II. DỊCH NGHĨA: KẾT THÚC ĂN CƠM
a) Dịch văn xuôi: Gọi là bố thí, chắc chắn được ích lợi Ai vui thích bố thí, về sau được an vui Ăn
ích lợi. Ai vui thích bố thí, về sau được an vui. Ăn cơm vừa xong, cầu cho chúng sanh, việc làm hoàn tất, đầy đủ Phật pháp.
b) Dịch thơ:
Mỗi khi cúng dường bố thí, Gặt được phước báu bình an,
Hễ ai ham thích bố thí, Về sau hái quả giàu sang. Ăn cơm chính niệm vừa xong, Cầu cho mọi loài chúng sinh, Tất cả việc làm lớn nhỏ,
Thấm nhuần chất Phật bên trong.
III. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
Kết trai (結齋): Kết thúc ăn cơm.
Bố thí (布施, P=S. dāna): 1) Hiến tặng sở hữu, 2) Cúng dường Tăng sĩ. Để phát triển tâm từ bi, người bố thí thường hiến tặng sỡ hữu vật chất (ngoại tài, 外財) và thân thể (內財) với tâm thanh tịnh, không có lẫn tiếc, nhằm giúp cho người vượt qua khó khăn, khổ đau. Ngoại tài là từ gọi chung cho “tài sản thế gian” (世間財物) gồm có động sản và bất động sản. Bố thí ngoại tài thì gọi là “tài thí” (財施). Hiến tặng chính pháp, khuyến tấn người khác tu thiện, dứt ác được gọi là “pháp thí” (法施). Giúp người khác thoát khỏi nỗi sợ hãi, ám ảnh, để được bình an thì gọi là “vô úy thí” (無畏施).
Hoạch (獲): Thu hoạch, đạt được, gặt hái.
Lợi ích (利益, P=S. upakāra): Lợi lạc và nhiêu ích (饒益). Có hai loại lợi ích là lợi ích hiện đời (hiện thế lợi ích, 現世利益) và lợi ích đời sau (來世利益).
Nhạo (樂): Ham thích, thích thú.
BÀi 32: KẾT THÚC ĂN CƠM • 213
tịnh (清淨), nhu nhuyến (柔軟). Từ “An lạc quốc” (安 樂國) chỉ cho thế giới Cực Lạc (極樂世界).
Sở tác (所作): Tất cả việc làm, tức các hành vi của thân, khẩu, ý. Trái nghĩa với “năng tác” (能作).
Biện (辨): 1) Phân biệt rõ, 2) Thành tựu, xong xuôi, chu đáo.
Cụ (具): Đầy đủ, hoàn thiện.
Phật pháp (佛法, P. buddhadhamma; S. buddhad- harma): 1) Lời minh triết của Phật, giáo pháp của Phật, lời Phật dạy (佛所說之法) gồm 84,000 pháp uẩn (dham- makkhandha, chủ đề Phật pháp), 2) Chính pháp được Phật chứng ngộ (佛所得之法), tức chân lý tuyệt đối (無 上之真理), 3) Đức Phật và lời dạy của ngài, như trong thuật ngữ “Phật, Pháp, Tăng”.
IV. GIẢI THÍCH GỢI Ý
Đây là hai bài kệ nối kết nhau, bài kệ đầu mỗi câu 5 chữ, bài kệ hai mỗi câu 4 chữ. Bài kệ thứ nhất dạy người xuất gia nghĩ tưởng đến sự giao hoán hai chiều giữa người tại gia và xuất gia. Người tại gia có phận sự trở thành ngoại hộ thiện tri thức, phát tâm cúng dường các phương tiện tu cho người xuất gia. Người tu hoan hỷ tiếp nhận phẩm vật cúng dường để thí chủ được phước. Hồi đáp lại, người xuất gia tặng lời Phật pháp, lời tư vấn, hướng dẫn bài bản, nhằm giải quyết các nỗi khổ niềm đau.
Người xuất gia tu học Phật, ngoài công việc tu học và Phật sự, còn phải hỗ trợ cho người tại gia trong các lễ sinh nhật, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu siêu... Trong tổ chức
sinh nhật, người xuất gia nên khuyên người tại gia từ bỏ nghiệp sát, không thiết đãi mặn, để tăng trưởng sức khỏe và tuổi thọ. Trong lễ cưới, nên đọc kinh Thiện Sinh để vợ chồng hiểu đạo lý vợ chồng, phương châm sống hạnh phúc trọn đời với nhau. Trong lễ cầu an, người tại gia được hướng dẫn thực tập vô ngã để vô hiệu quá nỗi đau trên thân. Trong lễ cầu siêu, thân bằng của người chết sẽ được hướng dẫn buông bỏ mọi chấp dính trên đời, đồng thời, hướng dẫn người thân làm việc phúc, hồi hướng cho người quá cố.
Để giúp người tại gia được hạnh phúc, người xuất gia phải giải thích cho họ quả phước của việc bố thí, cúng dường, làm lành, tu đức. “Hễ ai bố thí, người đó hái quả giàu sang”. Đó là quy luật tất yếu. Nhân bố thí, cúng dường sẽ trổ quả tài sản, đầy đủ tiện nghi vật chất; chứ không trổ quả trí tuệ, vì chủng loại nhân nào thì sinh ra kết quả của chủng loại đó.
Hồi đáp lại, tu sĩ phải hướng dẫn người tại gia tu tập các phước lành như đọc kinh, học Pháp, tu thiện, sống tích cực, thực tập từ bi, thương yêu sự sống… để có phước về nhan sắc, sức khỏe, tuổi thọ, tài sản và trí tuệ. Các hạt giống tốt sẽ dẫn đến các loại quả tốt khác nhau. Không thể làm một việc tốt mà muốn đạt được trăm ngàn phước báu khác nhau.
Bài kệ thứ hai được sử dụng vào dịp kết thúc ăn cơm buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi chiều. Ăn cơm chính niệm vừa kết thúc, tất cả các việc làm lớn nhỏ của ta đều thấm nhuần được chất Phật bên trong. Người xuất gia ăn
BÀi 32: KẾT THÚC ĂN CƠM • 215
cơm chùa mà chỉ thấm chuyện đời, trước sau gì cũng ra đời. Ăn cơm chùa mà nghĩ chuyện thế gian quá nhiều, không thể làm Phật pháp được. Người tu học Phật ăn cơm Phật, phải thấm nhuần chất Phật, thấm tương chao Phật pháp, thấu hiểu từ bi hỷ xả, thực tập sáu toàn thiện (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ).
Thực tập tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) là nhập thế độ sinh. Bất cứ hành động gì của người xuất gia đều mang chất liệu Phật pháp. Người xuất gia mà chỉ nói chuyện đời, chuyện chính trị, chuyện hận thù, không có chất liệu Phật pháp thì thật là uổng ích.
Người tu phải có tâm đại bi. Từ bi không chưa đủ, phải từ bi vĩ đại, có cái nhìn bình đẳng đối với chúng sinh, không phân biệt đối xử, vượt lên trên khái niệm bạn và thù. Sống cao thượng thì lợi lạc và an vui mới nhiều. Mang chất liệu Phật pháp đến với chúng sinh là đang mang bình an đến với cuộc đời.
Người xuất gia có tâm hành cao thượng, không bị vướng chính trị A, không bị kẹt chính trị B, không bị chạy theo nón cối, không bị nô lệ bởi nón sắt. Người xuất gia có lý tưởng cao thượng, thênh thang, vượt lên trên lý tưởng đời. Người xuất gia không đội chính thể nào, ngoài đội Tam bảo, trên đầu. Tôn thờ Phật pháp, người xuất gia cần truyền bá chân lý, mang niềm vui và lợi lạc cho đời. Chính thể nào làm tốt chúng ta ủng hộ, không tốt chúng ta góp ý. Đạo Phật không dạy ta chống đối ai.
Người xuất gia cần thấm nhuần chất Phật thể hiện qua lời nói, việc làm, nếp suy nghĩ. Khi ứng dụng đạo
trong đời sống, phàm làm việc gì cũng phải có chất Phật pháp. Người nào nói và hành động dẫy đầy tham, sân, si là do chất Phật chưa thấm nhuần.
Khi ăn cơm cần cam kết rằng, bát cơm này làm cho tôi được no đủ, tôi cũng phải no đủ với Phật pháp. Hãy tiêu hóa Phật pháp trong cuộc sống như thực phẩm để ăn, không khí để thở, áo quần để mặc, trang sức phẩm để làm đẹp. Phải biến Phật pháp trở thành ngọn đuốc soi đường, dẫn lối, nhờ đó, ta được an lạc. Người thấm nhuần Phật pháp như đang có mặt trong nước, được nước làm mát, không cần kiếm nước ở đâu xa.
Tóm lại, bài thực tập này dạy ta chính niệm khi ăn, tránh được những chứng bệnh do nhai không kỹ, ảnh hưởng đến bao tử và các bệnh khác. Cần quyết tâm làm các Phật sự, làm lợi lạc cho quần sinh, phụng sự cuộc đời bằng tâm vô ngã. Ai làm các Phật sự và thiện sự với động cơ cao quý, thì mỗi tích tắc trôi qua đều mang lại những giá trị lợi lạc cho mình và tha nhân.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là các việc làm đều đầy đủ chất Phật? 2. Vì sao con người cần bố thí và cúng dường?
217
Bài 33