II. DỊCH NGHĨA: MỞ BÁT
a) Dịch văn xuôi: Chiếc bát của Như Lai, nay con xin mở ra, nguyện cúng cho tất cả, ba luân đều vắng
xin mở ra, nguyện cúng cho tất cả, ba luân đều vắng lặng. Án, tư-ma ma-ni sa-ha (3 lần).
b) Dịch thơ:
Dùng tay mở bát đựng cơm, Phật dạy đo lường sức ăn, Nguyện cùng tất cả chúng sinh, Đạt được ba luân rỗng lặng.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Ứng lượng khí (應量器): Dụng cụ đo sức ăn [của tăng sĩ], dịch nghĩa của cái bát (鐵) tức dụng cụ nhận thực phẩm cúng dường thường được các tăng sĩ sử dụng trong lúc hành khất.
Nhất thiết chúng (一切眾): Còn gọi là “nhất thiết chúng sinh” (一切眾生, S. sarva-sattva)
Tam luân (三輪): Luân là bánh xe (車輪) có chức năng lăn. Tam luân gồm: a) Thân luân (身輪) còn gọi là “thần thông luân” (神通輪). Đức Phật trước khi thuyết pháp, vận dụng thần thông, giúp quần chúng có được chính tín, b) Khẩu luân (口輪) còn gọi là “chính giáo luân” (正教輪) nghĩa là lời Phật dạy giúp chúng sinh bỏ tà về chính (翻邪歸正), c) Ý luân (意輪) còn gọi là “ký tâm luân” (記心輪) nghĩa là trước khi thuyết pháp, Phật dùng ý, quán sát căn tính của chúng sinh, giảng pháp thích hợp, giúp người nghe được nhiều lợi lạc.
Không tịch (空寂, S. śūnya): Trạng thái tịch tĩnh, xa lìa các pháp tướng. Đây là trạng thái không nhiễm đắm thế gian (不著世間), giữ tâm buông xả (捨棄其 心), xuất nhập tự tại (出入自在). Theo Phẩm Tín giải,
kinh Pháp Hoa, tất cả sự vật hiện tượng vốn là không tịch, không sinh cũng không diệt, không lớn cũng không nhỏ, vô lậu và vô vi (一切諸法皆悉空寂,無生亦無
滅,無大亦無小,無漏亦無為).
Tam luân không tịch (三輪空寂): Ba điều không tịch trong bố thí và cúng dường, gồm a) Không chấp
BÀi 34: KHi MỞ BÁT CƠM ĂN • 225
mình là người ban ơn, b) Không xem người tiếp nhận là người phải trả ơn, c) Không quan trọng hóa tặng phẩm mà mình tặng, cúng. Đang lúc bố thí mà giữ tâm tam luân không tịch thì gọi là bố-thí ba-la-mật. Trong kinh tạng Pali, tam luân không tịch của bố thí gồm: Hoan hỷ trước khi làm thiện, hoan hỷ đang khi làm thiện, hoan hỷ sau khi làm thiện.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Thời Đức Phật ngày xưa, cũng như tại các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia, người xuất gia không sử dụng dĩa, chén để ăn. Mỗi vị xuất gia (sa-di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na-ni, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni) đều có một cái bát, còn gọi là “ứng lượng khí”, tức dụng cụ đo sức ăn. Tùy theo thể tạng mỗi người mà cái bát được làm lớn hay nhỏ, bằng với sức ăn của người đó.
Đi khất thực vào mỗi buổi sáng, thí chủ phát tâm cúng dường đầy bát, người xuất gia không có nhu cầu nhận thêm, quay trở về tịnh xá hoặc dừng chân ở gốc cây, dùng ngọ trưa. Sau đó, người xuất gia vào làng thuyết pháp, tặng lời tư vấn, giúp người tại gia vượt qua nỗi khổ, niềm đau. Việc làm như thế trở thành thói quen văn hóa trong sinh hoạt thường nhật của những vị xuất gia thời Đức Phật.
Ngồi tại bàn ăn, hoặc ngồi dưới gốc cây, mở nắp bát ra, người xuất gia phải đọc bài kệ này. Cái bát định lượng sức ăn góp phần giúp ta không đắm nhiễm vào sự hưởng thụ ăn uống. Nếu mệt, ăn không được nhiều, người xuất gia có thể chia sớt thực phẩm khất thực cho các đồng tu.
Tránh tình trạng khi ăn rồi còn dư thừa, thực phẩm trở thành vật vô dụng, bị vứt bỏ đi.
Giới luật Phật giáo quy định, không được xốc lên thức ăn trong bát. Người xuất gia ăn thực phẩm theo thứ tự từ trên xuống, để tránh thái độ lựa chọn và quăng bỏ thực phẩm. Ngày nay, ăn bằng chén, ta có thói quen trộn đều thức ăn, tạo khẩu vị dễ nuốt. Đang lúc ăn, người xuất gia cần làm chủ sáu giác quan, để tránh thói quen hưởng thụ. Các Phật tử phát tâm cúng dường trai tăng hay trai phạn cho người tu đừng nên hỏi: “Ngày hôm nay các thầy, các sư cô ăn có ngon không?”. Nếu trả lời: “Ngon” thì bị xem là đang nhiễm đắm vào hương vị. Nếu trả lời: “Không ngon” thì người cúng dường không vui. Người tu ăn để giữ gìn sức khỏe, nhờ đó, tu có kết quả. Người xuất gia ăn trình tự từ trên xuống dưới để không bận tâm thưởng thức hương vị của thực phẩm. Đang ăn, không nên tắc lưỡi, rung đùi, hít hà vì làm mất đi oai nghi của người tu. Ngoài chính niệm trong lúc ăn, trước khi ăn và đang khi ăn, nên nguyện cho mình và tất cả người đạt được “Tam luân không tịch”.
“Tam luân không tịch” là thuật ngữ của đạo Phật Đại thừa, còn gọi là ba toàn thiện trong bố thí. Tam luân không tịch gồm: (i) Không xem người tặng biếu là quan trọng, mà chỉ là một thực thể vô ngã, tức không có người ban ơn, (ii) Không xem người tiếp nhận tặng phẩm là người đang chịu ơn, (iii) Không quan trọng hóa tặng phẩm. Quán chiếu được như thế thì người giúp đỡ cho người khác không rơi vào tình trạng buộc người khác phải mang ơn mình, không ỷ vào việc tặng biếu, kể lể
BÀi 34: KHi MỞ BÁT CƠM ĂN • 227
quá nhiều. Quan trọng hóa tặng phẩm làm cho người tiếp nhận có cảm giác ngột ngạt, ngại ngùng không dám gặp mặt ta nữa.
“Cho” và “nhận” theo Phật giáo là sự nối kết tình thân thương. Thực tập “tam luân không tịch” giúp ta rũ bỏ được chủ nghĩa công thần khi giúp đỡ người khác. Vô ngã trong bố thí là tinh thần cao thượng, vị tha. “Thi ân bất cầu báo” là động cơ trong sáng, hướng về lợi ích cho con người.
Trong kinh tạng Pali, “tam luân không tịch” là hoan hỷ (i) Trước khi làm, (ii) Đang khi làm, (iii) Sau khi làm. Hoan hỷ trước khi làm, tức hoan hỷ, mong mỏi giờ làm thiện sớm được diễn ra, để có cơ hội làm việc tốt. Ví dụ, Chủ nhật là ngày tu an lạc của chùa, các Phật tử nao nức mong ngày Chủ nhật đến sớm hơn; ngày Thứ bảy, họ nấu xôi, chè, đặt trong tủ lạnh, sáng mai mang đến chùa, cúng dường cho chùa để thầy trụ trì phục vụ cho tất cả Phật tử đồng tu. Lòng hoan hỷ trước việc làm thiện được diễn ra làm cho ta phát tâm, nhờ đó, phước được trưởng thành.
Hoan hỷ đang khi làm là rất quan trọng. Đang khi bố thí và cúng dường diễn ra, người ta tiếp nhận bằng thái độ trân trọng hay không trân trọng, biết ơn hay vô ơn, thì không nên để lòng, cũng không buồn phiền. Thản nhiên, giữ tâm hoan hỷ là tốt. Đã cúng dường cho chùa tịnh tài hay tịnh vật thì phải hoan hỷ và tin rằng chùa sẽ sử dụng hợp lý cho các hoạt động Phật sự. Lúc đó, người cúng không nên bận tâm rằng tặng phẩm này tôi cúng
cho thầy, thầy phải sử dụng nó; áo lạnh này tôi cúng cho sư cô, sư cô phải mặc nó; không được tặng biếu lại cho đồng tu nào khác.
Hoan hỷ sau khi làm là thuật làm chủ cảm xúc, khi sau đó, phát hiện ra người nhận tặng phẩm nói xấu mình hoặc trả ơn bằng gieo oán. Khi bị ứng xử vô ơn, người bố thí không hờn giận, không tắc lưỡi: “Giá mà ngày trước tôi không giúp người đó thì hay biết mấy!”. Lời nuối tiếc sẽ làm cho quả phúc bị không trổ được theo ý muốn. Việc gì đã qua thì nên khép lại. Đừng nên bận tâm đối với các việc thiện đã làm.
Tóm lại, khi mở bát ra, chuẩn bị ăn cơm, phải thực tập bài quán tưởng vừa nêu. Nhờ đó, tâm được trong sáng và hạnh giúp đời cứu người cũng được thực hiện theo.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là “tam luân không tịch”?
2. Tại sao các Tăng sĩ phải dùng bát đi khất thực?
229
Bài 35