II. DỊCH NGHĨA: NGỦ NGHỈ
a) Dịch văn xuôi: Đến lúc đi ngủ, cầu cho chúng sanh, thân được yên ổn, tâm không loạn động.
sanh, thân được yên ổn, tâm không loạn động.
b) Dịch thơ:
Việc xong đến giờ nằm ngủ, Cầu cho tất cả chúng sinh,
Thân không bệnh tật, mạnh khỏe, Tâm không loạn động bình an.
Quán chữ A hăm mốt lần, Trong một hơi thở ra vào.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Thụy miên (睡眠): 1) Ngủ nghỉ, đi ngủ, 2) Cảm giác buồn ngủ (睡覺). Khi ngủ nghỉ, sáu giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, ý giác) trở nên hôn muội, không thể thấy, nghe, ngửi, biết nên gọi là “thùy miên vô tâm” (睡眠無 心). Ngủ nhiều sinh tham dục và ngu muội. Người xuất gia ăn ít, ngủ ít, hưởng thụ ít, nhờ đó, sống thọ và có giá trị.
Tẩm (寢): 1) Ngủ, nghỉ ngơi, dừng nghỉ, 2) Phòng nằm nghỉ, phòng nghỉ.
Tức (息): 1) Thở, hơi thở, 2) Nghỉ ngơi, dừng lại. “Sổ tức quán” (數息觀, S. ānāpāna) có nghĩa là theo dõi và đếm hơi thở [ra vào], là cách làm cho tinh thần an ổn (資神安隱), dứt trừ vọng niệm (停止心想), thể đạt buông xả (捨).
An ổn (安隱): An lạc, thư thái. Đây là trạng thái không bệnh, không phiền (無有病惱), lìa khỏi mọi sợ hãi (離怖畏).
Loạn động (亂動, S. vikṣepa): Rối loạn và dao động, dao động và bất an. Loạn động tâm trí (S. mano-vispan- dita). Đây là trạng thái tâm đánh mất chính niệm, dao động theo hoàn cảnh. Tu chính niệm là pháp đối trị tâm loạn động, nhờ đó, thân tâm an ổn.
BÀi 42: CHÍNH NiỆM LÚC NGỦ • 263 IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Sau nhiều giờ làm việc trong ngày, những căng thẳng thường đè nén trên dòng cảm xúc. Để sức khỏe được tốt, ta nên phân thời gian biểu rõ ràng. Đến giờ thức dậy, giờ tụng kinh, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, làm Phật sự, học hỏi Phật pháp, làm trực nhật, từ sáng đến chiều tối, ta nên phân thời khóa biểu. Giữ chính niệm trong công việc, giờ nào việc đó, ta sống không bị áp lực, tâm trở nên thoải mái. Không kiêm nhiệm 2-3 việc trong cùng thời điểm, vì hiệu quả sẽ không cao, làm tâm bị đừ đẫn và mệt mỏi.
Kết thúc một ngày làm việc, trước khi đi ngủ, ta cần nhớ ba điều: (i) Tư thế nằm phải thoải mái; gối không quá cao; hai tay không để trên ngực, bụng; duỗi tay theo chiều dọc của thân; hít thở nhẹ nhàng, theo dõi hơi thở ra vào để tâm thật sự bình an, thân được thư thái, (ii) Đang nằm trên giường, ta chỉ nhớ đến giấc ngủ. Đừng đèo bồng công việc và trách nhiệm của ngày hôm sau trong giấc ngủ. Đừng ký ức lại công việc diễn ra trong ngày. Tâm không rượt đuổi quá khứ, rong ruỗi với tương lai.
Rượt đuổi quá khứ làm mình mệt mỏi. Ký ức như một bộ phim có những kỷ niệm vui, buồn. Nhớ chuyện buồn thì nỗi buồn gia tăng gấp đôi, tự hâm nóng bất hạnh thêm một lần nữa. Nhớ chuyện vui khi chuyện vui không còn, rơi vào trạng thái nuối tiếc. Ký ức vui hay buồn đều làm tổn thất năng lượng tâm, trằn trọc băn khoăn nên giấc ngủ chẳng thành.
Rong chạy tương lai là tự tạo nhiều áp lực đối với những gì chưa diễn ra. Lên giường ngủ, ta chỉ nhớ hơi
thở, chỉ việc ngủ thôi, đừng nhớ chuyện gì khác. Có thể niệm Phật thầm kín trong tâm, để tâm nhẹ nhàng, thư thái. Có thể đếm con số trong niệm Phật. Niệm một câu danh hiệu Phật thì tính là con số một. Cứ như thế, đến lần 18 thì quay trở lại số một. Khi niệm Phật có thể lần chuỗi để hỗ trợ tập trung. Có thể dùng sổ niệm Phật công cứ để ghi chép trong tâm được rõ ràng. Giữ chính niệm với hơi thở, buông bỏ mọi thứ, giấc ngủ diễn ra dễ dàng và nhờ đó, ta ngủ thật sau, sức khỏe phục hồi thật nhanh.
Người bị bệnh mất ngủ nên thực tập quán thân mình là khúc gỗ. Khúc gỗ vốn không có cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức, tình cảm, thái độ, nói chung không có hoạt động của ý thức. Khi hoạt động ý thức tạm ngưng, ta dễ ngủ. Đồng thời, ta nên quán niệm: “Tôi đang là một khúc gỗ, khúc gỗ đang là tôi”. Lặp lại câu nói này, các suy nghĩ mộng mị, bâng quơ, đăm chiêu, lo buồn, sầu khổ, uất hận, tức tối, oan trái sẽ rơi rụng, nhờ đó, giấc ngủ sẽ diễn ra nhanh chóng và an lành.
Có thể quán thân thể này như thi thể, toàn thân và não ngưng hoạt động, tập trung vào trạng thái như thế, tự động mọi suy nghĩ được lắng dịu, nhờ đó, có giấc ngủ ngon lành.
Người tu Phật có thể quán từ bi. Liên tưởng năng lượng từ bi đang lưu xuất từ tâm mình đến với những người thân, người dưng, kẻ thù, đồng vật, thực vật, và vũ trụ bao la này. Tần số tâm từ bi đang lan tỏa và ảnh hưởng tích cực, nhờ đó, các hận thù, tức tối được rũ bỏ hết. Thực tập thiền buông xả, ta rũ hết mọi thứ, tâm
BÀi 42: CHÍNH NiỆM LÚC NGỦ • 265
trống rỗng thư thái, giấc ngủ được an lành. Ngủ ngon giấc, thân khỏe mạnh, không trầm uất, không tuyệt vọng, không chán chường, không sợ hãi, không ưu bi, theo đó, tâm được thơ thới, thanh thản và bình an.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là “an ổn”?
2. Thế nào là “tâm không loạn động”?
267
Bài 43