Nội dung tự chủ tài chính về nguồn thu:

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

1.2.2.1. Nội dung tự chủ tài chính

Qua các khái niệm trên cho thấy nội dung TCTC là tập hợp các quy định về TCTC tại các cơ sở giáo dục ĐHCL nhằm chuyển đổi quyền hạn ra quyết định về tài chính của Nhà nước sang các cơ sở này để có thể hoạt động độc lập trong lĩnh vực tài chính.

Nội dung tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học ở từng quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm tập trung hay phân cấp của Nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu như các cơ sở GDĐH không có quyền TCTC, cấp trên giao kế hoạch ngân sách chi thường xuyên, NCKH, đầu tư, sửa chữa tài sản, mức thu học phí, quy mô nội dung chương trình, thời lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh.... các cơ sở chỉ có trách nhiệm tổ chức chi đúng khoản mục, kinh phí chi không hết, không đúng mục đích thì phải nộp lại NSNN. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì các cơ sở GDĐH có quyền TCTC cao hơn là

được tự do khai thác, phân bổ các nguồn tài trợ của Chính phủ và các nguồn tài chính tư nhân, được quyết định mức học phí.

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy đối với bất kỳ một đơn vị, một tổ chức, doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính là hoạt động trung tâm, là hoạt động then chốt bởi vì đó là hoạt động nhằm bảo đảm những điều kiện vật chất cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó phát triển. Cho nên nội dung cơ chế TCTC đóng vai trò rất quan trọng, góp phần tạo ra môi trường pháp lý cho các cơ sở hoạt động với tư cách là một chủ thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực tiền tệ, phi tiền tệ và sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng của mình. Vì vậy, cơ chế TCTC cần chứa đựng đầy đủ các quy định vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể để các cơ sở giáo dục được quyền quyết định hoạt động tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Về cơ bản, hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục ĐHCL có những điểm giống như quản lý tài chính ở các doanh nghiệp. Ví dụ, trong dài hạn các cơ sở cần cân bằng giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra. Trong hoạt động, các cơ sở cũng phải chịu tác động của quy luật thị trường về quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh, sự rủi ro, lợi nhuận, sự ra tăng của giá cả. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục ĐHCL cũng có những điểm khác biệt với doanh nghiệp bởi vì đầu tư của các cơ sở giáo dục là dành cho việc sản xuất nguồn vốn con người, nguồn tài chính phụ thuộc rất lớn vào danh tiếng, chất lượng, số lượng sinh viên theo học. Nếu sử dụng không hiệu quả các nguồn lực sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với đơn vị. Vì vậy, để đảm bảo danh tiếng, thương hiệu, đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ và phải đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo để cung cấp kiến thức mới cho sinh viên và xã hội.

Các trường ĐHCL do Nhà nước đầu tư, xây dựng và cấp kinh phí hoạt động. Do đó, các trường này đều hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn tài chính hoạt động của cơ sở giáo dục ĐHCL bao gồm: kinh phí Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ được giao về giảng dạy, NCKH; nguồn từ phí và lệ phí (như học phí, lệ phí thi, tuyển sinh), các nguồn thu này được coi là nguồn thu thuộc NSNN và mức thu học

phí bị khống chế theo mức trần Nhà nước quy định và các nguồn thu từ các HĐSN khác hoặc cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác. Điểm chính ở đây là nguồn kinh phí từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các trường ĐHCL.

Công thức xác định mức tự đảm bảo chi phí thường xuyên:

Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP[6,tr6], nội dung TCTC đối với các ĐVSN công bao gồm: (i) Tự chủ về nguồn tài chính, (ii) Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính, (iii) Tự chủ về phân phối kết quả tài chính, (iv) Tự chủ trong giao dịch tài chính.

1.2.2.2 Tự chủ về nguồn tài chính

Xét trong lĩnh vực tài chính thì nguồn thu là những khoản kinh phí mà đơn vị nhận được không phải hoàn trả và được dùng cho việc triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của các cơ sở giáo dục. Về cơ bản nguồn thu của các loại hình ĐVSNCL nói chung và các cơ sở giáo dục ĐHCL nói riêng bao gồm: (i) Nguồn thu do NSNN cấp cho chi thường xuyên, chương trình mục tiêu quốc gia, NCKH, đầu tư xây dựng cơ bản và các loại kinh phí khác như tinh giản biên chế, đào tạo lại, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước như điều tra, quy hoạch, khảo sát.... các nguồn thu này được quản lý, sử dụng theo chế độ, định mức quy định của Nhà nước; (ii) Nguồn thu HĐSN là các khoản thu nhận được từ phí, lệ phí của người học theo quy định của pháp luật; khoản thu hoạt động dịch vụ; lãi tiền chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng, thu nhập các đơn vị trực thuộc nộp lên; thu nhập khác..; (iii) Nguồn thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của pháp luật; (iv) Nguồn thu khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định nói trên như vay vốn tín dụng, huy động của cán bộ công nhân viên, vốn liên doanh, liên kết.

Trong TCTC các trường phải quản lý và khai thác các nguồn thu theo đúng =

Tổng số chi hoạt động thường xuyên Mức tự đảm bảo chi phí hoạt

động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%)

Tổng nguồn thu sự nghiệp

chế độ, đúng phạm vi và định mức, quản lý, hạch toán theo đúng chế độ của Nhà nước, đảm bảo tính công khai, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm trong quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w