II. DỊCH NGHĨA:
a) Dịch văn xuôi: Khi thấy dòng sông lớn, cầu cho chúng sanh, được dự dòng chính Pháp, vào biển trí tuệ Phật.
sanh, được dự dòng chính Pháp, vào biển trí tuệ Phật.
b) Dịch thơ:
Mỗi khi nhìn thấy sông lớn Cầu cho tất cả chúng sinh Được dự vào dòng nước pháp, [Lội] biển trí Phật mênh mông.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Dự (預): Dự phần. Tham gia vào.
nước chảy hoài (如水長流). Dòng chính pháp không dứt (法流永不斷).
Phật trí (佛智, S. buddha-jñāna): Trí tuệ Phật, còn gọi là “a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề (anuttara-sa- myak-sambodhi), tức trí tuệ vô thượng (無上正智), hay nhất thiết chủng trí (一切種智).
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Sông là phương tiện giao thông, cũng giống như xa lộ đối với xe cộ và quỹ đạo bay đối với máy bay và trực thăng. Đã có đường giao thông thì phải có đích đến. Đối với người tu học Phật pháp, đích đến tối thiểu là gia nhập vào gia phả chính pháp.
Người xuất gia chân chính, sau thời gian tu tập đúng bát chính đạo, có khả năng gia nhập dòng thánh, để chứng quả dự lưu (quả đầu tiên trong bốn quả A-la-hán). “Vào dòng thánh” được hiểu nôm na là đi ngược lại dòng đời.
Muốn hạnh phúc phải rũ bỏ mê tín, vào dòng chính tín, không còn sợ hãi, sống thong dong trong hạnh phúc. Không tin đời sau, không tin nhân quả, không tin vào sự chuyển nghiệp… thường dẫn đến khổ đau. Người không tin nhân quả có thể tốt trong lúc này nhưng khi bị cám dỗ, cạm bẫy, áp lực, có thể vi phạm luật pháp. Người không tin nhân quả thường nghĩ rằng, nếu kết cục mọi người đều giống nhau thì cần gì làm tốt. Người bị mê thì phải chuyển mê thành trí. Khi kết thúc si mê, các nỗi khổ niềm đau theo đó được kết thúc.
BÀi 44: KHi GẶP SÔNG LỚN • 275
Bản chất niềm tin vốn không xấu. Chỉ có niềm tin sai lầm mới dẫn đến sợ hãi và khổ đau. Sự vật thường có mặt trái và mặt phải. Như bàn tay thì có mu bàn tay và lòng bàn tay; ghét mu bàn tay mà chặt bỏ bàn tay thì đánh mất chức năng của cả bàn tay. Ngày và đêm tiếp nối lẫn nhau. Thiện và ác đắp đỗi ở tâm con người. Nếu tâm được thanh lọc thì các hành động được điều chỉnh.
Để dự vào dòng nước Thánh phải bỏ mê tín, theo chính tín; bỏ điều ác, theo việc lành; bỏ tham sân si, thực hành buông xả, từ bi và trí tuệ. Tất cả những cái xấu, cái tiêu cực, những thói quen không tốt, cần được thay thế bằng những cái tích cực đối lập. Quay lưng với dòng đời là đang đi vào dòng nước chính pháp, vốn đưa ta đến bình an của bờ bên kia, để được an lạc hạnh phúc. Sống trong cõi đời này ta phải lội ngược dòng đời. Mơ tưởng chẳng đưa ta tới đâu. Phải nhập cuộc, đi trên thực tại với tâm được làm chủ. Con đường thành công có thể xa hút tầm mắt nhưng nếu cất bước bằng nỗ lực và quyết tâm, trước sau gì ta cũng đến đích.
Biển Phật pháp có khả năng mang lại sự thanh lương, an lạc, ở đời này và cả đời sau. Đang khi ngâm mình dưới biển, đừng vọng tìm nước ở đâu xa. Đang khi có mặt hạnh phúc ở Ta-bà, đừng vọng tưởng tìm cầu thế giới khác. Đây là triết lý “hiện tại lạc trú” được đức Phật dạy trong kinh tạng Pali. Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: “Bỏ cõi Ta bà mà tìm giác ngộ giống như đang đi tìm lông rùa và sừng thỏ” (Ly thế mích bồ-đề, cáp tự cầu thố giác). “Lông rùa” chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng, “sừng thỏ” chỉ có mặt trong mộng mị. Thực tế,
thỏ không có sừng, rùa không có lông. Đi tìm các thứ “phi thực” chẳng dẫn ta đi đến đâu. Đạo Phật không dạy ta vọng cầu bên ngoài. Đạo Phật dạy ta xoay vào bên trong.
Khi lỡ làm việc gì đó lầm lỡ, phải cam kết điều chỉnh nhận thức, thay đổi hành vi, để chuyển nghiệp; đơn thuần vọng cầu sẽ không có kết quả. Để sạch tâm, ta cần tắm mình với Phật pháp. Ứng dụng Phật pháp trong đời sống qua thực tập các bài thiền kệ chính niệm, sẽ giúp ta sống an lạc hơn. Có thực tập điều giới nào thì có được an vui ở phương diện đó. Mỗi điều giới luật Phật dạy đều có khả năng giải phóng khổ đau về một phương diện. Thực tập nhiều thì được lợi lạc nhiều. Chính pháp Phật dạy đã có sẵn hơn 2.600 năm qua. Vấn đề là chúng ta phải tiếp nhận chính pháp để không mất cơ hội, hưởng được an vui.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là “pháp lưu” và “nhập pháp lưu”? 2. Thế nào là “Phật trí”?
277
Bài 45