6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo quyết định số 815/QĐ-UBND trong đó có việc xây dựng danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Mục tiêu đến năm 2020, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Tại TP.HCM, hoạt động đa dạng hóa thị trường XK cũng đang diễn ra mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu của thành phố đã tăng mạnh ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường mới như châu Phi, châu Mỹ… Các thị trường mới không những giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giúp DN đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào một số thị trường truyền thống. Cùng với việc đa dạng hóa thị trường NK, hoạt động phát triển đầu tư nguyên liệu hỗ trợ của TP.HCM đang dần được hình thành và thay thế dần hàng NK. Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc có xu hướng giảm dần, các DN trong nước đang dần hình thành chuỗi liên kết giữa DN sản xuất hàng XK với DN sản xuất nguyên phụ liệu theo đó giá trị gia tăng trên sản phẩm XK tăng lên. Hiện TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về giá trị gia tăng đối với hàng XK (hiện chỉ số này của thành phố vào khoảng 18-20% trong khu các địa phương khác chỉ ở mức từ 5-8%).
TP.HCM đã tập trung triển khai Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; giữ vững thị trường xuất khẩu đi đôi với phát triển thị trường nội địa, mở rộng các kênh bán hàng để khai thác tối đa thị trường trong nước.
Điều làm nên ấn tượng thời gian qua tại TP.HCM là trong khoảng thời gian khó khăn, các DN đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách triển khai áp dụng mô hình sản xuất, tham gia tích cực các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại của các bộ, ngành, đặt văn phòng đại diện ở các thị trường XK tiềm năng... TP.HCM còn là đầu mối lớn về logistics toàn quốc, phát triển logistics đã đem lại giá trị gia tăng cao cùng với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.