Dịch văn xuôi: Tán dương tướng đẹp của Phật, cầu cho chúng sanh, thành tựu được thân Phật, chứng

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 113 - 119)

II. DỊCH NGHĨA: KHEN PHẬT

a) Dịch văn xuôi: Tán dương tướng đẹp của Phật, cầu cho chúng sanh, thành tựu được thân Phật, chứng

cầu cho chúng sanh, thành tựu được thân Phật, chứng pháp vô tướng. Án, mâu-ni, mâu-ni, tam-mâu-ni, tát- phộc-hạ (3 lần).

b) Dịch thơ:

Tán dương tướng tốt của Phật, Cầu cho tất cả chúng sinh,

Thấu rõ các pháp vô tướng.

Oṃ muṇi muṇi saṃmuṇi svāhā.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Phật tướng hảo (佛相好): Tướng đẹp của Phật. Trung Quốc thường dịch là 32 tướng đẹp đặc biệt của Phật. Gọi đúng là tướng đại nhân của Phật, theo nhân tướng học của Ấn Độ gồm có 32 tướng. Theo Phật học Trung Quốc, ngoài 32 tướng này, đức Phật còn có 80 tướng tốt tùy hình (八十種隨形好). Phật, Bồ-tát và Chuyển luân thánh vương đều có 32 tướng đại nhân.

Vô tướng (無相, S. animitta): 1) Không chấp vào tướng, không tưởng về tướng trong tâm, 2) Lìa tất cả tướng, 3) Tên gọi khác của niết-bàn, vì niết-bàn lìa tất cả tướng hư vọng.

IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Tán dương tướng tốt của Phật là đức hạnh mà đệ tử Phật nên thực hiện ở trên điện Phật, bàn thờ Phật, nhằm thừa nhận những đức tính vĩ đại của đức Phật, những đóng góp to lớn của đức Phật cho cuộc đời, đồng thời, cam kết học hỏi các đức hạnh của đức Phật. Ngoài Phật điện, bài kệ này có thể được ứng dụng khi nhìn thấy Phật ở công viên, Phật ở núi rừng, Phật bích họa, Phật phù điêu, Phật trên tranh…

Khái niệm “tướng hảo” trong 32 tướng tốt thực ra là tướng đại nhân. Đó là những dấu hiệu mà dựa vào đó người Ấn Độ cổ đại ghi nhận đây là bậc vĩ đại (đại nhân). Khái niệm “80 vẻ đẹp” là phần biên tập thêm của

BÀi 47: TÁN DƯƠNG PHẬT TỔ • 293

Phật giáo Trung Quốc đối với tướng đại nhân của Phật. Tướng tốt và vẻ đẹp của Phật là kết quả việc tu tập vô lượng công đức và phước lành và tâm hoan hỷ, làm tốt lợi ích cho tha nhân.

Tại Việt Nam, giới văn nghệ sĩ thường có thói quen cúng hoa đẹp trên điện Phật vào các ngày rằm, mùng một, với nguyện ước mong kiếp sau có được thân tướng hảo, một loại phước đặc biệt, nhờ có nó, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp thường được nổi trội hơn. Cúng Phật sẽ có được tướng hảo, là chuyện không thể phủ định. Ngoài các hành động thuộc phước ngoại hình, người tu học cần có các hạnh đẹp, tâm đẹp, tùy hỷ công đức với người khác. Làm cho người khác được rạng, hạnh phúc, bình an thì tự động nhân quả tích cực này sẽ cho ta phước báu, tướng mạo trang nghiêm hơn người bình thường.

Thân tướng trang nghiêm còn liên hệ đến lối sống và nghệ thuật xử lý cảm xúc. Mỗi người khi sinh ra đã mang dấu ấn gien di truyền của cha mẹ. Do nghiệp riêng của từng người, có người có mặt rất dữ tợn, có người mặt rất nhân từ. Nếu biết tu hạnh từ bi, hỷ xả, rộng lượng, tha thứ, hoan hỷ thì dù có gương mặt không đẹp, người đó vẫn tỏa ra từ trong tâm nét hiền lương, dễ gần gũi, dễ kính mến. Trường sinh học tỏa ra xung quanh người hiền có ảnh hưởng rất tích cực với những người có cơ hội tiếp xúc.

Khi ngài Đề-bà Đạt-đa thả voi say mong giết Đức Phật để thay thế vai trò lãnh đạo Tăng đoàn của Ngài, con voi say lao tới đức Phật, bỗng nhiên nó dừng lại,

quỳ sụp xuống và chấp nhận đức Phật làm thầy. Năng lượng sinh học của đức Phật và con voi dữ đang tương tác nhau, theo đó, trường sinh học giận dữ của con voi nhỏ hơn tâm từ bi của đức Phật nên nó bị vô hiệu hóa trong trường sinh học từ bi quá lớn của Phật. Nói cách khác, do có sự loại trừ nhân các nhân đối lập, con voi cảm thấy đức Phật đáng kính nên nó không dám tấn công đức Phật. Đây là minh chứng về sự chuyển hóa nghiệp mà chúng ta nên tin tưởng và học hỏi để chuyển hóa đời mình.

Thân tướng trang nghiêm làm người khác phải nể trọng. Các công nhân trong phân xưởng đang vui đùa, ăn gian thời gian làm việc, thấy tổng giám đốc hay ông chủ đến thì tự động vào công việc ngay, không ai bảo ai, cứ răm rắp làm theo. Do uy tướng của người chủ có uy tín, dù không nói bằng lời, các nhân viên thấy nể nên trở lại công việc. Uy đức và uy tướng của người có ảnh hưởng sẽ tạo ra những tác dụng tâm lý tích cực ở người xung quanh. Người xuất gia có thân tướng trang nghiêm là có phước tướng. Ngoài phước tướng, nếu có đức hạnh và trí tuệ thì đại chúng sẽ nương tựa nhiều hơn. Nếu đã có trí tuệ mà còn có thêm phước tướng thì phước báu lớn hơn và dễ thành công hơn.

Thấu rõ các pháp “vô tướng” là nhận thức đúng với sự vật đang là, không can thiệp ý thức chủ quan của ta trong tiến trình nhận thức. Bình thường ta thấy một tướng A và bám vào tướng A đó như mặc định; nhìn tướng B ta lại kẹt vào tướng B; nhìn vào tướng giới tính, ta cũng bị thu hút bởi người khác giới phái. Chấp vào

BÀi 47: TÁN DƯƠNG PHẬT TỔ • 295

tướng sẽ dẫn đến sự chiếm hữu, hưởng thụ, lệ thuộc và kéo theo sau là nỗi khổ niềm đau. Khi thấy tướng hảo của đức Phật, cần thực tập để thấy rõ bản chất vô tướng của mọi sự vật hiện tượng. Đây là triết lý rất sâu sắc. Nếu mọi sự hiện tượng đều là “hữu tướng” thì chúng phải có tướng trạng cố định, và trong hàng trăm ngàn tình huống, nó phải là một, không phải là hai. Chấp vào hữu tướng là mang vào thực tại một cặp kính màu chủ quan của ý thức, mà vốn chúng không phải như thế.

Ví dụ, trong mùa hè, khí trời oi bức, mây quần tụ lại có màu xám đen, dưới tác động của nhiệt, mây này sẽ tan biến và trở thành mưa. Nếu nói tướng mây là tướng cố định thì mây không thể trở thành mưa, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, hay do bất kỳ tác động khí hậu nào. Khi mưa rơi xuống sẽ thấm vào lòng đất. Nếu nói tướng nước mưa là thật thì nước mưa đó không thể bị hòa tan với đất, nhưng thực tế nước mưa đã từng hòa tan. Dưới tác động của nhiệt, nước sẽ bốc thành hơi ẩm trong không khí, có mặt khắp mọi nơi. Nếu nước dưới lòng đất là thật tướng, nó không thể thành hơi, không thể tạo thành mây, không thể tạo thành mưa, như thực tế chúng ta đã thấy.

Trong quy trình sự sống, mọi sự vật diễn ra theo quy luật “bảo toàn năng lượng”. Bát Nhã Tâm Kinh gọi đó là “bất tăng, bất giảm”, không tăng lên cũng không giảm bớt đi, không từ cái có trở thành không có, cũng như, không từ cái không trở thành có. Trên thực tiễn, mọi sự vật thay hình đổi dạng tùy theo tính điều kiện nên về bản chất các sự vật đều được gọi là vô tướng.

Hiểu được bản chất vô tướng trong mọi sự vật, ta sẽ sống rất thong dong, vô chấp, linh hoạt, phương tiện, với mục đích làm lợi lạc cho tha nhân, không bị vướng kẹt vào hình tướng, nên không bị khổ đau. Người mặc cảm và cường điệu là do không thấy được “vô tướng” của sự vật và vô tướng của chính mình. Nên xấu chút xíu lại cho rằng mình xấu nhất, bị thất bại nào đó thì bị dằn vặt lương tâm. Tương tự, không thấy vô tướng, người có tướng hảo thì ỷ lại, cao ngạo, coi trời bằng vung, xem ai không ra gì.

Chủ nghĩa chấp tướng thường dẫn đến nhiều khổ đau. Người chấp tướng bị kẹt vào hình thái, màu sắc, danh xưng, mặc định. Chấp vào cái danh, nhiều người không thể thành công được Phật sự và thiện sự. Có nhiều trường hợp, khi nghe cái danh nghĩa nào đó, thiên hạ đã sợ, nếu cứ bám vào cái danh đó thì không làm được việc lớn. Không chấp vào danh, ta làm được nhiều việc tốt. Với cái nhìn vô tướng, các Phật sự dễ được thành công.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là “tướng” và “Phật tướng hảo”? 2. Trình bày triết lý “vô tướng” trong Phật giáo?

297

Bài 48

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 113 - 119)