Nhóm giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 106 - 109)

4.1.4.1. Giải pháp tăng cường và thu hút đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Trong các năm tới, việc phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên là vấn đề cốt lõi trong việc phát triển các CTĐT mới, đảm bảo điều kiện mở ngành, cũng như các tiêu chuẩn cho việc tăng qui mô đào tạo. Do đó, cần tập trung nguồn lực phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên đảm bảo chất lượng hướng tới mục tiêu đào tạo chất lượng cao. Về cách thức có thể thực hiện theo hai hướng với các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Thứ nhất: Tuyển dụng đối tượng giảng viên, nghiên cứu viên từ các đơn vị đào tạo, các viện nghiên cứu, với đặc điểm các ngành đào tạo mang tính liên ngành do đó đối tượng tuyển dụng của Khoa là rất rộng, nhưng lại khó tuyển chuyên gia đầu ngành. Vì vậy, cần xây dựng những chế độ ưu đãi cho đối tượng tuyển dụng này như: cơ hội phát triển nghề nghiệp về đào tạo, NCKH; được tham gia các đề tài, dự án phù hợp với chuyên môn; chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền công …

Thứ hai: Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ là nghiên cứu viên, chuyên viên có chuyên môn đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của khoa trong tương lai. Do đó, cũng cần có những đãi ngộ cho đối tượng này như giảm khối lượng công việc, hỗ trợ chi phí học tập, tạo điều kiện tham gia đề tài, dự án NCKH phù hợp với định hướng nghiên cứu.

4.1.4.2 Bổ sung công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị

Để đảm bảo công tác quản lý tài chính tại đơn vị được thực hiện đúng chế độ hiện hành của Nhà nước, Khoa cần tăng cường thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính định kỳ và hàng năm để sớm phát hiện và có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Đây phải coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục thông qua việc kiểm soát nội bộ hoặc có thể thuê các đơn vị có chức năng kiểm toán thực hiện. Có thể thực hiện như sau:

Khoa cần xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính tại đơn vị, trong đó trưởng bộ phận là cán bộ thanh tra của khoa, thành viên có sự tham gia của cán bộ giảng viên, đại diện phòng Đào tạo và CTSV và các đơn vị có

liên quan. Việc tổ chức thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát tài chính kế toán tại đơn vị cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế TCTC. Thông qua công tác tự kiểm tra sẽ giúp đơn vị có thể đánh giá đúng tình hình chấp hành chế độ, chính sách của Nhà nước, tình hình chấp hành Quy chế CTNB tại đơn vị, góp phần phát hiện được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính của đơn vị cũng như việc áp dụng thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước trong thực tiễn, từ đó làm căn cứ đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện Quy chế CTNB đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, định kỳ đơn vị cần tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm kê tài sản, kiểm quỹ, đối chiếu số dư tài khoản và công nợ đối với các đơn vị có liên quan. Đối với công tác quản lý tài sản: đề nghị tiếp tục thực hiện theo phương thức giao quản lý tài sản gắn với trách nhiệm của từng cá nhân đơn vị, định kỳ tiến hành kiểm kê đánh giá, trường hợp phát hiện mất hoặc hư hỏng phải tìm hiểu nguyên nhân, quy trách nhiệm và khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, đơn vị cần có lộ trình thực hiện công tác công khai tài chính để phát huy dân chủ, đảm bảo tính minh bạch và tăng cường sự giám sát của cán bộ nhân viên. Việc thực hiện công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Bên cạnh đó, định kỳ theo năm, Khoa cũng cần nghiên cứu thực hiện kiểm toán độc lập đối với toàn bộ hoạt động tài chính của mình. Thực hiện điều này sẽ giúp đơn vị có cái nhìn tổng thể mang tính khách quan, trung thực về thực trạng công tác quản lý tài chính đang diễn ra tại đơn vị và có giải khắc phục những thiếu sót, bất cập, chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước.

4.1.4.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của đơn vị

Trong môi trường GDĐH hiện nay đang diễn ra xu hướng có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó để tồn tại, phát triển bền vững và xây dựng được uy tín, thương hiệu, đơn vị cần phải đặc biệt quan tâm tới việc quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu của mình để người học, nhà tuyển dụng, công chúng có thông tin đầy đủ, xác thực về đơn vị như: chỉ tiêu tuyển sinh, chuyên ngành đào tạo, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và mục tiêu đào tạo, định hướng phát triển, thông tin đầu ra của kết quả đào tạo... từ đó giúp người học có thêm sự lựa chọn, tham gia dự tuyển hoặc đăng ký tham gia các khóa đào tạo do đơn vị tổ chức.

Đơn vị cần tổ chức một bộ phận cán bộ làm công tác truyền thông, tuyển sinh chuyên nghiệp. Xây dựng chiến lược truyền thông và kế hoạch marketing hàng năm một cách bài bản để từ đó từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu của đơn vị và nâng cao khả năng cạnh tranh với các trường đào tạo cùng chuyên ngành.

4.1.4.4 Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, nhân sự làm nhiệm vụ công tác tài chính, kế toán nói riêng

Để giữ vững và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và NCKH, củng cố uy tín, thương hiệu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã hội trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế. Đơn vị cần quan tâm và có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy và quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực phù hợp với vị trí việc làm. Trong thời gian tới, bên cạnh công tác tuyển dụng bổ sung, đơn vị cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên hiện có, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ, phấn đấu tăng tỷ lệ giảng viên có học hàm học vị cao. Tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ tương ứng với chiến lược phát triển của đơn vị và phù hợp với nhu cầu học tập của xã hội.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, đơn vị cần tiếp tục quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán. Đây là đội ngũ cán bộ rất quan trọng, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chủ nhiệm khoa về quản lý tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về kế toán theo quy định của

Nhà nước, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ đơn vị nào.

Bên cạnh công tác đào tạo, đơn vị cần thực hiện kiểm tra năng lực định kỳ đối với cán bộ làm công tác tài chính kế toán, điều này tạo áp lực để cán bộ phải luôn tự học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần ban hành những văn bản quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cho cá nhân và tập thể của bộ phận làm công tác tài chính kế toán. Trong đó, cần nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng kế hoạch, giải pháp, chiến lược tài chính đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ trong từng giai đoạn, từng thời điểm bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w