DỊCH NGHĨA: CẦM TÍCH TRƯỢNG

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 69 - 73)

a) Dịch văn xuôi: Khi cầm cây tích trượng, cầu cho chúng sanh, lập hội bố thí lớn, chỉ bày đạo như thật. Án, chúng sanh, lập hội bố thí lớn, chỉ bày đạo như thật. Án, na-lật-thế, na-lật-thế, na-lật-tra bát-để, na-lật- đế, na-dạ bát-ninh-hồng phấn-tra (3 lần).

b) Dịch thơ:

Khi cầm tích trượng trong tay, Cầu cho tất cả mọi loài,

Lập nên hội bố thí lớn, Chỉ bày đạo thật [xưa nay].

Oṃ nṛṭi nṛṭi nṛṭapati nṛtya-pāṇi hūṃ phaṭ.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Xuất (出): 1) Ra khỏi, xuất ly, 2) Dứt ra.

Tích trượng (錫杖): Gậy. Còn gọi là “thinh trượng” (聲杖), “hữu thinh trượng” (有聲杖), “trí trượng” (智 杖), “đức trượng” (德杖), “kim tích” (金錫). Một trong 18 vật của Tăng sĩ tu hạnh đầu đà. Các vị Trưởng lão thường sử dụng tích trượng như vật hỗ trợ.

Đại thí hội (大施會): Hội bố thí lớn, lễ cúng dường lớn. Hội đại thí thường không phân biệt đối tượng nhận cúng dường là Sa-môn hay Bà-la-môn, Tăng Ni hay người bần cùng. Từ “thiết đại thí hội” (設大施會) có nghĩa là thiết lập hội bố thí/ cúng dường lớn.

Như thật đạo (如實道): 1) Đạo như thật, con đường như thật, đạo thấy sự vật như chúng đang là, 2) Đạo lý thật tướng, chân như.

IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Gậy là dụng cụ hỗ trợ cho những người có tuổi, hoặc bị bệnh tật, tự mình không thể đi vững vàng. Ở tuổi già, hoặc do tai nạn, hay do bệnh xương khớp, đi đứng khó khăn, người xuất gia được dùng gậy hỗ trợ, như người bạn đồng hành. Y khoa ngày nay phát triển, ngoài cây gậy, người bệnh tật còn sử dụng xe lăn. Có gậy ba chân bám chắc trên mặt đất giúp người bệnh đi đỡ nặng nhọc.

BÀi 39: KHi CẦM TÍCH TRƯỢNG • 249

Có nạng kẹp dưới hai nách, nâng đỡ động tác đi, làm hai chân giảm tê phù, sưng nhức.

Dùng những dụng cụ hỗ trợ y khoa hoặc khi cầm cái gậy trên tay, ta phải liên tưởng đến cuộc đời này còn có rất nhiều người đang bị khổ đau, bất hạnh bởi tật nguyền, nghèo khó. Người xuất gia quyết tâm giúp đỡ các thành phần bất hạnh tiếp nhận được tặng phẩm cúng dường, tiếp nhận được chính pháp để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của họ. Cần nhận thức rõ pháp như thật, đạo như thật, vốn là hai nội dung thực tập căn bản. Cây tích trượng giúp ta đi một cách vững chãi. Với sự quán tưởng, khi sử dụng gậy, người xuất gia liên tưởng đến việc thành lập hội bố thí, mở lòng thương, không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, giúp cho mọi người được no đủ vật thực và chính pháp.

Là nguyên thủ quốc gia của một nước, việc lập hội bố thí được hiểu là mở kho thóc tặng cho người nghèo, giúp vốn cho những người có kế hoạch lập nghiệp thiết thực, nhờ đó, mọi thành phần trong xã hội đều thành tựu sự nghiệp bằng đôi tay và khối óc thông minh của mình. Các nước phương Tây thường có chế độ an sinh xã hội tốt, cho sinh viên vay không lấy lãi, nhằm giúp mọi người thoát khỏi cảnh thất nghiệp. Lập đại thí hội như nêu trên có khả năng giúp nhiều người kết thúc nỗi khổ, niềm đau.

Đối với giám đốc của một công ty, đại thí hội được hiểu là những việc làm thực tiễn. Vào những ngày sinh nhật của công nhân, hãy tặng quà cho người đó, thể hiện

sự quan tâm. Trong những dịp đặc biệt, hãy phụ cấp bảo hiểm, giúp công nhân vượt qua nghèo khó, bệnh tật. Thể hiện sự quan tâm chân thành sẽ làm cho quan hệ giữa chủ lao động và người hợp tác lao động khắng khít, tốt đẹp hơn. Nhờ đó, người lao động cảm thấy hài lòng, không bòn rút thời gian, làm việc tận tình để hiệu suất công việc được tốt, kết quả kinh tế được cao. Sự quan tâm lẫn nhau bao giờ cũng tốt đẹp cho cả hai bên.

Đối với người xuất gia, lập đại thí hội được hiểu là tạo điều kiện cho các Phật tử có phước, đóng góp phần công đức cho các hoạt động từ thiện. Nhân đó, người xuất gia chỉ đạo chân thật. Khi làm từ thiện, tặng quà cho những mảnh đời bất hạnh, người xuất gia nên giảng pháp thoại thích hợp, nhất là các chủ đề về ứng dụng Phật pháp, nhờ đó, người nghe nắm được nghệ thuật giải quyết các nỗi khổ niềm đau. Đây là hành động dẫn đến kết quả “tự tha lưỡng lợi”, theo đó, nhiều người đến với đạo Phật ngày càng đông.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là “tích trượng” và vì sao phải dụng tích trượng? 2. Thế nào là “đạo như thật”?

251

Bài 40

TRẢI DỤNG CỤ NGỒI THIỀN

I. NGUYÊN TÁC VÀ PHIÊN ÂM

敷單坐禪 若敷床座, 當願眾生, 開敷善法, 見真實相。

Phu đơn tọa thiền

Nhược phu sàng tọa, Đương nguyện chúng sinh, Khai phu thiện pháp, Kiến chân thật tướng.

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)