Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 57 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật

luật về hoạt động XNK

Công tác xây dựng chính sách và quy định pháp luật về hoạt động XNK được thành phố quan tâm triển khai thực hiện. Một số chính sách XNK được ban hành và đem lại một số kết quả nhất định, tiêu biểu có:

36/2013/QĐ-UBND ngày 13-11-2013 ban hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao. Theo đó, các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi hấp dẫn về tiền thuê đất với mức giá ưu đãi, tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...

- Chính sách NK: thực hiện đầy đủ các quy định trong lĩnh vực hải quan để tăng cường quản lý nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu trang thiết bị, máy móc và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất và phục vụ cho ngành công nghệ cao, công nghiệp chế tạo…

- Chính sách mặt hàng XNK: trên sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý chính sách mặt hàng và hỗ trợ việc tra cứu chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan cũng đã tiến hành mã hóa các chính sách quản quản lý với hàng hóa XNK của Chính phủ, các Bộ, ngành theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT- BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.

Theo Danh mục, Biểu thuế đã được mã hóa chính sách quản lý, cơ quan hải quan và doanh nghiệp có thể tra cứu được các chính sách quản lý hàng hóa XNK với từng mặt hàng cụ thể. Mã hóa chính sách quản lý mặt hàng XNK giúp minh bạch hóa quy định pháp luật. Đối với doanh nghiệp sẽ xác định được chính sách áp dụng, văn bản điều chỉnh về mặt hàng XNK. Cơ quan hải quan sẽ có cơ sở đối chiếu, kiểm tra lại việc khai báo cũng như xem việc áp dụng chính sách của doanh nghiệp đã đầy đủ và chính xác chưa.

- Chính sách ưu đãi thuế: Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ về thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu; tiền thuê đất và các ưu đãi khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp đăng ký đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, địa điểm đầu tư.

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: chính sách tín dụng đầu tư; chính sách tín dụng xuất khẩu đối với dự án, đầu tư hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu do Việt Nam sản xuất; cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố. UBND thành phố ban hành Quy định xây dựng, quản lý và chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016) nhằm góp phần ổn định, phát triển kinh tế đặc biệt là các chính sách ưu đãi doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.

- Các chi nhánh ngân hàng thương mại triển khai và khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhưng doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm vì chi phí cao dẫn đến tăng giá thành khi xuất khẩu hàng.

Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về XNK cũng được chú trọng quan tâm đúng mức. UBND trực tiếp thực hiện chỉ đạo theo văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành như Luật thương mại, luật Hàng hải, Pháp lệnh Hải quan,… Trong đó Luật thương mại đã đặt nền tảng cho những thay đổi cơ bản trong hệ thống quản lý XNK. Các văn bản pháp quy phần lớn đảm bảo được tính thống nhất, sự đồng bộ giữa luật và các văn bản dưới luật, giữa thể chế quản lý và các chế tài liên quan. Thông qua hệ thống pháp luật mà UBND có thể tác động vào các hoạt động XNK nhằm hướng các hoạt động này đi đúng mục tiêu đã được xác định.

Cho đến nay, các chính sách và quy định pháp luật về XNK là khá đầy đủ tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn chưa nghiêm, một số quy định chính sách còn chưa rõ ràng, chồng chéo dẫn đến cách hiểu khác nhau làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện mở tờ khai mặt hàng XNK. Qua quá trình thực hiện, các quy định về miễn thuế, xét miễn thuế đã phát sinh nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý và thực thi. Điển hình là việc chồng chéo trong các quy định về miễn thuế, xét miễn thuế. Bên cạnh các quy định tại Điều

10 và Điều 11 của Luật Thuế XK, thuế NK, nội dung miễn thuế, xét miễn thuế còn được quy định tại nhiều luật khác như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Dầu khí..., chồng chéo trong các văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý chuyên ngành hàng hóa XNK đang gây khó khăn cho DN và cơ quan Hải quan. Ví dụ Danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại hai văn bản vẫn còn hiệu lực là Thông tư 42/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương gồm 32 hóa chất và Thông tư 01/2006/TT-BCT gồm 22 hóa chất.

Đối với tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp tham gia XNK về các quy định pháp luật, tác giả đã đưa ra câu hỏi khảo sát thời gian doanh nghiệp bỏ ra để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động XNK (xem Hình 2.2). Có 48/50 doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi khảo sát này.

Hình 2.2. Câu hỏi khảo sát thời gian DN tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động XNK

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua khảo sát, có 29,2% doanh nghiệp sử dụng từ trên 15 đến 50% trong năm để tìm hiểu quy định pháp luật về hoạt động XNK, 20,8% doanh

nghiệp sử dụng từ trên 10 đến 15% trong năm. Đa số doanh nghiệp XNK cũng thực sự tìm hiểu quy định pháp luật XNK để thực hiện hoạt động XNK.

Đối với tiêu chí đánh giá các chính sách và quy định pháp luật có hợp lý và doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách thì qua khảo sát mức độ hiệu quả của một số chính sách, có khoảng 23 đến 40 trên tổng 50 doanh nghiệp đánh giá các chính sách có hiệu quả. Nội dung được doanh nghiệp đánh giá cao như gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến hoạt động đầu tư thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với dự án có kế hoạch đầu tư hiệu quả, đơn giản thủ tục cho vay vốn phát triển xuất nhập khẩu (xem Hình 2.3). Điều này chứng tỏ việc tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về XNK đã mang lại hiệu quả và được doanh nghiệp đánh giá là mang lại hiệu quả khi doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.

Hình 2.3. Câu hỏi khảo sát nhận định chính sách XNK của thành phố

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua khảo sát doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, chính sách về hoạt động XNK, có 79,2% doanh nghiệp đã từng góp ý kiến thông qua hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và thông qua đa số là các cuộc đối thoại doanh nghiệp - chính quyền (xem Hình 2.4). Điều đó chứng tỏ các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc xây dựng, phản biện chính sách, quy định của thành phố về hoạt

động XNK, tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc trong quá trình tham gia hoạt động XNK tại thành phố.

Hình 2.4. Câu hỏi khảo sát DN tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách về hoạt động XNK

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

2.3.3. Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý XNK

Việc điều tiết các công cụ quản lý XNK như công cụ thuế quan và phi thuế quan, các hàng rào thương mại được UBND và cơ quan quản lý xây dựng và triển khai có hiệu quả để điều tiết XNK hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế.

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu tác động đến năng lực cạnh tranh của DN thông qua sự tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường. Thuế nhập khẩu có tác dụng như một công cụ cản trở hàng hóa nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho DN nhà nước được hưởng lợi về giá và lượng. Điều này đòi hỏi DN nội địa phải có khả năng cung ứng sản phẩm với chất lượng và giá cả tương đương DN nước ngoài.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế theo thời gian và địa điểm đăng ký theo quy định sau đó

cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện đăng ký danh mục hàng hóa.

Thông tư số 193/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế gồm các biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu. Mặc dù theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế tuy vậy doanh nghiệp cho rằng sự tác động của biểu thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa nhiều. Điển hình một mặt hàng mà doanh nghiệp không biết áp vào mức thuế bao nhiêu và có sự khác nhau giữa việc doanh nghiệp áp mã này nhưng cơ quan hải quan lại yêu cầu áp mã khác, thuế suất cao hơn.

Khả năng phát huy tác dụng của các FTA đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng vẫn còn thấp, chưa đáng kể (TPP, EVFTA, Liên minh Kinh tế Á-Âu vẫn đang trong giai đoạn đợi các nước thành viên phê chuẩn; tác động của ASEAN 2015 chưa rõ rệt, hơn nữa, kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng với các thị trường trong khối ASEAN chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố).

Bảng 2.8. Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ

2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Tổng trị giá 911 1.019 1.127 1.187 1.237

Doanh nghiệp nhà nước 216 218 271 267 238

Doanh nghiệp ngoài nhà

nước 226 274 337 363 367

Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 469 527 519 557 632

Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn phân loại theo loại hình kinh tế từ 2012 đến 2016 được nêu trong Bảng 2.8, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về xuất khẩu hàng hóa cho thành phố với trị giá hàng hóa xuất khẩu cao nhất và đạt 632 triệu đô vào năm 2016, tăng hơn 150 triệu đô so với năm 2012. Tiếp theo là doanh nghiệp ngoài nhà nước với trị giá hàng hóa xuất khẩu 367 triệu đô vào năm 2016. Đà Nẵng tiếp tục thu hút được doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phục vụ sản xuất để xuất khẩu nhất là những nhóm hàng công nghệ cao như điện tử, máy vi tính, các sản phẩm quang học.

Bảng 2.9. Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ

2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Tổng trị giá 909 1.013 1.065 1.112 1.112

Doanh nghiệp nhà nước 223 245 257 253 206

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

318 366 446 468 490

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

368 402 362 391 416

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016)

Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế từ 2012 đến 2016 được nêu trong Bảng 2.9, doanh nghiệp ngoài nhà nước dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho thành phố với trị giá hàng hóa nhập khẩu cao nhất và đạt 490 triệu đô vào năm 2016, tăng 170 triệu đô so với năm 2012. Tiếp theo là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 416 triệu đô vào năm 2016.

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “Rào cản phi thuế quan - Những vấn đề thương mại mới trong các Hiệp định

thương mại tự do (FTA)” với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, việc tham gia các FTA đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng nổi lên việc áp dụng các rào cản phi thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hoặc vì những mục tiêu nhất định của các nước công nghiệp phát triển. Việc tổ chức các hội thảo tập huấn đem lại thông tin về rào cản thương mại trong thực thi FTA giúp các doanh nghiệp XNK tại thành phố tập trung trao đổi về năng lực ứng phó và vượt qua rào cản khi tham gia thương mại thế giới.

Biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, sử dụng giấy phép, quản lý về giá là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hóa và DN tại Đà Nẵng gặp phải khi thâm nhập thị trường quốc tế nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Tình hình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố gặp không ít khó khăn do các chính sách phi thuế quan từ các thị trường truyền thống. Riêng đối với xuất khẩu thủy sản, thiếu nguyên liệu chất lượng cao và giá nguyên liệu tăng cao là khó khăn khi doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác nước ngoài. Để giải quyết kịp thời những khó khăn thì UBND, Sở Công thương tổ chức xúc tiến cho các đoàn DN tham gia các Hội chợ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, kết nối thương mại với Hoa Kỳ, Liên bang Nga…; đồng thời nghiên cứu các thị trường mới theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”.

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo giá so sánh 2010 phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 Sản xuất trang phục 236 215 315 353 339 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 390 371 189 181 157

Sản xuất kim loại 257 259 305 298 307

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

2.356 2.951 2.363 3.096 3.405

Sản xuất thiết bị điện 1.627 1.913 1.995 2.137 2.146 Sản xuất xe có động

cơ, rơ moóc

1.268 1.569 1.588 2.073 1.941

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016)

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2016 trên địa bàn thành phố đạt hơn 15.667 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2012 đạt 8.622 tỷ đồng. Một số ngành có mức tăng trưởng khá như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng từ 1.627 tỷ đồng năm 2012 lên 2.146 tỷ đồng năm 2016 (xem Bảng 2.10).

Một trong những rào cản lớn khác với hàng hóa và DN là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). Cục Hải quan thành phố thực hiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)