CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 85 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự báo tình hình XNK của thành phố trong những năm tới

Hoạt động XNK của thành phố trong những năm tới sẽ tiếp tục đạt những thành tựu mới. Việc triển khai các cam kết thương mại, cắt giảm thuế quan sẽ giảm chi phí đầu vào cho nhiều sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu ra nước ngoài. Việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu, đồng thời tạo sức ép cho doanh nghiệp địa phương tăng cường hiệu quả sản xuất, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng và tăng giá của đông đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến XK của thành phố. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế Đà Nẵng sự tăng trưởng tuy nhiên sức ép khi tham gia vào sân chơi lớn với các đối thủ mạnh là khó khăn của thành phố.

Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân 19- 20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 4.500-5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35-36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.

Thời gian tới, thành phố sẽ triển khai xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics tại thành phố, đến năm 2020 thiết lập một trung tâm chuẩn hóa dịch vụ logistics với kỳ vọng xây dựng ngành này trở thành một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế thành phố; tập trung nâng cấp kết cấu hạ tầng như Dự án Cảng Liên Chiểu nhằm

nâng cao năng lực tiếp nhận phương tiện vận tải và xếp dỡ hàng hóa qua cảng. Dự kiến đến năm 2020, cảng Đà Nẵng sẽ đón 10 triệu tấn hàng hoá/năm cùng định hướng chiến lược cảng xanh (Green Port) theo hai giải pháp đột phá: Khai thác cảng và dịch vụ logistics ngoài cảng. Tiếp tục phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để thành phố luôn dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Index).

3.1.2. Chiến lược phát triển XNK của thành phố

Chiến lược XNK là nền tảng cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý hoạt động XNK của nước ta trong giai đoạn tới với những mục tiêu như sau:

- Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác.

- Tạo lập hệ thống công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đảm bảo lợi ích quốc gia và phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập điều kiện thuận lợi để khai thác hiệu quả của thành phố và khắc phục vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, tín dụng thương mại.

- Thành phố có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)