DỊCH NGHĨA: ĐI NHIỄU THÁP

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 119 - 123)

a) Dịch văn xuôi: Nhiễu tháp chiều tay phải, cầu cho chúng sanh, việc làm không bị nghịch, thành tựu cho chúng sanh, việc làm không bị nghịch, thành tựu nhất thiết trí. Nam-mô stam-mãn-đa, một-đà-nẫm. Án, đổ-ba, đổ-ba, sa-bà-ha (3 lần).

b) Dịch thơ:

Nhiễu tháp theo chiều tay phải, Cầu cho tất cả mọi loài,

Thành tựu tuệ giác Như Lai.

Namo samanta-buddhānāṃ Oṃ dhūpa dhūpa svāhā.

III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

Hữu nhiễu (右繞, S. pradaksina): Nhiễu bên phải của Phật và cao tăng. Kinh Vô Lượng Thọ có chép: “Đảnh lễ chân Phật, nhiễu bên phải ba vòng” (稽首佛 足,右繞三匝). Đây là một trong các cách thể hiện lòng tôn kính đối với Phật và các vị thánh tăng.

Tháp (塔, S. stūpa): Phiên âm là “tháp-bà” (塔婆), “thâu-bà” (偷婆), “Phật-đồ” (佛圖). Là kiến trúc đặc thù của Phật giáo, có nhiều tầng, hoặc bốn mặt, hoặc bát giác, hoặc hình nón, vuông, bên trong thường có thờ xá-lợi, Phật tượng, kinh sách, thần chú. Tương truyền, đại đế Aśoka sắc dựng 84,000 tháp để thờ xá lợi của đức Phật. Thực tế, hiện nay các nhà khảo cổ học Anh, Ấn Độ và Nepal mới phát hiện ra tháp thờ xá lợi của đức Phật ở Tỳ-xá-ly (hiện xá lợi được tôn trí tại Viện bảo tàng Patna) và ở Ca-tỳ-la-vệ (hiện xá lợi được tôn trí tại Viện bảo tàng quốc gia New Delhi).

Sở hành (所行): Đối xưng với từ “năng hành” (能 行). Từ chỉ cho tất cả hành vi (一切行為), hành sự (行 事), hành pháp (行法) được tác tạo nên (所作所為).

Vô nghịch (無逆, S. apratikūla): Không bị trái nghịch, không trái ngược.

Nhất thiết trí (一切智, S. sarvajña): Trí tuệ thấu biết thực tướng của mọi sự vật. Đồng nghĩa với “nhất thiết chủng trí” (一切種智) và Phật trí (佛智).

BÀi 48: KiNH HÀNH QUANH THÁP • 299 IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý

Theo văn hóa Phật giáo, khi lên điện Phật, hay nhiễu tháp, ta đi theo chiều kim đồng hồ (từ phải sang trái). Văn hóa đi nhiễu này bày tỏ lòng tôn kính đối với các nhân vật tôn giáo thiêng liêng. Vào thời Phật, để tôn kính Phật, Tăng Ni và Phật tử thường đi nhiễu quanh bên phải đức Phật ba vòng, sau đó ngồi xuống một bên và trịch áo bày vai phải. Trong nền văn hóa Ấn Độ, “phía bên phải” tượng trưng cho kiết tường. Thay vì nói đức Phật sinh ra đời mang lại an lạc cho số đông, người Ấn Độ nói đức Phật sinh ra từ “hông phải” của hoàng hậu Maya. Thực tế, đức Phật được sinh ra giống như bao nhiêu con người khác trên hành tinh này. Sử dụng ngôn ngữ biểu tượng trong văn hóa Ấn Độ là để làm tăng thêm chất liệu văn học và triết lý trong các mô tả, nhất là mô tả tôn giáo.

Đi nhiễu quanh tháp Phật ba vòng theo chiều kim đồng hồ là thuận với chiều sinh học của cơ thể, nhờ đó ta tăng trưởng sức khỏe. Khi nhiễu Phật theo chiều kim đồng hồ, ta phải thực hiện nội dung tâm linh như sau: a) Tất cả các việc làm, từ lời nói, đến các hành động cụ thể, không trái đạo lý, không ngược luật pháp, không nghịch lương tâm, không phản chính pháp, đồng thời, b) Đạt được cái nhìn tuệ giác về mọi sự vật.

Thường dân phải lấy hiến pháp và luật pháp làm quy chiếu. Người tu học Phật, ngoài hiến pháp và pháp luật, ta cần phải lấy Phật pháp làm nền tảng. Luật Phật sâu sắc hơn luật pháp thế gian. Động tác “đi thuận chiều” thể hiện quyết tâm “không làm bất cứ gì ngược đời, trái quy luật, trái đạo lý, trái đạo đức, trái lương tâm. Ví dụ, ban

ngày là thời gian thích hợp cho làm việc mà có người lại có thói quen ngủ, ban đêm là thời gian ngủ thì lại có người thích làm việc, là ngược đời, làm tổn hại sức khỏe.

Ngày nay, có nhiều công ty làm việc cả ngày và đêm. Làm ca đêm thì lương cao hơn làm ngày. Do trái đồng hồ sinh học, người làm ca đêm thường phải ngủ bù. Ở Ấn Độ có nghề gác đêm. Kẻ gác đêm phải đi suốt đêm, đến từng nhà, gỏ tốc tốc… để ăn trộm không dám đến quấy phá và chủ nhà biết có người đi canh gác nên an tâm ngủ. Những người sống bằng nghề gác đêm bị tổn thất sức khỏe nên ở tuổi 45, họ già hơn người bình thường trung bình 5-7 tuổi.

Tương tự, cái gì trái Phật pháp, đạo đức, chân lý, trái với khoa học thì không lợi lạc. Đã làm người tu phải tu trọn nghĩa người tu. Khi sống giống đời tại gia thì phải có trách nhiệm tại gia trọn vẹn. Đã xuất gia rồi mà sống tiếp tục sống thói phàm của người tại gia thì đánh mất niềm tin tôn giáo của quần chúng. Làm người tại gia sống giống như người xuất gia mà không dám đi tu, thường làm vợ/ chồng còn lại sẽ bị khổ đau. Ở vai trò nào, ta làm đúng bổn phận đó. Thủ vai đúng chính danh là làm đúng đạo.

Tóm lại, nương vào sự thuận chiều của việc đi kinh hành, ta mong muốn mọi việc trên đời diễn ra đúng với quý luật, phù hợp chân lý, nhờ đó, mở mang Phật trí và thành tựu mọi sự nghiệp.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày ý nghĩa của “nhiễu tháp”? 2. Thế nào gọi là “sở hành vô ngại”?

301

Bài 49

THĂM VIẾNG BỆNH NHÂN

I. NGUYÊN TÁC VÀ PHIÊN ÂM

看病 見疾病人, 當願眾生, 知身空寂, 離乖諍法。 唵室唎哆,室唎哆, 軍吒唎,莎婆訶。 Khán bệnh Kiến tật bệnh nhơn,

Đương nguyện chúng sinh, Tri thân không tịch,

Ly quai tránh pháp.

Án, thất-lý-đa, thất-lý-đa, quân- tra-lý, sa-bà-ha (tam biến).

Một phần của tài liệu Ebook Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày: Phần 2 (Trang 119 - 123)