Để có thể thực hiện thành công TCTC tại Khoa Các KHLN nói riêng, tại các trường ĐHCL nói chung, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo cơ chế, kiện thuận lợi để thúc đẩy, cụ thể:
Thứ nhất Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định “Cơ chế tự chủ của ĐVSNCL”, đã ban hành được 5 năm nhưng cho đến nay vẫn là chủ trương chung mà chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Cần thiết phải hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp và đồng bộ đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng và tài chính nói chung tại các đơn vị ngành giáo dục. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện tự chủ tại các trường ĐH công lập thông qua việc nghiên cứu ban hành các tiêu chí, điều kiện thực hiện tự chủ cho các đơn vị giáo dục, xây dựng hệ thống giám sát chất lượng và chi phí dịch vụ giáo dục.
Thứ hai Nhà nước cần sớm chỉ đạo các cấp các ngành có liên quan nghiên cứu, ban hành hệ thống văn bản pháp quy về vấn đề tài chính trong lĩnh vực giáo dục mà cụ thể Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo dục để tháo gỡ những rào cản về các định mức chi tiêu chưa và không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba cần sớm ban hành hướng dẫn mới qui định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thay thế cho Nghị định số: 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực khi kết thúc năm học 2020-2021, trong đó cần tính lộ trình tăng học phí phù hợp, để đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ giáo dục nhằm tăng nguồn thu cho các đơn vị giáo dục và sớm tiến tới thực hiện TCTC.
Thứ tư cải tiến các qui định, điều kiện để mở mới các CTĐT, qui định về việc thi đầu vào, học, thi, xét tốt nghiệp đầu ra… giảm bớt các thủ tục hành chính để giảm các khoản chi phí phục vụ, quản lý.
Thứ năm tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN.
Thứ sáu nhà nước cần xây dụng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán công hoặc sớm có lộ trình cho việc áp dụng theo chuẩn mực kế toán công quốc tế.
Thứ bẩy tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, ần xây dụng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán công và hướng tới chuẩn mực kế toán quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 tác giả đã đánh giá thực trạng TCTC tại Khoa Các KHLN, ĐHQGHN. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp hợp lý, khoa học và có tính khả thi cao, cùng với những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và các đơn vị để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó. Nội dung các giải pháp vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể, bao gồm các nội dung hoàn thiện trên lĩnh vực vĩ mô của nhà nước và các cơ quan quản lý cũng như trong phạm vi Khoa Các KHLN, ĐHQGHN.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, việc thực hiện cơ chế TCTC theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, công tác TCTC tại Khoa Các KHLN đã có nhiều kết quả tích cực, quy mô thu hàng năm đã được nâng lên, mức độ tự chủ đã được cải thiện rõ rệt từ 44,55% năm 2018 lên 56,61% vào năm 2020, giảm dần sự hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Công tác quản lý thu, chi tài chính ngày càng được hoàn thiện và phát huy hiệu quả, cơ sở vật chất từng bước được đổi mới, quy mô đào tạo được mở rộng, chất lượng công tác đào tạo được nâng cao, vị thế, uy tín của đơn vị được củng cố, đời sống, thu nhập của cán bộ, giảng viên được nâng lên.
Có thể nói việc đẩy mạnh thực hiện công tác nâng cao mức độ TCTC có tác động thúc đẩy, đa dạng hóa các nguồn thu, tạo điều kiện cho các đơn vị nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ NCKH, mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên.
Từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học về TCTC của các ĐVSN công lập, thực trạng thực hiện cơ chế TCTC tại Khoa Các KHLN, ĐHQGHN và vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn một số nhiệm vụ sau:
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ bản về TCTC tại các cơ sở giáo dục ĐHCL lập nói chung và tại Khoa Các KHLN, ĐHQGHN nói riêng.
Luận văn đã đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng mức độ TCTC tại Khoa Các KHLN, từ đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình triển khai TCTC tại Khoa Các KHLN.
Qua thực trạng đã đề xuất một số giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm thực hiện TCTC, đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện TCTC tại các đơn vị ĐHCL nói chung và Khoa Các KHLN nói riêng.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và năng lực của tác giả có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn thực sự kính mong nhận được sự đóng góp tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ, 2009. Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 15/04/2009 của liên bộ Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ, 2016. Thông tư số 03/2016/TT-BNV, ngày 25/5/2016 của Bộ Nội vụ
Hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư 107/2017/TT-BTC, ban hành ngày 10/10/2017 về
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài
chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2014. Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Hà Nội.
6. Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của chính phủ
về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
7. Chính phủ, 2015. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của chính phủ
quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021. Hà Nội.
8. Chính phủ, 2015. Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021. Hà Nội.
9. Chính phủ, 2019. Quyết định số 69/QĐ-TTg, ngày 15/01/2019 của Thủ tướng
chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025. Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Quyết định số 248/QĐ-ĐHQGHN ngày
20/01/2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc đổi tên Khoa Các khoa học liên ngành. Hà Nội.
11. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Quyết định số 666/QĐ-ĐHQGHN ngày
01/03/2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Khoa Các khoa học liên ngành. Hà Nội.
12. Khoa Các KHLN, 2018. Quyết định số 326/QĐ-KHLN ngày 02/10/2018 của
Khoa Các khoa học liên ngành ban hành Quy chế Chi tiêu nội bộ. Hà Nội.
13. Khoa Các KHLN, 2018. Quyết định số 284/QĐ-KHLN ngày 28/08/2018 của
Khoa Các KHLN ban hành Chiến lược phát triển Khoa Các khoa học liên ngành giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030. Hà Nội.
14. Lê Thị Thủy Tiên, 2018. Giải pháp nâng cao mức độ tự chủ tài chính của
Trường Đại học Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. Trường Đại học
kinh tế, Đại học Huế.
15. Nguyễn Trọng Tuấn, 2018. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công
lập ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ luật học. Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
16. Quốc hội, 2015. Luật kế toán, số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Hà Nội. 17. Quốc hội, 2010. Luật Viên chức, số 58/2010/QH12 ngày 15/10/2010 của Quốc
Hội. Hà Nội.
18. Quốc hội, 2009. Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, số 09/2009/QH12 của
Quốc hội ngày 03/6/2008 và các văn bản, quy định của pháp luật có liên quan.
19. Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6
năm 2015. Hà Nội.
20. Tạ Thị Phương Mai, 2018. Tăng cường tự chủ tài chính tại Trường Đại học
Công nghiệp Việt Trì. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
21. Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt
Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, tài chính ngân hàng. Đại học Kinh tế Quốc dân.
22. Viện Ngôn ngữ học, 2000. Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng 23. Viện Ngôn ngữ học, 2010. Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng
PHỤ LỤC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU ĐIỀU TRA
CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Kính gửi các Anh/Chị!
Nhóm chúng tôi đang thực hiện một chuyên đề nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính ở các Trường Đại học công lập. Để nâng cao chất lượng bài nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát về thực trạng tự chủ tài chính tại các Trường đại học công lập hiện nay cũng như những ý kiến của Anh/Chị về tự chủ tài chính tại các Trường đại học trong thời gian tới bằng một số câu hỏi dưới đây. Kính mong Anh/Chị bớt chút thời gian giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành Phiếu điều tra này.
Xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị.
Phần 1: Thông tin cá nhân: (Vui lòng đánh dấu “x” vào ô tương ứng)
1. Họ và tên:... Nam Nữ
2. Đơn vị công tác:
Khoa trực thuộc ĐHQGHN Trường trực thuộc ĐHQGHN
Viện trực thuộc ĐHQGHN Đơn vị ngoài ĐHQGHN
3. Vị trí công tác:
Cán bộ quản lý Giảng viên Giảng viên thỉnh giảng
Chuyên viên Khác
4. Thâm niên công tác:
Dưới 5 năm Từ 5 năm 10 năm Từ 10 năm 15 năm
Từ 15 năm 20 năm Trên 20 năm
5. Đơn vị Anh/Chị thuộc loại hình đơn vị tự chủ nào sau đây:
Đơn vị tự đảm bảo chi TX và chi ĐT Đơn vị tự đảm bảo chi TX
Đơn vị tự đảm bảo một phần chi TX Đơn vị do NN đảm bảo chi TX
Phần 2: Đánh giá cơ chế tự chủ tài chính
6. Theo Anh/Chị, Đại học Quốc gia Hà Nội có nên chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn không?
Có Không
Không có ý kiến
7. Theo Anh/chị, nếu ĐHQGHN chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn thì quy trình hợp lý nhất sẽ là:
Tự chủ hoàn toàn thống nhất tất cả các đơn vị thành viên ĐHQGHN Tự chủ thí điểm bắt buộc ở một số đơn vị trực thuộc
Để các đơn vị thành viên tự xây dựng phương án đề xuất để ĐHQGHN phê duyệt, nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ cho tự chủ
Ý kiến khác ... 8. Theo Anh/Chị, nếu chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn thì lộ trình hợp lý nhất với đơn vị Anh/chị công tác sẽ là:
Trong vòng 5 năm tới Từ 5 đến 10 năm nữa Trên 10 năm nữa
Ý kiến khác………
9. Theo Anh/Chị, có nên bắt buộc các trường đại học công lập chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn hay không?
Chuyển sang tự chủ hoàn toàn, giảm gánh nặng cho NSNN
Chuyển dần sang tự chủ hoàn toàn, tránh ảnh hưởng đột ngột đến kết quả tuyển sinh Nên để tồn tại song song 2 hình thức, tạo cơ hội cho người học
10. Theo Anh/Chị, lợi thế lớn nhất khi áp dụng tự chủ tài chính tại các Trường Đại học công lập là gì?
Tăng nguồn thu do tăng mức thu học phí Chủ động trong việc sử dụng các nguồn thu
Tăng thu nhập, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Cải thiện cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc Tất cả các ý trên
11. Theo Anh/Chị, áp lực lớn nhất khi áp dụng tự chủ tài chính tại các Trường Đại học công lập là gì?
Nguồn thu không tăng do khó tuyển sinh hơn (một số ngành đào tạo có nhu cầu xã hội chưa cao sẽ rất khó tuyển sinh)
Chi phí ban đầu lớn do phải đầu tư nhiều vào CSVC và các chương trình thu hút người học nhằm tăng khả năng cạnh tranh
Chất lượng tuyển sinh giảm do chú trọng số lượng tuyển sinh Khó tính đủ chi phí cấu thành giá dịch vụ đào tạo, có thể gây lỗ Ý kiến khác
12. Anh/Chị có biết về mức thu học phí trên cơ sở “tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo” của các CTĐT Chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT không?
Biết rõ
Biết một phần Không biết/không rõ
13. Với mức thu học phí cao hơn hệ chuẩn do không còn hỗ trợ từ NSNN, theo Anh/Chị nếu mở rộng quy mô đào tạo hệ CLC hoặc chỉ đào tạo hệ CLC có khả năng đẩy nhanh tốc độ tự chủ tài chính không?
Hoàn toàn nhất trí Không đẩy nhanh hơn Không đủ căn cứ đánh giá
Ý kiến khác ... 14. Anh/chị đánh giá mức độ phát triển nguồn thu ngoài NSNN của các đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN như thế nào?
TT Nguồn thu Tốt Khá Trung
bình Kém
1 Học phí các hệ đào tạo chuẩn
2 Học phí các hệ đào tạo chất lượng cao, đào tạo
liên kết
3 Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ
4 Ứng dụng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
5 Thu khác
15. Theo Anh/Chị, đâu là nguồn thu tiềm năng mà đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN chưa khai thác tối đa?
Học phí các hệ đào tạo chuẩn
Học phí các hệ đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ