Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của Khoa Các KHLN

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 56 - 63)

3.2.1.1 Về năng lực quản lý a. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Khoa Các KHLN

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Khoa Các KHLN) BAN CHỦ NHIỆM KHOA PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC SV PHÒNG KHCN&HTPT TRUNG TÂM NCKH VÀ HỖ TRỢ ĐT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐÀO TẠO TỔ CHUYÊN MÔN

Cơ cấu nhân sự của Khoa gồm Ban chủ nhiệm khoa và 3 phòng ban, 01 trung tâm và Tổ chuyên môn với 37 CBVC và hợp đồng lao động. Cụ thể số lượng nhân sự như sau: Ban chủ nhiệm khoa (2 người); Phòng Hành chính Tổng hợp (10 người); Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên (5 người); Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác phát triển (3 người); Trung tâm Khoa học công nghệ và hỗ trợ đào tạo (5 người); Tổ chuyên môn (12 người). Nhằm thu hút đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học có trình độ cao cộng tác giảng dạy và NCKH tại Khoa. Đến nay, Khoa đã kí hợp đồng giảng viên kiêm nhiệm với 23 giảng viên từ các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN tham gia giảng dạy tại các CTĐT của Khoa. Số lượng cán bộ hành chính, phục vụ được Khoa tuyển dụng vừa đủ, đáp ứng tốt yêu cầu quản lí, đảm bảo năng suất và hiệu suất công tác. Hầu hết cán bộ quản lí đều có trình độ thạc sĩ và đại học, được bố trí làm việc đúng ngành nghề chuyên môn và đáp ứng đủ tiêu chuẩn về các chức danh viên chức theo quy định hiện hành.

Với cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh với đầy đủ các phòng ban chức năng được sắp xếp ổn định, tinh giản và gọn nhẹ đã cơ bản đáp ứng và phục vụ nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, Khoa còn thiếu đội ngũ cán bộ giảng viên, khoa học cơ hữu, đặc biệt là các giảng viên cơ hữu tham gia vào các CTĐT của Khoa. Do đặc thù các CTĐT của Khoa mang tính liên ngành, liên lĩnh vực nên cần nhiều giảng viên của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong khi nguồn lực tài chính của Khoa chưa đảm bảo có thể tuyển dụng đầy đủ theo yêu cầu của mỗi CTĐT, cũng như phát triển các CTĐT mới, dẫn đến việc không đủ nhân lực cho việc phát triển các CTĐT mới và như vậy không thể mở rộng qui mô đào tạo, do đó không phát triển được nguồn thu để có nguồn lực tài chính tuyển dụng giảng viên. Như vậy, đội ngũ giảng viên đang là vấn đề ảnh hưởng tới việc thực hiện tự chủ tài chỉnh tại Khoa, đây là vấn đề không mới nhưng cần có những giải pháp, phương thức để thu hút đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, dù bộ máy nhân sự của Khoa rất tinh gọn với 37 cán bộ, giảng viên hiện tại phục vụ cho 4 CTĐT thạc sĩ, 1 CTĐT tiến sĩ, các CTĐT ngắn hạn, các hoạt động NCKH, triển khai các đề tài cơ sở, cấp ĐHQGHN và cấp Bộ, từ năm 2021 với 2 CTĐT cử nhân hệ chuẩn. Tuy nhiên, trình độ, năng lực và thái độ làm việc của bộ máy nhân sự khoa là chưa đồng đều, còn

tình trạng công việc thường tập trung vào một số người dẫn đến tình trạng người thì cùng lúc có quá nhiều công việc phải xử lý, người thì không làm gì, làm cho hiệu quả và tiến độ thực hiện một số công việc còn chậm.

b. Về tư duy và định hướng phát triển

Với tầm nhìn trở thành một cơ sở GDĐH theo định hướng ứng dụng chất lượng cao, là môi trường thu hút các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học hàng đầu có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn của mình cùng tham gia và cộng tác để phát triển các KHLN, liên lĩnh vực, gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội, góp phần định hình cho KHLN ở Việt Nam và đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước.

Với mục tiêu chung: Đến năm 2025, Khoa trở thành một đơn vị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tri thức liên ngành với nền tảng và nguồn lực bền vững, mạng lưới đối tác phong phú, đa dạng và đáp ứng được các yêu cầu phát triển Khoa và góp phần phát triển ĐHQGHN. Đến năm 2035, Khoa sẽ trở thành một trường đại học có vị thế trong hệ thống giáo dục Việt Nam, có thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu các KHLN, liên lĩnh vực.

Có thể thấy rằng về định hướng phát triển của Khoa là rất rõ ràng và phù hợp với xu thế phát triển của ĐHQGHN cũng như của xã hội theo định hướng đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực.

3.2.1.2 Năng lực nội sinh của đơn vị: a. Hoạt động đào tạo

Kể từ khi được điều chỉnh tên gọi đến nay (từ năm 2017), Khoa Các KHLN đã tiếp tục triển khai các chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu (BĐKH, từ 2011), Khoa học bền vững (KHBV, từ 2014), đồng thời triển khai xây dựng một số CTĐT sau đại học với định hướng liên ngành, liên lĩnh vực cấp ĐHQGHN sau:

- CTĐT ThS Quản lí phát triển đô thị (QLPTĐT, 2018). - CTĐT ThS Di sản học (DSH, 2020).

- Chương trình TS Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (BĐKH&PTBV, 2020), là chương trình tiếp nối ở bậc TS và có sự giao thoa hợp lí của các chương trình TS BĐKH và ThS KHBV.

Mỗi chương trình, khi được xây dựng, đều dựa trên nền tảng cách tiếp cận liên ngành, tích hợp, hướng đến các bài toán thực tiễn được nhìn nhận và giải quyết ở nhiều giác độ khác nhau. Các chương trình nhằm vào việc đáp ứng bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các Bộ, Ngành tương ứng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch-Đầu tư) và giúp tham gia giải quyết các bài toán thực tiễn tại mỗi địa phương, tổ chức có nhu cầu.

Bên cạnh các chương trình sau đại học, kể từ năm 2018 đến nay, Khoa đã và đang nghiên cứu xây dựng các chương trình ở bậc Cử nhân theo hướng chất lượng cao theo đặc thù đơn vị. Cụ thể, Khoa đang xây dựng các CTĐT:

- Cử nhân Quản trị thương hiệu: được triển khai xây dựng từ 2018. Chương trình đã hoàn thiện đề án để trình ĐHQGHN thẩm định.

- Cử nhân Quản lí giải trí: từ năm 2018, Khoa đã tìm hiểu để xây dựng chương trình theo hình thức liên kết đào tạo 2+2 với Đại học Nghĩa Thủ (Đài Loan). Hiện nay, chương trình được nghiên cứu xây dựng theo định hướng chương trình do ĐHQGHN cấp bằng, và có sự hợp tác với đối tác là Đại học Nghĩa Thủ.

Kể từ năm 2017 đến nay, số lượng học viên mới vào Khoa giảm nhiều. Xu hướng sụt giảm này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Khoa, vì nguồn thu chủ yếu của Khoa là dựa vào học phí của đào tạo sau đại học.

Hình 3.1. Số liệu tuyển sinh giai đoạn 2016 - 2020

Có thể thấy xu hướng giảm của các năm đối với số liệu tuyển sinh, giai đoạn 2017-2020. Đây là xu thế chung của toàn ĐHQGHN trong những năm vừa qua, khi mà nhu cầu đào tạo Thạc sĩ nói chung đang ở trạng thái bão hoà. Tuy nhiên, Khoa kì vọng sẽ cải thiện được tình hình tuyển sinh trong thời gian tới, với các biện pháp tuyển sinh hiệu quả và chất lượng, thu hút được sự quan tâm của người học ở cả bậc Thạc sĩ và bậc Tiến sĩ. Cho đến năm 2025, với việc triển khai các chương trình Cử nhân tại Khoa, số lượng tuyển sinh và số người học tại Khoa hàng năm sẽ tăng đáng kể.

Đối với công tác tổ chức đào tạo, Khoa luôn thực hiện việc đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua chất lượng của luận văn thạc sĩ. Là đơn vị đặc thù trong ĐHQGHN, để duy trì tính liên ngành của các CTĐT, Khoa Các KHLN đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực, như triển khai các hoạt động thực địa liên ngành, giúp người học vận dụng kiến thức hàn lâm để tiếp cận và trực tiếp tham gia góp phần giải quyết các bài toán thực tiễn tại địa phương hiện thông qua học phần “Thực địa liên ngành”. Khoa tiến hành quản lí các CTĐT theo mô hình Ban điều hành CTĐT, với một nhóm giảng viên đóng vai trò đảm bảo chuyên môn của chương trình, và các điều phối viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động lớp học. Với mô hình hoạt động này, việc quản lí học viên, quản lí tổ chức đào tạo được triển khai bài bản hơn, giúp học viên chủ động hơn trong kế hoạch học tập và nghiên cứu của mình, đảm bảo thời gian hoàn thành CTĐT đúng hạn.

Kể từ năm 2019-2020, hưởng ứng chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ĐHQGHN, cán bộ giảng viên của Khoa đã tích cực tham gia vào hoạt động đổi mới giảng dạy của ĐHQGHN, đóng góp vào các hoạt động hội thảo, xây dựng tài liệu tập huấn về đổi mới giảng dạy của ĐHQGHN. Cũng trong năm học 2019- 2020, ứng phó với dịch Covid 19, Khoa đã chủ động điều chỉnh hoạt động giảng dạy từ trực tiếp trên lớp sang học tập trực tuyến, đảm bảo việc học tập của học viên không bị gián đoạn. Đây là chủ trương đã và đang được ĐHQGHN hiện thực hoá bằng các văn bản quy định, giúp các đơn vị có căn cứ để triển khai rộng khắp. Với mô hình đặc thù như của Khoa, học viên tương đối ít và phân tán, giảng viên được mời từ các đơn vị khác nhau, việc chủ động triển khai phối hợp học trực tuyến-trực

tiếp sẽ giúp nâng hiệu quả công việc hơn, học viên có nhiều lựa chọn về thời gian học tập hơn. Thời gian vừa qua, việc triển khai học kết hợp trực tuyến-trực tiếp này đã nhận được các phản hồi tích cực từ học viên và một số giảng viên tham gia.

b. Hoạt động khoa học công nghệ

Sau khi chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ từ tháng 01/2017, Khoa đã xác định vai trò quan trọng của hoạt động KHCN và đã thành lập Trung tâm Khoa học công nghệ và hỗ trợ đào tạo, góp phần đem lại một số thành tích NCKH, bao gồm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín ISI/SCOPUS, các đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp ĐHQGHN và các Hội nghị, hội thảo, seminar khoa học. Trung tâm KHCN & Hỗ trợ đào tạo đã đóng vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo một không gian, môi trường làm việc khoa học tại Khoa. Tuy nhiên, thành tích khoa học của Khoa còn rất khiêm tốn. Điều đó được thể hiện ở số lượng tương đối ít các công trình NCKH được thực hiện tại Khoa hàng năm; khả năng thu hút các nhà khoa học trong và ngoài ĐHQGHN tham gia và triển khai các hoạt động KHCN (các đề tài NCKH các cấp, các hội nghị, hội thảo có tầm cỡ ĐHQGHN, quốc gia và quốc tế) còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ NCKH còn tương đối ít với chuyên môn khác nhau, chưa phù hợp với các CTĐT của Khoa và chưa có nhóm nghiên cứu đủ mạnh để thu hút các đề tài nghiên cứu có tầm cỡ và có chất lượng cao. Các hoạt động hội nghị, hội thảo trong các năm vừa qua chủ yếu phục vụ công tác xây dựng CTĐT và các seminar chuyên môn. Khoa chưa có hội thảo khoa học có tầm ảnh hưởng và có sức lan toả về khoa học, đặc biệt là các KHLN.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học (2017 - 2020)

TT Nội dung hoạt động KHCN 2017 2018 2019 2020

1 Số đề tài cấp Bộ 0 0 2 2

2 Số đề tài cấp ĐHQGHN 0 0 0 1

3 Số bài báo ISI/Scopus, giải thưởng 0 1 3 4 4 Hội nghị, Hội thảo, Seminar khoa học 5 7 7 3

Hoạt động khoa học công nghệ dù đã được cố gắng triển khai đi vào nề nếp. Tuy nhiên, chưa thu hút được nhiều cán bộ, nhà khoa học và giảng viên tham gia. Các đề tài chủ yếu tập trung vào chủ trì và nhóm các thành viên tham gia.

c, Hoạt động hợp tác phát triển

Từ năm 2017 đến nay, Khoa Các KHLN đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, quảng bá các CTĐT cũng như hình ảnh của Khoa và thu được một số kết quả đáng khích lệ bước đầu. Cụ thể, năm 2018 Khoa đã triển khai CTĐT thạc sĩ Quản lí và phát triển đô thị phối hợp với Phân Hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, bên cạnh đó là các CTĐT ngắn hạn, các khoá tập huấn nâng cao năng lực tại địa phương, bộ, ngành. Đặc biệt là, Khoa cũng đã và đang triển khai các khóa liên kết quốc tế với các đối tác nước ngoài như Khoá đào tạo Tiếng Việt và Việt Nam học cho 28 sinh viên của Học viện Ngoại ngữ Bách Sắc (Trung Quốc) trong năm học 2019-2020 và dự kiến Khoá bồi dưỡng về Tôn giáo liên văn hóa liên kết với tổ chức IGE (Hoa Kỳ) trong năm học 2020-2021.

Các hoạt động hợp tác phát triển dù đã được quan tâm triển khai thực hiện, với nhiều đầu mối và nhiều đối tác. Tuy nhiên, mới có một số hợp tác đã có kết quả hạn chế, nguồn thu mang lại ít, trong khi để thực hiện TCTC thì nguồn thu dịch vụ là một trong những nguồn thu quan trọng; những hợp tác còn lại mới chỉ dừng ở tiềm năng và chưa có được kết quả cụ thể. Các hoạt động hợp tác của Khoa mới chỉ tập trung vào một số đối tác và các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu, tư vấn chính sách là chưa có. Vì vậy, cần phải có giải pháp nâng cao hoạt động hợp tác phát triển trong việc thực hiện TCTC tại Khoa.

d. Về cơ sở vật chất

Với cơ sở vật chất của Khoa như hiện nay có 7 phòng làm việc và 3 phòng học với tổng diện tích khoảng 360m2, sắp tới Khoa sẽ đưa thêm 01 phòng học (86m2) thì tạm thời là đủ để đáp ứng hoạt động hiện tại với 37 cán bộ cho 2 CTĐT cử nhân, 4 CTĐT thạc sĩ và 1 CTĐT tiến sĩ.

Bên cạnh đó toàn bộ hệ thống tủ tài liệu, bàn ghế, máy tính, máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, xe ô tô phục vụ cho hoạt động hành chính, đào tạo của khoa đều đã cũ, qua nhiều năm sử dụng nên đã khấu hao hết và hỏng hóc nhiều.

Với kế hoạch phát triển đào tạo giai đoạn 2021-2025 mở thêm 6 CTĐT cử nhân, 01 CTĐT thạc sĩ, 01 CTĐT tiến sĩ và các CTĐT ngắn hạn thì sẽ cần thêm ít nhất từ 1-3 phòng học mới, bên cạnh đó là 1-3 phòng làm việc phục vụ cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và chuyên viên phục vụ đào tạo tăng thêm.

Bên cạnh đó cần đầu tư mua sắm, thay thế mới hệ thống tủ tài liệu, bàn ghế, máy tính, máy chiếu, điều hòa, xe ô tô phục vụ cho hoạt động hành chính, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo của khoa để đạt được tiêu chuẩn của phòng học chất lượng cao phục vụ.

Như vậy, có thể thấy cơ sở vật chất của Khoa còn rất hạn chế, cần phải có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, cũng như phải tìm kiếm phương án bổ sung thêm giảng đường, lớp học để phục vụ có việc mở rộng qui mô đào tạo trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w