Trong giai đoạn vừa qua, nguồn thu của Khoa phần lớn phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ học phí, các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong những năm tới, cân đối NSNN còn gặp nhiều khó khăn, cùng với thực hiện chủ trương cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công theo lộ trình, giảm dần sự hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Do đó để nâng cao TCTC, trong những năm tới Khoa cần có giải pháp thực hiện nhằm tăng nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác, tiến tới đảm bảo tự chủ ở mức cao hơn, giảm dần phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp, trong đó cần tập trung vào một số nội dung sau:
4.1.1.1. Mở rộng quy mô đào tạo, tăng số lượng sinh viên, học viên
Nguồn thu sự nghiệp chính của đơn vị là từ học phí đào tạo chính qui (từ các hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ), nguồn thu này phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là mức thu học phí và quy mô đào tạo. Trong thực tế, mức thu học phí được Nhà nước khống chế ở mức trần (hiện tại vẫn đang áp dụng theo Nghị định 86/2015/NĐ- CP ngày 02/10/2015 cho đến hết năm học 2020-2021 và tiếp tục được áp dụng cho năm học 2021-2022 theo Công văn số 1505/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 16/4/2021), tuy nhiên mức thu do Nhà nước quy định vẫn còn ở mức thấp, chưa tính đủ chi phí liên quan. Trong thời gian tới, việc điều chỉnh tăng học phí còn phụ thuộc vào việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ, trường hợp lạm phát cao, thì việc điều hành chính sách tăng học phí theo lộ trình sẽ được tính toán ở mức độ phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Do đó, để gia tăng nguồn thu ổn định, đơn vị cần phải mở rộng quy mô đào tạo. Khi quy mô đào tạo tăng lên, số lượng sinh viên gia tăng theo đó nguồn
thu sẽ tăng theo. Để tăng quy mô đào tạo, đơn vị cần tập trung chú trọng một số nội dung sau:
Một là, Về đội ngũ giảng viên và CTĐT:
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng và có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức chuyên sâu, làm chủ được tri thức và không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, giảng viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn và không ngừng đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học phù hợp từng chuyên ngành cụ thể.
Bên cạnh đó cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu mở rộng các ngành đào tạo mà xã hội có nhiều nhu cầu, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (như mở các CTĐT cử nhân gắn với CTĐT thạc sĩ, tiến sĩ khoa đang đào tạo như Quản lí phát triển đô thị, Biến đổi khí hậu; Khoa học bền vững). Thực hiện rà soát lại CTĐT, trên cơ sở phân tích và dự báo nhu cầu về thị trường lao động, bên cạnh những chuyên ngành truyền thống, đơn vị cần chủ động xây dựng CTĐT, đề xuất bổ sung các chuyên ngành đào tạo mới, phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng, chương trình và nội dung đào tạo và NCKH sẽ góp phần tạo dựng uy tín, nâng cao vị thế của trường trong công tác đào tạo và nghiên cứu. Từ đó thu hút thêm nhiều sinh viên theo học... Đây là một hướng đi quan trọng, góp phần tăng các nguồn thu, nâng cao khả năng tự đảm bảo về kinh phí hoạt động.
Năm 2021 đơn vị đã được phê duyệt đào tạo 2 CTĐT cử nhân (ngành Truyền thông và thương hiệu và ngành Quản trị tài nguyên di sản với tổng chỉ tiêu tuyển sinh được phê duyệt là 180 sinh viên, dự kiến giai đoạn 2021-2025 lộ trình tăng qui mô và CTĐT hợp lý sẽ như sau:
Năm 2022: Thêm 1 CTĐT cử nhân về lĩnh vực đô thị và 1 CTĐT cử nhân liên kết 2+2 về lĩnh vực sự kiện.
Năm 2023: Thêm 1 CTĐT cử nhân liên kết 2+2 về lĩnh vực chuỗi cung ứng Năm 2024: Thêm 1 CTĐT cử nhân về lĩnh vực môi trường và 1 CTĐT thạc sĩ lĩnh vực môi trường sinh thái.
Năm 2025: Thêm 1 CTĐT tiến sĩ lĩnh vực di sản.
Bảng 4.1: Quy mô đào tạo dự kiến giai đoạn 2021 - 2025
STT Nội dung 2021 2022 2023 2024 2025
1 Tổng số CTĐT cử nhân 2 3 3 4 4
2 Tổng số CTĐT cử nhân liên kết 0 1 2 2 2
3 Tổng số CTĐT thạc sĩ 4 4 4 5 5
4 Tổng số CTĐT tiến sĩ 1 1 1 1 2
Quy mô đào tạo cử nhân (60 sinh viên/lớp cử nhân thường, 25 sinh viên/lớp cử nhân liên kết)
180 445 735 1.060 1.180
Qui mô đào tạo thạc sĩ 120 120 120 135 150
Qui mô đào tạo tiến sĩ 9 14 15 15 20
Tổng qui mô đào tạo các hệ 309 579 870 1.210 1.350
(Nguồn: Tác giả tự phân tích và tổng hợp)
Hai là, Tiếp tục đầu tư tăng cường về cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện mở rộng quy mô:
Các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo để có thể thực hiện thành công mô hình đào tạo của trường đại học đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực của thị trường lao động, đặc biệt là xu hướng đào tạo chất lượng cao sẽ yêu cầu trang bị cơ sở vật chất thông minh, hiện đại. Hơn thế nữa với hệ thống trang thiết bị còn hạn chế như hiện nay chưa đủ đáp ứng điều kiện mở rộng qui mô đào tạo, do đó đơn vị cần phải có kế hoạch đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại và có chất lượng góp phần phục vụ tốt nhất nhu cầu dạy và học. Tích cực đề xuất, xây dựng các dự án đầu tư tăng cường năng lực, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị thí nghiệm, các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ để tăng nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
Ba là, Chú trọng đa dạng hóa các nguồn thu:
Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ KHCN. Tăng quy mô, đa dạng loại hình đào tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phấn đấu tỷ lệ tăng thu hàng năm từ là 5-10%.
Đẩy mạnh, ưu tiên các hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học như khoa học 86
ứng dụng, chuyển giao công nghệ có thu. Nâng cao chất lượng nguồn lực KHCN để đấu thầu thành công các nhiệm vụ, đề tài, dự án KHCN. Phấn đấu đến năm 2025 nguồn thu từ hoạt động KHCN đóng góp từ 10-12% và đến năm 2030 đóng góp 17 - 20% trong tổng thu của đơn vị.
Mở rộng hợp tác quốc tế và đào tạo lưu học sinh nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các chương trình, các tổ chức trong và ngoài nước. Chủ động tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các dự án của các tổ chức phi chính phủ và các dự án vốn vay ODA; tận dụng những cơ hội tài trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động dịch vụ, phấn đấu đến năm 2025 nguồn thu từ các hoạt động hợp tác quốc tế và dịch vụ đạt 10% và đến năm 2030 đạt 20% trong tổng nguồn thu.
4.1.1.2. Thực hiện quản lý tốt các nguồn thu
Việc quản lý tốt nguồn thu trong trường cần phải được coi trọng để đảm bảo các nguồn thu được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của Khoa. Công tác lập dự toán thu, chi các hoạt động dịch vụ đảm bảo sát với tình hình thực tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhiệm vụ các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân, giúp Khoa chủ động trong điều hành công tác tài chính của mình, trong đó cần ưu tiên theo hướng:
Một là, xây dựng kế hoạch thu hàng năm: Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn về xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của ĐHQGHN, Bộ Tài chính, đơn vị cần thực hiện rà soát các chế độ chính sách về định mức thu, trên cơ sở số lượng sinh viên, học viên dự kiến đã tính đến yếu tố biến động hàng năm để dự báo và xây dựng kế hoạch thu, chi cho các hoạt động sát với tình hình thực tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhiệm vụ các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân.
Hai là, công tác quản lý nguồn thu: Bên cạnh mở rộng và khai thác nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu cũng là một yêu cầu rất quan trọng. Việc triển khai thực hiện công tác thu như thu phí, lệ phí phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời và nộp tập trung vào bộ phận kế toán để hạch toán, theo dõi, quản lý theo quy định. Các hoạt động dịch vụ của trường cần được thống kê chi tiết các chi phí để xác định cân đối thu chi, làm cơ sở tính giá, đảm bảo có tích lũy.