Dịch văn xuôi: Nhấm cây tăm dương chi, cầu cho chúng sanh, tâm được điều hòa, thanh tịnh, cắn nát các

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 59 - 65)

II. DỊCH NGHĨA: NHAI NHÁNH CÂY XỈA RĂNG

a) Dịch văn xuôi: Nhấm cây tăm dương chi, cầu cho chúng sanh, tâm được điều hòa, thanh tịnh, cắn nát các

chúng sanh, tâm được điều hòa, thanh tịnh, cắn nát các phiền não. Án, a-mộ-già, di-ma-lệ, nhĩ-phộc-ca-la, tăng- du- đà-nễ, bát-đầu-ma, câu-ma- la, nhĩ-phộc, tăng-du- đà- gia, đà-ra đà-ra, tố-di ma-lê, sa-phộc-ha (3 lần).

b) Dịch thơ:

Khi nhai nhánh cây xỉa răng, Cầu cho tất cả chúng sinh, Tâm được điều hòa, thanh tịnh, Cắn nát tất cả não phiền.

Oṃ Amogha-jvale jīva-kara saṃśodhane padma- kumāra-jīva saṃśodhāya dhāra dhāra sujvale svāhā.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Tước dương chi (嚼楊枝): Nhai [đầu] cây [để đánh răng, xỉa răng]. Theo Hành Sự Sao (行事鈔), có năm lỗi do không đánh răng: Miệng có mùi hôi (口氣臭), không ngon miệng (不善別味), khó tiêu hóa (不消), không dẫn thực phẩm (不引食), mắt không sáng (眼不 明). Ngày nay, nhiều người Ấn Độ vẫn giữ thói quen nhai cây đánh răng. Nhai nhấm cây đánh răng có năm lợi ích: Miệng không hôi, miệng không đắng, trị bệnh trúng gió, trừ nóng bức, trừ đàm rãi. Khi sử dụng cây đánh răng, không được quăng bỏ lung tung.

Điều (調): 1) Hài hòa, 2) Điều phục (調伏), 3) Khử trừ (去除).

Tịnh (淨, S. vimala): 1) Sạch sẽ, 2) Thanh tịnh.

Phệ (噬): Cắn nát, xé nát.

IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Khi cầm tăm chuẩn bị xỉa răng, người xuất gia đọc bài kệ này. Nếu động tác “xỉa răng” làm cho cáu bợn bám trong các hốc răng được tẩy sạch, thì việc “xỉa tăm”

BÀi 37: XỈA RĂNG SAU KHi ĂN • 239

làm cho tâm được thanh tịnh. Siêng năng chải răng hàng ngày, nướu răng không bị lở loét, không có chất calcium bám trong thành răng. Không vệ sinh chân răng tốt, dễ bị bệnh bao tử. Trung bình một ngày đánh răng 5 lần cho sức khỏe răng được tốt. Mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, ta phải làm vệ sinh răng.

Giữ vệ sinh răng sạch sẽ tránh được năm lỗi: Miệng có mùi hôi, không ngon miệng, khó tiêu hóa, không dẫn thực phẩm và mắt không sáng. Giữ vệ sinh “tâm” được sạch sẻ, ta tẩy sạch được năm cáu bởn của tâm. Năm chất dơ của tâm bao gồm: Tham ái, sân hận, hoài nghi, thân kiến và giới cấm thủ.

Tham ái bao gồm dục ái tức tính dục, hữu ái tức khao khát tái sinh, vô hữu ái tức khao khát không hiện hữu. Sân hận gồm giết người, đả thương, bạo lực, văng tục, ganh ghét, chống đối, không tùy hỷ, thù dai. Người nuôi sân hận là đang hành hạ cảm xúc của mình, tâm không được bình yên, nỗi khổ niềm đau kéo dài.

Si mê là ngu dốt về nhân quả, tứ diệu đế, bát chính đạo, duyên khởi, mười hai nhân duyên, vô ngã, vô thường, lục độ ba-la-mật, tứ nhiếp pháp, tứ tinh tấn, tứ như ý túc v.v... Si mê là mẹ đẻ của mê tín dị đoan, sống trong nỗi sợ hãi và bất hạnh.

Hoài nghi là kết quả của thiếu kiến thức và trí tuệ. Hoài nghi về Đức Phật là một huyền thoại. Hoài nghi về chính pháp không có năng lực giải quyết khổ đau. Hoài nghi về Tăng đoàn không thanh tịnh và không có

khả năng dẫn dắt chúng sinh. Hoài nghi về nhân quả, khi lý luận rằng nếu có nhân quả tại sao nhiều người làm ác vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, người làm thiện tại sao cứ lận đận trong cuộc đời. Hoài nghi về kiếp sau, cho rằng chết là hết hoặc sau khi chết con người phải chờ Chúa phán quyết, sẽ xuống hỏa ngục nếu xấu, sẽ lên thiên đường nếu tốt. Biểu hiệu của hoài nghi là không quyết định, không quả quyết, không dứt khoát, chần chừ, lần thần, rốt cuộc chẳng giải quyết được cái gì hết!

Thân kiến là nhận thức sai lầm về thân. Cho rằng thân do chúa tạo ra, thân do tâm tạo ra, thân do ngẫu nhiên có; thân là thượng đế, thân là nguồn gốc tội ác; chết là hết… đều thuộc thân kiến. Giới cấm thủ là ngộ nhận các phương pháp tâm linh sai lầm là con đường dẫn đến giác ngộ. Đây là loại cố chấp thường thấy trong các tôn giáo nhất thần và đa thần.

Rộng hơn, kiến chấp giống như một ổ khóa đóng bít nhận thức của chúng ta lại. Đôi lúc chân lý đến gõ cửa, nhiều người đã vẫy tay chào vì nghĩ rằng chân lý không có giá trị, hoặc tưởng họ đã đạt được những cái cần thiết rồi, không cần đến sự phục vụ của chân lý. Những thái độ thành kiến, cố chấp, cho cái biết của mình là số một, tôn giáo của mình là hơn hết, lý tưởng của mình theo đuổi là độc nhất vô nhị… đều làm đóng bít cửa tiếp nhận Phật pháp nhiệm mầu.

Các loại bợn nhơ của tâm chính là các trở ngại trên con đường tu của mỗi người. Khi hành giả xỉa răng, làm sạch bợn nhơ ở miệng, nên cam kết cùng lúc ấy nỗ lực

BÀi 37: XỈA RĂNG SAU KHi ĂN • 241

xỉa sạch các bợn nhơ của tâm nêu trên, ra khỏi thói quen và lối sống của ta, để ta được thanh tịnh và an vui.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phiền não là gì và có bao nhiêu chủng hộ? 2. Thế nào là “tâm hòa” và thanh tịnh?

243

Bài 38

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)