a) Dịch văn xuôi: Tay cầm tăm dương chi, cầu cho chúng sanh, đạt được chánh pháp nhiệm mầu, rốt ráo chúng sanh, đạt được chánh pháp nhiệm mầu, rốt ráo thanh tịnh. Án, tát-ba-phạ thuật-đáp, tát-lý-ba, đáp-lý- ma, tát-ba- phạ thuật-đát-kháng. Án, lam sa-ha (21 lần).
b) Dịch thơ:
Tay cầm cành dương xỉa răng, Cầu cho tất cả chúng sinh,
Đều được pháp Phật thậm thâm, Đạt được cứu cánh thanh tịnh.
Oṃ svabhāva śuddha sarva dharma svabhāva śuddhohaṃ. Oṃ raṃ svāhā.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Dương chi (楊枝, S. danta-kaṣṭha): Cây xỉa răng,
cây đánh răng, còn gọi là “xỉ mộc” (齒木), được dùng thay thế bàn chải đánh răng và tăm xỉa răng. Trước khi xỉa răng, người xỉa răng thường nhai đầu nhánh cây này rồi đánh răng hay xỉa răng. Cây danta-kaṣṭha có vị đắng, làm sạch răng và bảo vệ sức khỏe răng rất tốt.
Diệu pháp (妙法, S. saddharma): Chính pháp mầu nhiệm. Giáo pháp mầu nhiệm Phật có khả năng giải phóng khổ đau, mang lại hạnh phúc, chuyển phàm thành thánh.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
“Cây dương” là dịch ngữ của Trung Quốc về từ “Danta-kaṣṭha” trong tiếng Sanskrit. Danta-kaṣṭha là cây có tính dược cao, được trồng khắp thành thị đến thôn quê Ấn Độ. Mỗi buổi sáng ngồi dưới gốc cây hít thở không khí trong lành và mùi tỏa ra từ cây này, ta ít khi bị bệnh sổ mũi, cảm cúm.
Cây Danta-kaṣṭha thuộc chủng loại cổ thụ, nhánh rất nhiều, lá nhỏ như lá me, lá điệp. Từng nhánh nhỏ, người ta chặt ra mỗi khúc 1,5 – 2 tấc, bán với giá khoảng 1 Rupee Ấn Độ. Người Việt Nam có thói quen dùng trầu cau làm dụng cụ đánh răng cho răng trắng và khỏe. Người Ấn Độ sử dụng cây Danta-kaṣṭha với mục đích tương tự. Để
BÀi 36: CẦM TĂM XỈA RĂNG • 235
chải răng, người ta dùng răng cắn đầu cây Danta-kaṣṭha, sau đó, đánh răng như bàn chải răng, nướu răng được khỏe, răng được tốt và trắng sáng. Ngày nay, người Ấn Độ, nhất là vùng thôn quê, vẫn tiếp tục dùng cây Danta- kaṣṭha để đánh răng vì đảm bảo sức khỏe răng mà không tốn tiền nhiều.
Khi đánh răng, người xuất gia cầu nguyện cho mọi người được miệng trong sạch, nói lời chân chất, lời hòa hợp, lời lịch sự, lợi có giá trị và lời Phật pháp, để mọi người sống trong hạnh phúc. Khi răng được sạch, miệng được thơm, người khác tiếp xúc ta không cảm thấy có mùi hôi khó chịu phát ra từ miệng ta. Tương tự, người nói lời chân lý sẽ mang các chất thơm về đạo đức và hạnh phúc, có năng lực vực dậy niềm tin, thôi thúc hành động tốt và mang lại kết quả thực tiễn. Nếu truyền bá được nhiều lời đẹp, ý hay, có giá trị trị liệu khổ đau, người xuất gia đang làm việc độ sinh có hiệu quả.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Mô tả đặc điểm của cây dương chi? 2. Thế nào là diệu pháp?
237
Bài 37
XỈA RĂNG SAU KHI ĂN
I. NGUYÊN TÁC VÀ PHIÊN ÂM
嚼楊枝 嚼楊枝時, 當願眾生, 其心調淨, 噬諸煩惱。 唵。阿暮伽。彌摩隸。 爾读迦囉。 僧輸駄你。鉢頭摩。俱 摩囉。爾读 僧輸駄耶。 陀囉陀囉。素彌麽黎 莎 读訶(三徧)
Tước dương chi
Tước dương chi thời, Đương nguyện chúng sinh, Kỳ tâm điều tịnh,
Phệ chư phiền não.
Án, a-mộ-già, di-ma-lệ, nhĩ-phộc-ca-la, tăng-du- đà-nễ, bát-đầu-ma, câu-ma- la, nhĩ-phộc, tăng-du-đà- gia, đà-ra đà-ra, tố-di ma-lê, sa-phộc-ha (tam biến).