3.3.2.1 Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại Khoa Các KHLN còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, Nguồn thu của đơn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn NSNN cấp.
Mặc dù trong những năm qua nguồn thu sự nghiệp tăng qua các năm do đa dạng hóa được các nguồn thu (ngoài nguồn thu học phí đào tạo chính qui thì đã xuất hiện nguồn thu từ hoạt động đào tạo ngắn hạn, nguồn thu quản lý phí từ các đề tài, đề án) và từng bước giảm dần nguồn vốn cấp từ NSNN nhưng tổng nguồn thu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chi thực tế. Tuy nhiên, do nguồn thu sự nghiệp đến chính từ nguồn thu học phí trong khi số lượng tuyển sinh thạc sĩ liên tục giảm, dẫn đến nguồn thu này có nguy cơ giảm.
Thứ hai, Cơ cấu một số khoản chi chưa phù hợp, một số khoản chi còn ở
mức cao trong cơ cấu chi thường xuyên. Có thể thấy mức chi phí chung là khoản chi mang tính chất hành chính (như: chi dịch vụ công, tiền điện, tiền nước, chi hội họp, chi tiếp khách…) Tuy đã được kiểm soát nhưng còn ở mức khá cao trong khi đó chi chuyên môn nghiệp vụ còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu chi sự nghiệp, bình quân 3 năm chiếm chỉ khoảng 9,6%. Điều này cho thấy còn các khoản chi không cần thiết, gây ra lãng phí, chưa đảm bảo cho các khoản chi cần thiết khác như chi cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu đặt ra đối với đơn vị là phải tiếp tục rà soát, xây dựng các định mức chi một cách khoa học và thực tiễn, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả mới có điều kiện dành nguồn lực để tập trung đầu tư nhiều hơn trong thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ ba, Quy chế CTNB còn một số định mức chi tiêu chưa cụ thể, chưa phù
hợp với thực tiễn, một số định mức chi đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị, có thể thấy trong Qui chế CTNB còn thiếu qui định về mức chi cho CTĐT tiến sĩ (đã bắt đầu đào tạo từ cuối năm 2020), các định mức chi cho đào tạo cử nhân (bắt đầu đào tạo từ năm 2021), chưa qui định cụ thể về số giờ giảng chuẩn, số giờ NCKH cho cán bộ, giảng viên. Các Nội dung chi cho công tác tuyển sinh, marketing, quảng bá tuyển sinh chưa được quy định cụ thể trong Quy chế CTNB nên đã gây bị động trong triển khai thực hiện.
Quy chế CTNB chưa quy định việc thanh toán, chi trả tiền lương và các khoản liên quan đến thanh toán cá nhân được xem xét trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đánh giá phản hồi từ phía người học. Việc thanh toán tiền
lương được căn cứ trên cơ sở hệ số lương cấp bậc và các chế độ phụ cấp theo quy định của Nhà nước, điều này đòi hỏi đơn vị cần nghiên cứu để ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ thanh toán mức lương cụ thể cho từng cán bộ, giảng viên nhằm đảm bảo tính công bằng, tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ giảng viên trong công tác nghiên cứu, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
Thứ tư, Thiếu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên phục vụ cho các CTĐT
hiện có của Khoa, cũng như thiếu đội ngũ giảng viên phát triển các CTĐT mới và để đáp ứng qui mô tuyển sinh cử nhân ngày càng tăng trong những năm tiếp theo. Bộ máy quản lý tài chính, kế toán còn thiếu chuyên nghiệp, công tác tài chính kế toán được tập trung vào bộ phận chuyên môn duy nhất là bộ phận kế toán thuộc phòng Hành chính - Tổng hợp. Hiện nay số nhân sự của Phòng KH-TC có 10 người, nhân sự cho bộ phận kế toán có 3 người, trong khi đó phải giải quyết khối lượng công việc khá lớn gồm các nội dung liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và công tác tài chính kế toán của đơn vị, do đó một số nội dung công việc triển khai thực hiện, thanh toán còn chậm, khó kiểm soát hết các nghiệp vụ phát sinh.
Ngoài ra, Khoa chưa hình thành cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính chất thường xuyên. Công việc kiểm tra kiểm soát chỉ mang tính thời điểm thường là vào cuối năm hoặc khi có đoàn kiểm tra, thanh tra, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đảm bảo thực hiện thường xuyên, liên tục nên nếu có phát sinh thiếu sót sẽ chậm được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
3.3.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do quy mô đào tạo của Khoa còn nhỏ, thương hiệu, uy tín của đơn
vị đang trong quá trình xây dựng và khẳng định, sức cạnh tranh đối với các trường công lập khác còn thấp.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất của Khoa còn thiếu, những năm qua số lượng học viên thạc sĩ tuyển sinh ngày càng giảm, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến quy mô đào tạo của Khoa còn nhỏ và chưa có điều kiện để mở
rộng nguồn thu khác ngoài nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu từ phí, học phí.
Thứ hai, Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn một
số bất cập là nguyên nhân làm hạn chế nguồn thu của các ĐVSN giáo dục công lập nói chung và làm hạn chế nguồn thu của đơn vị nói riêng.
Một số chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, đặc biệt là chế độ thu học phí và khống chế chỉ tiêu tuyển sinh. Trong giai đoạn 2018-2020, Khoa thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015. Mặc dù hiện nay các trường đều áp dụng mức thu học phí cao nhất trong khung học phí do Nhà nước quy định nhưng so với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào đạo của các trường thì mức thu này còn khá thấp.
Hơn thế chỉ tiêu tuyển sinh của các trường lại phụ thuộc vào các tiêu chí, nguyên tắc xác định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tiêu chí về giáo viên, tiêu chí về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo/01 sinh viên). Giai đoạn 2018-2020, đơn vị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư số 20/2012/TT- BGDĐT ngày 12/06/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, do điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn hạn chế, bình quân 3 năm 2018-2020 đơn vị chỉ tuyển sinh khoảng gần 60 học viên/năm, với quy mô đào tạo như vậy đã dẫn đến hạn chế về nguồn thu sự nghiệp.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Nguồn thu của Khoa hầu như chưa đáng kể và không bền vững,
chủ yếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách cấp và nguồn thu học phí học viên cao học của 04 CTĐT thạc sĩ, trong đó CTĐT thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu đã đào tạo đến khóa thứ 10, Khoa học bền vững đã đào tạo đến khóa thứ 7 nên mất dần sự hấp dẫn và nhu cầu của người học cũng giảm dần qua các năm, trong khi đó 02 chương trình thạc sĩ mới là Quản lí phát triển đô thị và Di sản học vẫn đang trong
giai đoạn truyền thông, quảng bá tới người học nên số lượng người học biết đến, quan tâm và đăng ký học còn ít. Bên cạnh đó là xu hướng và nhu cầu của xã hội về học thạc sĩ cũng sụt giảm càng làm cho việc tuyển sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Với số lượng tuyển sinh thạc sĩ có chiều hướng đi xuống hàng năm thì có sự báo động về việc nguồn thu học phí sẽ không đảm bảo được cho hoạt động đào tạo và quản lí.
Nguồn thu từ đào tạo ngắn hạn đã tăng dần qua các năm và cũng bổ sung thêm kinh phí hoạt động cho Khoa nhưng nguồn thu này hiện vẫn còn hạn chế và chưa bền vững. Trong khi các nguồn thu sự nghiệp khác hầu như không đáng kể như thu từ quản lí phí đề tài, đề án.
Ngoài ra, Khoa gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn thu bổ sung của đơn vị do không có các hoạt động đào tạo liên kết và đào tạo quốc tế, các nguồn thu dịch vụ khác còn hạn chế. Nhất là do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 mà các kế hoạch dự kiến đào tạo liên kết của Khoa với các đối tác chưa thể thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, Chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ tốt để thu hút đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên giỏi để phục vụ cho các CTĐT hiện có cũng như trong việc phát triển ngành đào tạo mới, mở rộng qui mô đào tạo.
Sự phân bổ cán bộ các phòng ban chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc, phòng HC-TH được giao rất nhiều nhiệm vụ bao gồm cả công tác hành chính, quản trị tài sản vật chất, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tài chính kế toán trong khi nhân sự lại thiếu phần nào ảnh hưởng đến việc kiểm soát tài chính của đơn vị.
Thứ ba, Quy chế CTNB vẫn còn những nội dung, định mức chi chưa phù
hợp với thực tiễn. Một số chính sách chi liên quan đến định mức chi tiêu tài chính do Bộ Tài chính ban hành chậm được rà soát bổ sung, sửa đổi để phù hợp với mặt bằng giá hiện tại.
Việc ban hành Quy chế CTNB không giới hạn thời gian thực hiện, cùng với việc xây dựng các định mức chi trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Tài chính ban hành đã lâu, chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến một số định mức chi khá thấp so
với thực tế nhất là các khoản chi liên quan đến thanh toán cá nhân. Điều này dễ phát sinh việc hợp lý hóa chứng từ trong thanh toán dẫn đến không đảm bảo nguyên tắc của kế toán là trung thực, hợp lý.
Thứ tư, Công tác thanh kiểm tra hoạt động nội bộ nói chung và hoạt động
tài chính nói riêng còn hạn chế về nội dung, phạm vi nên phần nào làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính trong đơn vị.
Như vậy, với hiện trạng nguồn thu sự nghiệp chủ yếu từ nguồn thu học phí đào tạo thạc sĩ và một ít đền từ nguồn thu đào tạo ngắn hạn thì mới chỉ đảm bảo được một phần cho hoạt động chi thường xuyên của đơn vị ở mức tối thiểu theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa, cũng như cố gắng duy trì tiền lương, tiền công và phúc lợi cho cán bộ, người lao động của khoa ở mức thấp, chưa đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên cũng như chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất và đặc biệt là phát triển các CTĐT mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, luận văn đã làm rõ được những vấn đề sau:
Một là: Trình bày khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt động những năm gần đây của Khoa Các KHLN.
Hai là: Nêu thực trạng, tình hình thực hiện công tác tự chủ tại Khoa Các KHLN giai đoạn 2018-2020.
Ba là: Đánh giá thực trạng mức độ TCTC tại Khoa Các KHLN giai đoạn 2018-2020, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực hiện TCTC của Khoa Các KHLN.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI KHOA CÁC KHLN