6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp
pháp luật về XNK
a.Quan điểm lãnh đạo của Đảng về hoạt động XNK
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ngoại thương hoàn toàn do Nhà nước độc quyền, mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều do các công ty nhà nước thực hiện. Với chính sách đổi mới, hoạt động thương
mại dần dần được mở rộng sang các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu. Năm 1988, Nhà nước bắt đầu nới lỏng những hạn chế trong việc thành lập các tổ chức kinh doanh xuất, nhập khẩu. Để khuyến khích hoạt động sản xuất và giao lưu thương mại, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế (1989) tạo khuôn khổ pháp lý cho các hành vi giao dịch kinh tế trên thị trường. Bước sang thời kỳ 1990-1997, thực hiện chính sách xoá bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và tiếp tục xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, thoát dần ra khỏi cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước theo cơ chế thị trường. Bộ luật Dân sự (1995) và Luật thương mại (1997) ra đời tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Tóm lại, qua 30 năm thực hiện đổi mới, Nhà nước đã từng bước xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài, những rào cản phi thuế quan như chế độ hạn ngạch, đầu mối XNK cũng dần được dỡ bỏ.
b.Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về XNK
Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động XNK bằng pháp luật theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng pháp luật thế giới cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương đã cam kết nhằm đảm bảo các hoạt động XNK, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phải tuân thủ pháp luật đã quy định. Vì vậy cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về XNK của Việt Nam phù hợp với thực tế đặt ra và thông lệ quốc tế. Đồng thời Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động XNK nhằm hướng hoạt động này đi đúng mục tiêu đã xác định.
Các quy định về Luật quản lý ngoại thương được Quốc hội ban hành thông qua luật số 05/2017/QH14 gồm các quy định chung về xuất nhập khẩu;
các quy định về biện pháp hành chính; các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; các biện pháp phòng vệ thương mại; các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương [16]. Các Bộ, ngành có liên quan và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động XNK.
c.Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách XNK
Chính sách quản lý XNK là hệ thống những điều khoản, quan điểm, và phương thức mà Nhà nước sử dụng để ra quyết định nhằm tác động vào các chủ thể XNK và thị trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động XNK nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định [10]. Tùy theo yêu cầu đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ, mỗi quốc gia xây dựng chính sách XNK theo mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu một số tiến trình phát triển kinh tế trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, có thể thấy các nước đã và đang thực hiện một số mô hình chiến lược XNK chung nhất đó là xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu, nhập khẩu có chọn lọc, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường [26]. Vì vậy cần xây dựng các chính sách XNK phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Chính sách XNK bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây:
- Chính sách nhập khẩu - Chính sách xuất khẩu
- Chính sách mặt hàng XNK bao gồm một số chính sách sau:
Mặt hàng cấm xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK); tạm ngừng XK, NK.
Mặt hàng XK, NK theo điều kiện.
Mặt hàng XK, NK phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm).
Chính sách mặt hàng đối với loại hình khác (hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan).
Các chính sách quản lý mặt hàng XNK được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Việc công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System) đã tạo nên tính minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan.
- Chính sách thị trường XNK
- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu
Việc tổ chức thực hiện các chính sách quản lý XNK hợp lý sẽ tác động tích cực lên toàn bộ chủ thể tham gia hoạt động XNK là các cơ quan ban ngành tham gia xây dựng chính sách XNK và nhất là các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Các chính sách mặt hàng và thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các chính sách thuế góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý hành chính thuế của cơ quan hải quan. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện thì việc rà soát các thủ tục hành chính quy định về chính sách quản lý với hàng hóa XNK được Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện để tiếp tục hoàn thiện quản lý chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp.
Kết quả xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về XNK được đánh giá qua một số tiêu chí sau:
các quy định pháp luật về thuế quan, các biện pháp hành chính áp dụng đối với hàng xuất, nhập khẩu theo quy định pháp luật, các thủ tục khai báo hải quan, quy trình cấp giấy phép DN hoạt động XNK…
- Mức độ ban hành các quy định pháp luật có kịp thời, đồng bộ; sự can thiệp của Nhà nước là thiếu sự điều tiết hay can thiệp quá mức.
- Hiệu quả của việc ban hành quy định pháp luật có tạo khung pháp lý ổn định lâu dài, ít điều chỉnh và bổ sung, đảm bảo công khai minh bạch thông tin pháp luật không?
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách XNK có hợp lý đối với thời điểm hiện tại không và doanh nghiệp có tiếp cận, hiểu, thực hiện cũng như tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách XNK không?