ không vì thế mà sầu khổ theo con. Toàn bộ trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội, với tư cách làm cha mẹ, ta đã thực hiện đủ rồi; vấn đề còn lại là nghiệp duyên của đứa con. Đừng để nỗi đau của con cái ảnh hưởng đến bản thân. Phải tách rời khỏi nỗi đau liên đới, ta mới đủ sáng suốt để giúp người thân thoát khỏi nỗi đau bất hạnh.

Thử liên tưởng người bệnh đang đau nhức, lăn qua, lăn lại, nỗ lực thoát khỏi cơn đau khó tả. Dù có thương người bệnh đến đâu, ta cũng không thể nào chịu đựng nỗi đau thay người đó được. Nhiều người có thói quen than thở: “Giá mà tôi đau giùm được cho cha mẹ, anh, em… thì tôi sẵn lòng làm”. Thực tế, không ai có thể chịu khổ thay ai được. Mỗi người có nghiệp chung, nghiệp riêng, không thể hoán đổi nhau, ngoại trừ, chúng ta nỗ lực chuyển nghiệp xấu thành tốt.

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy: “Dù thương nhau, cùng đi chung một đường, cha mẹ muốn chịu khổ đau thế cho con cái mình, chuyện đó không thể nào làm

được”. Do đó, để giải phóng nỗi khổ, niềm đau, ta phải biết buông bỏ sự hệ lụy, liên lụy. Trong mọi tình huống, phải hết sức bình tĩnh, đề cao tỉnh thức, tìm cách giúp người vượt qua bế tắc và các vấn nạn mà họ đang gặp phải.

Ứng dụng buông xả cũng là cách kết thúc nỗi khổ. Khóa công việc nơi nó xuất phát là cách buông xả thiết thực. Đang có mặt tại điện Phật, công việc ta cần tập trung là chính niệm trong khóa lễ, ngồi thiền, niệm Phật hay nghe pháp. Thực tập rũ bỏ nỗi đau, không kéo công việc chỗ A, chỗ B, chỗ C vào chính điện. Đó là chính niệm trên điện Phật.

Tương tự, đang có mặt tại nơi làm việc, nên gát lại và quên đi chuyện gia đình. Thân có mặt ở đâu thì tâm nơi hiện hữu ở đó. Thân và tâm cần hợp nhất tại một chỗ, thì chính niệm mới hiện tiền. Nên nhớ rằng đang khi ta có mặt ở công ty, ta không thể giải quyết được công việc gia đình. Nên khi có mặt tại công ty thì làm việc của công ty; khi đã về nhà thì giải quyết công việc ở này. Không gian nào việc đó, giờ nào việc nấy… là cách ta trải nghiệm được chính niệm, rũ bỏ hết các căng thẳng do đèo bồng những quan tâm không cần thiết. Đó là thực tập buông xả khổ đau, trải nghiệm hạnh phúc thư thái, bây giờ và tại đây.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là “thiện ý dục”?

2. Thế nào là “hoặc cấu” và cách trừ diệt nó? ***

273

Bài 44

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)