II. DỊCH NGHĨA: RỬA BÁT
a) Dịch văn xuôi: Đem nước rửa bát này như nước cam-lồ [của chư thiên], cúng cho các loài quỷ thần được
cam-lồ [của chư thiên], cúng cho các loài quỷ thần được no đủ. Án, ma-hưu-ra-tất sa-ha (3 lần).
b) Dịch thơ:
Đem nước rửa bát cơm này, Như nước cam lồ ngọt mát, Cúng khắp các loài quỷ [đói], Thảy đều no đủ như nhau. Oṃ vahuritā svāhā.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Tẩy bát (洗鉢): Rửa bát, rửa chén.
Thiên (天, P=S. deva): 1) Đồng nghĩa với “sura” có nghĩa là [người] quang minh (光明), tự nhiên (自 然), tự tại (自在), tối thắng (最勝). Theo Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) “Thiên là tối thắng về thiên nhiên, tự nhiên, hạnh phúc và thân thể thường phát quang” (天者
天然自然勝、樂勝、身勝、常以光自照). Theo Luận
Chỉ Quán (止觀), “trong các cảnh giới, cõi trời là là tối thắng, tối lạc, tối thiện, tối diệu” (於諸趣中彼趣最勝最
樂最善最妙).
2) Đồng nghĩa với “thiên thú” (天趣), phiên âm là “đề-bà” (提婆), còn gọi là “thiên giới” (天界), “thiên hữu” (天有), “thiên đạo” (天道) hay “thiên thượng giới” (天上界) có nghĩa là thế giới thiên (天之世界), hay cõi trời, tức cảnh giới thứ năm trong lục đạo. Từ “thiên bộ” (天部) và “thiên chúng” (天眾) chỉ cho số nhiều của thiên. Khái niệm “thần” (神) trong các tôn giáo được hiểu trong nhân gian tương đương với chữ thiên. Để sinh cõi trời, theo Phật giáo, con người phải tu thiên thừa (天乘) tức thực tập trọn vẹn thập thiện (十善) và tứ thiền (四禪). Sáu trời dục giới được gọi là “dục giới lục thiên” (欲界六天) hoặc “lục dục thiên” (六欲天).
Vị (味, P=S. rasa): Một trong năm cảnh (五境), mười hai xứ (十二處) và mười tám giới (十八界), tức đối tượng của lưỡi (舌根境, 舌所行境, 舌識所), đối tượng thọ dụng của cái lưỡi (舌根所受用之境). Theo Nhập A-tỳ-đạt-ma, vị có sáu loại là ngọt (甘), chua (醋),
BÀi 33: RỬA CHÉN BÁT • 219
mặn (鹹), cay (辛), đắng (苦) và lạt (淡). Do nhiễm đắm vị, nhiều người đã sát sinh và chiên nấu bao loài, gieo nghiệp bệnh tật và yểu thọ. Vị ngon dẫn đến tham đắm. Vị dở dẫn đến khó chịu. Làm chủ vị là làm chủ cái lưỡi và cảm giác về phương diện ăn uống. Bát công đức thủy (八功德水) còn gọi là bát vị thủy (八味水) gồm thường (常), hằng (恆), an (安), thanh tịnh (清淨), bất lão (不 老), bất tử (不死), vô cấu (無垢), khoái lạc (快樂).
Hộ (獲, S. pratilambha): Giúp cho thành tựu (獲得), được cái chưa từng được (得未曾得)
Bảo mãn (飽滿): Ăn uống đầy đủ, no đủ, no nê.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Sau khi ăn cơm, người đời ít ai sử dụng chén dơ uống nước. Trong nhiều thế kỷ qua, ở trong chùa, sau khi ăn cơm xong, cái chén cơm được dùng như cái ly để uống nước. Rót nước vào chén, thực phẩm nhỏ nhít còn sót lại trong thành chén, được nước lắc đều và uống vào trong cơ thể, không để sót lại gì. Người tu biết tiết kiệm và đánh giá tốt sức lao động và tấm lòng của người dâng cúng với lòng trân quý.
Lắc đều chén trước khi uống, quán nước trong chén cơm dính chút gia vị vừa mới được ăn xong, như nước cam lộ, uống vào làm cho ta khỏe khoắn. Khi uống nước đó vào trong cơ thể, người xuất gia mong mỏi các loài quỷ đói chưa được siêu thoát được no đủ. Điều này cũng giống như ta ăn cơm rồi, có thêm bát nước uống. Sau khi quán tưởng, hãy cầu mong chúng không bị khổ đau trong cảnh giới trung chuyển, sớm được tái sinh làm người.
Trong ý nghĩa rộng hơn, bài thực tập này giúp ta thể hiện lòng từ bi đối với những mảnh đời bất hạnh. Khi có được bát cơm no đủ, ta đừng quên trong cuộc đời này có rất nhiều người nghèo rớt mồng tơi, màn trời chiếu đất, không chỗ nương thân. Cứ mỗi mùa lạnh trôi qua, nhiều người cơ nhỡ đã chết lạnh cóng ngoài trời đêm. Đến mùa nóng khoảng 420C trở lên, những người nghèo không có phương tiện điều hòa nhiệt, ngủ ngoài trời, thi thoảng chết không ai hay biết. Tại Ấn Độ, người nghèo chiếm khoảng 60% dân số, trong số đó, có nhiều người sống trong những khu nhà ổ chuột; có nhiều người sống trong nhà đất sét, khoảng 6m2, không phên che, không vật lót. Khi trời lạnh hoặc nóng khắc nghiệt, sức khỏe của người nghèo dễ bị tổn hại. Nhiều người ngheo do không có tiền bạc, không tiếp cận được các dịch vụ y khoa, đã phải bỏ mạng do bệnh tật.
Chết trong cảnh nghèo, đói khát và bất hạnh, một số người bị kẹt trong cảnh giới chưa được tái sinh. Họ đói khát về vật thực, về cảm xúc, về tiêu thụ, về hạnh phúc trần đời. Các loại ma chưa siêu thoát đều rơi vào trạng thái đói khát về cảm xúc nên được gọi là “ngạ quỷ”.
Bằng quán sát của tâm, ta có thể hình dung ra nhiều cảnh đời ngang trái, khổ đau, để khi ta đang sống trên phúc đức thì đừng hoang phí nó. Thực tập hạnh chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, nâng đỡ… để những mảnh đời bất hạnh đó có cơ hội vượt qua những khổ đau mà họ đang đối diện như nghiệp quả xấu, hay hoàn cảnh bất hạnh.
BÀi 33: RỬA CHÉN BÁT • 221
muỗng, gắp bằng đũa. Cái gì cảm thấy ăn được, hợp với bao tử và sức khỏe thì hãy gắp, tránh tình trạng gắp rồi không ăn, bỏ phí phần dư thừa đó. Trên hành tinh này, ở nhiều nước nghèo, mỗi ngày trôi qua, có hàng ngàn, hàng vạn người chết đói. Hãy nghĩ tưởng đến các mảnh đời bất hạnh, để tiết kiệm thực phẩm được tiêu thụ. Khi giàu có, ăn uống hoang phí, không biết chọn lựa các thức ăn có nhiều dược chất sẽ dẫn đến bệnh tật, tốn kém tiền bạc cho việc điều trị y khoa. Hãy tiện tặn dành dụm tiền lẻ, bỏ vào ống heo công đức, giúp cho những người bất hạnh hơn ta. Việc làm này nhiều người có thể tham gia. Chỉ cần có lòng, biết kiệm phước, tu phước, phát triển phước và chia sẻ phước, ta làm được nhiều việc nghĩa lợi cho đời. Người tại gia biết kiệm phước, một năm có thể dư ra vài triệu đồng để làm từ thiện.
Nhiều chùa buổi chiều chỉ ăn cháo vì tin rằng: “Sở dĩ nấu cháo là không muốn để cơm bị nguội dư thừa nhiều”. Biết tận dụng cơm dư thừa nấu cháo là nghệ thuật kiệm phước. Cũng như người gửi tiền tiết kiệm, người kiệm phước sẽ tăng trưởng phước báu. Tóm lại, bài thực tập này giúp ta tận dụng cơ hội nhỏ nhất để giữ phước và tăng trưởng phước đã có, theo đó, chia sẻ phước để cuộc sống này trở nên bình an và hạnh phúc.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là “cam lộ trời”?
2. Trình bày sự khác nhau giữa “no đủ đời” và “no đủ đạo”?
223
Bài 34