Về tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 77)

3.2.2.1 Nguồn tài chính của Khoa Các KHLN

Là ĐVSN giáo dục công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, nguồn thu của Khoa bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

- Nguồn kinh phí do NSNN cấp, đây được coi là nguồn hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ đào tạo chính qui, nguồn kinh phí cấp gồm

+ Nguồn kinh phí thường xuyên.

+ Nguồn kinh phí không thường xuyên. - Nguồn thu HĐSN, bao gồm:

+ Thu lệ phí tuyển sinh hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; + Thu học phí chính qui hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; + Thu kinh phí đào tạo thạc sĩ;

+ Thu đào tạo các lớp ngắn hạn và thu khác; Trong đó, mức thu học phí được xác định như sau:

Mức thu lệ phí tuyển sinh hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo qui định tại Thông tư số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2015, cụ thể:

Bảng 3.2. Mức thu lệ phí tuyển sinh đào tạo sau đại học giai đoạn (2018-2020)

TT Nội dung Đơn vị tính Thạc sĩ Tiến sĩ

1 Lệ phí đăng ký dự thi Đồng/thí sinh/hồ sơ 60.000đ 60.000đ 2 Lệ phí dự thi, dự tuyển

2.1 Lệ phí dự thi Đồng/thí sinh/môn thi 120.000đ 120.000đ Thí sinh có kết quả môn

ngoại ngữ được bảo lưu và không phải thi môn ngoại ngữ

Đồng/thí sinh/môn

ngoại ngữ 70.000đ

2.2 Lệ phí dự tuyển NCS Đồng/thí sinh/hồ sơ

(Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng hợp, Khoa Các KHLN)

Mức thu học phí đào tạo chính qui (hệ thạc sĩ, tiến sĩ): theo qui định tại Nghị định số 86/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2015, cụ thể:

Bảng 3.3. Mức thu học phí đào tạo sau đại học giai đoạn (2018-2020)

TT Nội dung Thạc sĩ Tiến sĩ

1 Năm học 2018-2019

1.1 Học viên trong thời gian đào tạo: Học phí 1 tháng

Học phí 1 năm học (10 tháng)

1.440.000đ/tháng 14.400.000đ/năm 1.2 Học phí kéo dài thời gian đào tạo 720.000đ/tháng

2 Năm học 2019-2020

2.1 Học viên trong thời gian đào tạo: Học phí 1 tháng

Học phí 1 năm học (10 tháng)

1.590.000đ/tháng 15.900.000đ/năm 2.2 Học phí kéo dài thời gian đào tạo 795.000đ/tháng

3 Năm học 2019-2020

3.1 Học viên trong thời gian đào tạo: Học phí 1 tháng Học phí 1 năm học (10 tháng) 1.755.000đ/tháng 17.550.000đ/năm 2.925.000đ/tháng 29.250.000đ/năm 3.2 Học phí kéo dài thời gian đào tạo 1.460.000đ/tháng

(Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng hợp, Khoa Các KHLN)

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Nguồn NSNN cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Bảng 3.4: Nguồn thu của Khoa Các KHLN giai đoạn 2018-2020

(ĐVT: 1.000 đồng)

TT Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021(Dự kiến) So sánh

2019/2018 2020/2019 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) I Ngân sách cấp 2.816.000 57% 3.448.000 54% 3.646.000 44% 5.092.000 48% 632.000 22% 198.000 6% 1 Từ Ngân sách cấp cho hoạt

động đào tạo 2.616.000 53% 3.248.000 51% 3.531.000 43% 4.742.000 45% 632.000 283.000 2 Từ Ngân sách cấp cho hoạt

động nghiên cứu khoa học 200.000 4% 200.000 3% 115.000 1% 350.000 3% - (85.000)

II Nguồn thu sự nghiệp 2.101.479 43% 2.893.878 46% 4.605.973 56% 5.409.650 52% 792.399 38% 1.712.095 59% 1 Học phí đào tạo tiến sĩ - 0% - 0% 59.300 1% 263.250 3% - 59.300

2 Học phí đào tạo thạc sĩ 1.901.000 39% 2.053.866 32% 2.123.124 26% 2.106.000 20% 152.866 69.258 3 Học phí đào tạo cử nhân - 0% - 0% - 0% 1.940.400 18% - - 4 Các lớp đào tạo ngắn hạn 80.000 2% 666.633 11% 1.797.959 22% 1.000.000 10% 586.633 1.131.326 5 Thu sự nghiệp khác 120.479 2% 173.379 3% 625.590 8% 100.000 1% 52.900 452.211

TỔNG (I+II) 4.917.479 100% 6.341.878 100% 8.251.973 100% 10.501.650 100% 1.424.399 60% 1.910.095 65%

Trong cơ cấu nguồn thu của Khoa, nguồn NSNN vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn (năm 2018: 2.816 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng nguồn thu, năm 2019: 3.448 triệu đồng, chiếm 54% tổng nguồn thu và năm 2020: 3.646 triệu đồng chiếm 44%; Dự kiến năm 2021: 5.092 triệu đồng, chiếm 48%), như vậy nguồn NSNN vẫn chiếm trung bình 50% tỷ trọng nguồn thu của Khoa. Nếu so năm 2019 so với năm 2018 tăng 22% do được cấp thêm ngân sách cho việc mở mới các CTĐT và cấp lương cho CBVC mới được điều chuyển về khoa; năm 2020 so với năm 2019 tăng 6%.

Nguồn thu sự nghiệp: giai đoạn 2018-2020 đã có sự phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo, thể hiện qua việc năm 2018 khoa mới có 3 CTĐT thạc sĩ (chuyên ngành: Biến đổi khí hậu, khoa học bền vững và quản lý phát triển đô thị) thì năm 2019 có CTĐT tiến sĩ Biến đổi khí hậu và năm 2020 có thêm CTĐT thạc sĩ Di sản học qua đó đã góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp, đặc biệt là từ năm 2018 bắt đầu xuất hiện nguồn thu từ hoạt động đào tạo dịch vụ ngắn hạn và ngày càng mở rộng với nhiều CTĐT, đối tượng đào tạo và cả đối tác liên kết, từ đó nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, giảm dần nguồn NSNN cấp. Nguồn thu học phí đào tạo thạc sĩ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu nguồn thu (năm 2018: 1.901 triệu đồng, chiếm 39% tổng nguồn thu, năm 2019: 2.053 triệu đồng, chiếm 32% tổng nguồn thu, năm 2020: 2,123 triệu chiếm 26% và dự kiến năm 2021: 2.000 triệu đồng, chiếm 23%) như vậy nguồn thu có xu hướng tăng qua các năm nhưng lại giảm vào năm 2020, sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do dù qui mô tuyển sinh đào tạo thạc sĩ có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2018 với 3 CTĐT tuyển: 65 học viên, 2019 với 3 CTĐT tuyển: 42 học viên, năm 2020 với 4 CTĐT tuyển: 58 học viên) vì vậy số thu học phí từ học viên mới giảm dần, tuy nhiên do số lượng học viên phải gia hạn nhiều (chiếm 50% số học viên năm cuối) và số học viên chậm nộp học phí của các năm 2017, 2018 lớn dẫn đến nguồn thu học phí của giai đoạn 2018- 2019 tăng dần nhưng năm 2020 khi số học viên nợ học phí giảm, số học viên tuyển mới không tăng làm cho học phí năm 2020 thu được ít hơn các năm trước, dự kiến năm 2021 tình hình còn khó khăn hơn do tình hình dịch bệnh Covid. Làm thế nào

để thu hút người học, hấp dẫn người học, tăng qui mô tuyển sinh và đào tạo là yếu tố quyết định trong việc tăng nguồn thu từ học phí.

Tiếp đến là nguồn thu từ đào tạo ngắn hạn dù đã bắt đầu xuất hiện (Năm 2018: 80 triệu đồng, chiếm 2%; Năm 2019: 666 triệu đồng, chiếm: 11%, năm 2020: 1.798 triệu đồng, chiếm: 22%) như vậy nguồn thu từ ĐTNH đã tăng dần qua các năm và bổ sung một phần cho chi thường xuyên của đơn vị. Tuy nhiên đây là nguồn thu không ổn định, ngoài ra tính chênh lệch thu chi thì tỷ lệ trung bình thường đạt khoảng 10% doanh thu, vì vậy nguồn thu này bổ sung chưa đáng kể cho vấn đề TCTC của đơn vị.

Nguồn thu sự nghiệp khác có tỷ trọng khiêm tốn (năm 2018: 120 triệu, chiếm 2%, năm 2019: 173 triệu, chiếm 3%, năm 2020: 626 triệu, chiếm 8%), như vậy có thể thấy nguồn thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của đơn vị. Nguồn thu sự nghiệp khác đến từ hoạt động NCKH, lãi tiền gửi,.. . khoản thu từ các hoạt động này được công khai trên cơ sở lấy thu bù đắp chi phí và tích lũy hợp lý. Đây chính là việc đa dạng hóa các nguồn thu nhằm tăng thu, đảm bảo hoạt động, tăng tích lũy, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

Bảng 3.5. Mức độ đảm bảo chi thường xuyên của Khoa Các KHLN giai đoạn 2018-2020

STT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021(Dự kiến)

1 Thu sự nghiệp 2.101.479 2.893.878 4.605.973 5.409.650 2 Chi thường xuyên 4.717.479 6.141.878 8.136.973 10.151.650

Mức độ đảm bảo chi thường

xuyên ((I:II)x100%) 44,55% 47,12% 56,61% 53,29%

(Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng hợp, Khoa Các KHLN)

Qua nghiên cứu số liệu tại Bảng số 3.3 cho thấy số thu từ HĐSN có xu hướng tăng đều cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, phản ánh mức độ tăng tính tự chủ, tự bảo đảm về chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. Nguồn thu sự nghiệp của Khoa còn hạn chế, trong khi đó lại phát sinh nhiều nhu cầu hoàn thiện cơ sở vật chất, chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ,

nâng cao chất lượng công tác dạy và học, do đó Khoa đã thực hiện công tác quản lý tài chính trên cơ sở sắp xếp lại các nhiệm vụ chi một cách hợp lý, khoa học, rà soát cắt giảm các khoản chi không cần thiết, giảm bớt các nhiệm vụ chi thuê ngoài và giảm các nội dung chi mua sắm thiết bị phục vụ công tác chuyên môn do đã được đầu tư từ những năm trước, điều này dẫn đến mức độ đảm bảo chi thường xuyên đã được nâng lên, Năm 2018 mức độ đảm bảo chi thường xuyên là 44,55%, năm 2019 là 47,12%, năm 2020 là 56,61%, dự kiến năm 2021 là 53,04% và các năm tiếp theo mức độ đảm bảo này sẽ tăng lên khi số CTĐT của Khoa và qui mô đào tạo cử nhân của Khoa tăng dần qua các năm.

3.2.1.2 Sử dụng các nguồn tài chính của Khoa Các KHLN a, Quy chế chi tiêu nội bộ:

Hiện nay, Khoa Các KHLN đang thực hiện theo Quy chế CTNB ban hành theo Quyết định số 326/QĐ-KHLN, ngày 02/10/2018 của Khoa Các KHLN. Quy chế CTNB quy định rõ về tiêu chuẩn, nội dung và định mức chi như định mức khối lượng công việc, tiền lương, tiền công và phụ cấp, định mức biên soạn chương trình, giáo trình, bài giảng, chi công tác ra đề, coi thi, chấm thi, thanh tra, chi hội nghị, tiếp khách, đoàn ra, đoàn vào, quy định về chi phúc lợi, khen thưởng và trích lập các quỹ... theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của ĐHQGHN và thẩm quyền quyết định của Khoa.

Nhìn chung, việc ban hành triển khai thực hiện theo Quy chế CTNB tại Khoa đã khuyến khích, thúc đẩy tăng cường công tác quản lý nội bộ, tích cực đổi mới phương thức quản lý, đảm bảo được tính, công khai, minh bạch, sử dụng hợp lý, khoa học, tiết kiệm các nguồn kinh phí, đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính tại đơn vị.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại qui chế CTNB với nhiều nội dung đã không còn phù hợp, nhiều nội dung chi chưa có (như các nội dung chi liên quan đến đào tạo cử nhân, tiến sĩ, NCKH cho cán bộ, giảng viên, sinh viên). Do đó, việc điều chỉnh, bổ sung qui chế là yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện gấp.

b, Sử dụng nguồn tài chính

Theo quy định hiện hành, các ĐVSN công lập được sử dụng kinh phí từ nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các HĐSN. Trong năm, nếu phát sinh các nhiệm vụ đột xuất thì đơn vị tự điều chỉnh dự toán thu, chi cho phù hợp. Nội dung chi chủ yếu bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên và chi cho các HĐSN, gồm:

+ Thanh toán cá nhân: chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương với mức đóng theo quy định hiện hành (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành phục vụ công tác chuyên môn, các khoản chi phục vụ sự nghiệp khoa học.

+ Chi vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, thông tin tuyên truyền...

+ Chi mua sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất. + Chi thường xuyên khác.

- Chi thực hiện các đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, đề tài cấp cơ sở.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao (nếu có). - Các khoản chi khác (nếu có).

Bảng 3.6: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của Khoa Các KHLN giai đoạn 2018-2020

STT Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021(Dự kiến) So sánh

2019/2018 2020/2019 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Tuyệt đối(±)

Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) I Sự nghiệp giáo dục đào tạo 3.561.008 72% 4.864.845 77% 6.541.680 79% 8.683.409 83% 1.303.837 37% 1.676.835 34%

1 Chi tiền lương và chi phí

theo lương cho CB quản lí 2.093.603 43% 2.696.914 43% 3.049.180 37% 3.981.935 38% 603.311 352.266 2 Tiền công thuê giảng viên.

chuyên gia trong nước 387.636 8% 705.166 11% 1.065.091 13% 1.480.849 14% 317.530 359.925 3 Chi hoạt động chuyên môn 195.168 4% 606.809 10% 1.263.163 15% 1.442.163 14% 411.641 656.354 4 Trích nộp ĐHQGHN vàTrung tâm TTTV 166.002 3% 216.962 3% 211.934 3% 411.772 4% 50.960 -5.028 5 Hao mòn tài sản cố địnhtheo quy định 145.919 3% 157.131 2% 168.346 2% 230.982 2% 11.212 11.215 6 Chi cơ sở vật chất (Sửachữa mua sắm trang thiết

bị. công cụ dụng cụ…) 29.357 1% 25.394 0% 30.980 0% 253.939 2,4% -3.963 5.586 7 Chi phí chung khác (dịch vụ công cộng. vật tư. VPP. thông tin.…) 543.323 11% 456.469 7% 752.986 9% 881.769 8% -86.854 296.517 II Sự nghiệp KHCN 200.000 4% 200.000 3% 115.000 1% 350.000 3% 0 0% -85.000 -43%

1 Nhiệm vụ khoa học côngnghệ cấp cơ sở 50.000 50.000 50.000 50.000 0 0

2 Kinh phí nhiệm vụ khôngthường xuyên 150.000 150.000 65.000 300.000 0 -85.000

III Trích lập các quĩ 1.156.471 24% 1.277.033 20% 1.595.294 19% 1.468.241 14% 120.562 10% 318.261 25% TỔNG CHI (I+II+III) 4.917.479 100% 6.341.878 100% 8.251.973 100% 10.501.650 100% 1.424.399 47% 1.910.095 17%

Qua nghiên cứu số liệu tại Bảng số 3.4 cho thấy tổng số chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đơn vị có xu hướng tăng đều qua các năm, sở dĩ có điều này là do số CTĐT tăng dần qua các năm, điều này cho thấy công tác quản lý chi thường xuyên được kiểm soát khá tốt trong điều kiện mặt bằng về giá và các chế độ chính sách của Nhà nước có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng.

Diễn biến các nội dung chi trong tổng chi giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

Chi thanh toán cá nhân

Chi thanh toán cá nhân bao gồm các khoản: chi tiền lương và chi phí theo lương cho cán bộ quản lý. Do đó, cơ cấu chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên của Khoa Các KHLN, bình quân giai đoạn 2018 - 2020 chiếm khoảng 50% tổng các khoản chi.

Trong cơ cấu chi thanh toán cá nhân chia thành 6 nội dung chi (i) chi tiền lương; (ii) chi tiền công trả Tiền công thuê giảng viên thỉnh giảng, chuyên gia trong nước; (iii) chi phụ cấp lương; (iv) chi phúc lợi tập thể; (v) các khoản đóng góp; (vi) các khoản thanh toán cá nhân khác.

i) Khoản chi tiền lương

Qua số liệu Bảng số 3.4 cho thấy, chi thanh toán tiền lương có xu hướng tăng. Năm 2018 là 2.093 triệu đồng, chiếm 43%; năm 2019 là 2.697 triệu đồng, chiếm 43%; Năm 2020 là 3.049 triệu đồng, chiếm 37%. Các khoản chi tiền lương tăng dần qua các năm và giữ mức ổn định chiếm trung bình 35% chi thường xuyên. Như vậy, xét tổng thể có thể thấy tổng mức chi tiền lương hàng năm của đơn vị có xu thế tăng nhưng tăng không lớn, chủ yếu ở các nguyên nhân:

Thứ nhất: Theo quy định của Luật lao động, Luật Viên chức, Nghị định số

115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; hàng năm đều có các trường hợp thuộc diện được nâng bậc lương, chuyển ngạch lương (giảng viên, giảng viên chính), thực hiện các quy định của Nhà nước, Khoa đã quyết định điều chỉnh hệ số lương theo đúng quy định hiện hành, do đó nhiệm vụ chi tiền lương cũng có xu hướng tăng.

Thứ hai: Thực hiện mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các vị trí, phòng ban

nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, quản lý cũng như phục vụ cho mục tiêu mở rộng các ngành đào tạo, qui mô đào tạo. Hàng năm, Khoa đều tuyển chọn, bổ sung thêm cán bộ làm công tác giảng dạy và công tác quản lý, do đó số lượng cán bộ nhân viên có sự gia tăng qua các năm, điều này dẫn đến các khoản chi về

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w