a) Dịch văn xuôi: Súc miệng, tâm luôn sạch, miệng thơm mùi trăm hoa, ba nghiệp thường trong sạch, cùng thơm mùi trăm hoa, ba nghiệp thường trong sạch, cùng Phật sinh Tây phương. Án, hám, án hãn sa-ha. (3 lần).
b) Dịch thơ:
Súc miệng giữ tâm trong sạch, Nước họng thơm mùi trăm hoa, Nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, Tây Phương cùng Phật về nhà.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Sấu khẩu (漱口): Súc miệng.
Liên (連): Nối kết, cùng với.
Bách hoa (百華): Trăm loại hoa, ý nói nhiều hoa thơm.
Hương (香, P=S. gandha): Mùi được lỗ mũi ngửi (鼻根所嗅), một trong năm trần (五塵), sáu cảnh (六 境), mười hai xứ (十二處), mười tám giới (十八界). Có ba loại hương: Hương tốt (好香), hương xấu (惡香) và hương bình đẳng (平等香). “Ngũ phần hương” (五分 香) còn gọi là ngũ phần pháp thân (五分法身) có nghĩa là năm loại hương: hương đạo đức (戒香), hương thiền định (定香), hương trí tuệ (慧香), hương giải thoát (解
脫香) và hương kiến thức về giải thoát (解脫知見香).
Tam nghiệp (三業): 1) Ba loại hành vi: a) Hành vi ý (意業) chia làm hai nhóm thiện và ác: Nhóm ý ác nghiệp gồm tham dục (貪欲), sân khuể (瞋恚), tà kiến (邪見); Nhóm ý thiện nghiệp gồm có không tham dục (不貪欲), không sân khuể (不瞋恚) và không tà kiến (不邪見), b) Ác thân nghiệp gồm sát sinh (殺生), trộm cắp (偷盜), tà dâm (邪婬); nhóm thiện thân nghiệp gồm không sát sinh (不殺), không trộm cắp (不盜), không tà dâm (不婬); c) Hành vi lời nói (口業) gồm hai nhóm lời thiện và ác: Nhóm ác ngữ gồm vọng ngữ (妄言), ỷ ngữ (綺語), lưỡng thiệt (兩 舌), ác khẩu (惡口) và nhóm , c) Hành vi thân thể (身業).
2) a) Nghiệp tạo ra tội (罪業), b) Nghiệp tạo ra phước (福業), c) Nghiệp bất động (不動業).
BÀi 38: ĐÁNH RĂNG SÚC MiỆNG • 245
Nghiệp vô ký (無記業).
4) a) Nghiệp hữu lậu (漏業), b) Nghiệp vô lậu (無漏 業), c) Nghiệp phi lậu, phi vô lậu (非漏非無漏).
Vãng Tây phương (往西方): Sang Tây phương, vãng sinh về thế giới phương Tây của Phật A-di-đà.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Vài ba lần trong ngày, cần súc miệng sau khi ăn cơm, trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc. Súc miệng vài lần trong ngày không phải quá coi trọng về thân này mà đó là phương pháp bảo vệ sức khỏe, giúp ta tu tốt hơn.
Khi đánh răng, ta cần lưu tâm tính trình tự. Thông thường, ta có thói quen đưa bàn chải từ trong qua ngoài, đưa từ phải qua trái, dễ làm nướu răng bị chảy máu. Tốt nhất là chải răng theo chiều vòng tròn, đưa bàn chải lên trên xuống dưới tùy theo vị trí của nướu răng, cũng như kích thước lớn nhỏ của hàm răng. Đánh răng bên trong, sau đó đánh răng bên ngoài mới sạch được răng. Khéo sử dụng bàn chải mới không làm nướu răng chảy máu.
Quán tưởng nước súc răng có mùi hương hoa để không có thái độ nhờm gớm khi ta xả nước dơ này ra ngoài miệng. Súc miệng giúp ta có cảm giác thoải mái khi miệng được sạch. Nhờ miệng sạch, khi tiếp xúc với quần chúng, ta không làm người khác nhờm gớm về mình. Người tu dù không quan trọng đến ngoại giao, nhưng không nên lè phè đến độ không súc miệng, không gội đầu, không tắm rửa, có mùi như “chanh”. Dù là người tu cũng phải tươm tất bản thân, trong tương quan với tha nhân.
Đang lúc súc miệng, ta nêu quyết tâm phải rửa sạch ba nghiệp thân, khẩu và ý. Khi súc miệng, cũng cần liên tưởng đến hành động ăn uống và phát ngôn. Tham khẩu vị nhiều, vừa tốn tiền, vừa tạo nghiệp, vừa mang bệnh. “Bệnh tùng khẩu nhập” là điều nên nhớ. Rửa nghiệp miệng không sạch, ta có thói quen phát ngôn bừa bãi, sai chân lý, mang tính xuyên tạc, vu khống, chụp mũ, vướng thị phi, gây chia rẽ, tạo hận thù. Dùng những lời cay nghiến, độc địa, nguyền rủa, chưởi bới làm cho người khác khổ ngày, khổ đêm, chẳng có lợi ích gì. Cần rửa sạch các nghiệp xấu của miệng.
Thân có những bợn nhơ như giết người, trộm cắp, ngoại tình. Cần phải làm sạch đạo đức bản thân để uy tín và nhân cách được tỏa sáng. Khó tẩy sạch nhất là tâm ý của con người, ý không có hình thức. Cấu uế căn bản của tâm là ba độc tố tham, sân và si mê. Nêu quyết tâm rũ bỏ tam độc này, trước sau gì ta cũng thành công.
Ai thanh tịnh được ba nghiệp tham, sân, si, chuyển hóa được thân, khẩu, ý sẽ trở thành bậc thánh. Làm được như thế là đang cùng Phật về nhà, đang cùng Phật có mặt ở Phương Tây của Đức Phật A-di-đà, đang cùng Phật có mặt ở Phương Đông của Đức Phật Dược Sư, đang cùng Phật có mặt ở thế giới Đại Nhựt Như Lai. Trong tu học, cốt yếu là quyết tâm tu tập chuyển hóa các tâm lý và hành vi tiêu cực đó.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là ba nghiệp thanh tịnh?
2. Trình bày tiêu chí vãng sinh Tây phương theo Kinh A-di-đà?
247
Bài 39
KHI CẦM TÍCH TRƯỢNG
I. NGUYÊN TÁC VÀ PHIÊN ÂM
出錫杖 執持錫杖, 當願眾生, 設大施會, 示如實道。 唵。那读读, 那读读。那 读吒鉢底。 那 读 帝 , 娜 夜 鉢 儜 吽 癹 吒(三徧) Xuất tích trượng Chấp trì tích trượng, Đương nguyện chúng sinh, Thiết đại thí hội,
Thị như thật đạo.
Án, na-lật-thế, na-lật-thế, na-lật-tra bát-để, na-lật- đế, na-dạ bát-ninh-hồng phấn-tra (tam biến).