II. DỊCH NGHĨA:
a) Dịch văn xuôi: Khi nhìn thấy cầu đường, cầu cho chúng sanh, cứu độ được tất cả, như cây cầu
cho chúng sanh, cứu độ được tất cả, như cây cầu [lưu thông].
b) Dịch thơ:
Mỗi khi nhìn thấy cầu đường, Nguyện cho tất cả chúng sinh, Nương vào cầu đường giác ngộ, Giúp cho tất cả bình an.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Kiều đạo (橋道): Cầu và đường, cầu đường.
Kiều lương (橋梁): Cây cầu. Phương tiện bắc qua 2 bờ của sông, tượng trưng cho nhịp nối, nhịp bắc của mục đích cao quý. Vì cầu là phương tiện cho mọi người và xe dẫm đạp lên, nên thành ngữ “dụ/do như kiều lương” (猶如橋梁) thường được dùng để chỉ cho “tâm khiêm cung” (謙恭), không còn kiêu mạn (無慢).
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Cần thực tập bài thiền kệ này, khi đi trên con đường làng, đường nhựa, đường bê tông, dù là đường gồ ghề hay đường bằng phẳng; đường rộng hay hẹp; thậm chí là cầu khỉ, cầu gập ghềnh khó đi, để tránh tai nạn giao thông và những hệ lụy liên hệ.
Cầu đường có khả năng đưa hành khách từ điểm A đến điểm B để đạt đến mục đích nhất định. Chính pháp là con đường dẫn đến giải phóng khổ đau, đạt được giác ngộ. Hướng tâm về mục đích Phật pháp, ta không bị nghiệp đời, nghiệp phàm chi phối.
Bài Sám hối Hồng danh tại các chùa Bắc tông có đoạn: “Ngã kim phát tâm, bất vị tự cầu, nhơn thiên phước báu, Thanh văn Duyên giác, nãi chí quyền thừa, chư vị Bồ-tát; duy y nhất Phật thừa”. Có nghĩa là khi phát tâm lành, ta không nên mưu cầu quả phước cõi người, cõi trời, thậm chí quả A-la-hán, Bồ-tát; chỉ vì Phật quả mà làm các [Phật sự và thiện sự].
BÀi 45: KHi THẤY CẦU, ĐƯỜNG • 279
quả phúc an vui của kiếp người trên hành tinh này, hay con người ngoài hành tinh. Người xuất gia có lý tưởng thường hướng về quả A-la-hán hay Bồ-tát. Tu tập Phật thừa, cần hướng tâm về Phật quả, để không bị kẹt vào chủ nghĩa thành quả. Tâm đạt được “vô sở trụ”. Mục đích cuối cùng của người tu là trở thành Phật, nếu không ở hiện tại, thì trong tương lai. Phát tâm thành Phật là sự phát tâm bồ đề lớn nhất.
Nương vào sự phát tâm Bồ-đề, ta đi trên con đường vô sở trụ, không bị kẹt bởi các hoa trái phước báu bên vệ đường. Khi hướng tâm về Bồ-đề, ta không nên lãng quên mục đích tối thượng, đồng thời, cũng không để đánh mất chính mình trong sự hưởng thụ giác quan, không để tâm bị kẹt bởi các cạm bẫy, vướng víu bởi những sự ham vui. Giữ nhất tâm, bất loạn trước các hoàn cảnh thuận và nghịch để tu giải thoát.
Trẻ con thường ham vui. Từ nhà đến trường hay từ trường về nhà, một số cô bé cậu bé không đi thẳng, mà ghé vào tiệm internet để chơi game, hoặc tấp vào quán để uống cà phê. Nói chuyện bất đồng có thể dẫn đến sự cải vã. Chỉ cần “tức khí” là có thể đánh đập, dùng hung khí giết hại lẫn nhau.
Một số trẻ em nghiện internet, nghiện những trò chơi điện tử, mong muốn trở thành game thủ trong thế giới ảo. Nhiều trẻ em đam mê game mỗi ngày vài ba tiếng đồng hồ, bị suy nhược thần kinh, bị chứng bệnh ho- ang tưởng, trở nên tuyệt vọng, cơ thể bị béo phì, sau thời gian, không muốn giao tiếp với ai. Dán mắt và
giam mình trong thế giới “ảo”, nỗi khổ niềm đau lại là “thực”.
Trẻ em, vì chưa đủ tuổi, không nên hưởng thụ tính dục. Thiếu kiến thức nên nhiều cháu không làm chủ được bản năng, dễ bị sa đà vào hưởng thụ thấp kém, buông bỏ việc học hành, đánh mất tương lai. Người tại gia có lý tưởng cần định hướng tương lai mình bằng các nỗ lực chân chính.
Người xuất gia cần thấy rõ thành quả Phật sự chỉ là phương tiện, không phải cứu cánh, để ta có thêm niềm vui trên con đường giác ngộ quá dài lâu. Hình ảnh “Hóa thành” được đức Phật nêu ra trong kinh Pháp Hoa cho thấy quả giác ngộ A-la-hán chỉ là 1/3 đoạn đường tâm linh, quả giác ngộ Bồ-tát là chặn đường tâm linh thứ hai, Phật quả, đoạn cuối của con đường tâm linh cao thượng nhất mà các hành giả cần phải hướng về. Hướng tâm vào mục đích giác ngộ, giải thoát, ta sẽ không bị rơi kẹt vào chủ nghĩa thành quả và chủ nghĩa công thần.
Người tại gia muốn thành công sự nghiệp cần có kế hoạch ngắn hạn là 1 năm, 5 năm, kế hoạch dài hạn là 10 năm, 20 - 30 năm cho cuộc đời mình. Người xuất gia cũng cần hoạch định mục tiêu ngắn và mục tiêu dài trên đường tu. Cần xác định rõ mục đích, cách thức tu học, phương pháp làm đạo, độ sinh; dù các quãng đường ngắn hay dài, thì nên nhớ mục đích quan trọng nhất của người xuất gia là hướng đến sự giác ngộ, giải thoát sinh tử. Các mục tiêu còn lại chỉ là phụ thuộc, không có cũng không sao.
Nương vào các giá trị lợi lạc của bản thân thông qua kinh nghiệm thực chứng, người xuất gia phải đạt được
BÀi 45: KHi THẤY CẦU, ĐƯỜNG • 281
bình an đích thực và chia sẻ sự bình an cho người khác. Đây là sự thực tập làm gương. Người cha nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy không thể cấm đoán con mình bỏ các tật xấu này. Người cha nghiện cờ bạc thì con cái dễ bị làm bác thằng bần, tức vướng vào lối sống tiêu cực gần như hơn 60%.
Đối với trẻ thơ, giáo dục hiệu quả nhất là bằng các hành động mô phạm cụ thể. Những lời huấn hỗ suông không có tác dụng nhiều với giới trẻ. Kinh Pháp Cú có câu: “Một bông hoa thật đẹp, sặc sỡ màu sắc nhưng lại không có hương thơm là hoa không có giá trị”. Cũng vậy, một người có kiến thức, nói giỏi nhưng không có sự thực tập tương thích với lời nói của mình, đôi lúc phản tác dụng, làm người khác mất lòng tin.
Để giúp người khác được bình an, trước nhất ta phải thực tập và trải nghiệm sự bình an, tỏa ra từ lời ăn, tiếng nói, cách thức sống và sinh hoạt thường nhật của ta. Dù ở tập thể hay ở một mình, người có thực tập chính niệm và tỉnh thức sẽ có chất liệu bình an rất tự nhiên, không gượng gạo, không đóng kịch, không giả vờ.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày mối liên hệ giữa “cây cầu” và “nhịp nối Phật pháp”?
2. Thế nào là “quảng độ nhất thiết”? ***
283
Bài 46