Phương pháp so sánh:

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 51 - 52)

Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu thứ cấp, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của trường ĐHCL khi thực hiện cơ chế TCTC, chúng ta sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn và nguồn tài chính năm sau với năm trước để thấy được sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm, từ đó phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, đề ra biện pháp khắc phục.

Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh đều đồng nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.

Gốc để so sánh: Căn cứ vào mục đích phân tích, có gốc so sánh được lựa chọn sử dụng trong luận văn là: Trị số của các chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, mà cụ thể thời điểm được chọn là năm 2020 nhằm xác định tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Hiện nay, hai phương pháp so sánh thường xuyên được sử dụng là phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối:

So sánh bằng số tuyệt đối: sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt giá trị các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Phương pháp này được thể hiện cụ thể qua các con số, là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu.

So sánh bằng số tương đối: dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp này tính theo tỷ lệ % và là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng thêm 2 loại kỹ thuật phân tích như sau: + Kỹ thuật phân tích dọc: được sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Trong luận văn, kỹ thuật này được áp dụng khi xem xét cơ cấu các khoản thu và các khoản chi.

+ Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật này được sử dụng trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lượng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ.

Dựa vào các kỹ thuật phân tích này, tác giả sẽ đưa ra được sự so sánh và nhận xét chính xác hơn về biến động của các tiêu chí đánh giá, của kết quả việc thực hiện TCTC tại Khoa Các KHLN, chỉ tiêu hay nội dung nào đang đạt hiệu quả, có tác động tích cực đến vấn đề nghiên cứu hay không.

Áp dụng các phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu, từ đó đánh giá thực trạng việc thực hiện TCTC tại Khoa Các KHLN từ năm 2018 đến năm 2020, đưa ra những giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện TCTC tại Khoa Các KHLN.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w