THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT

NHẬP KHẨU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về XNK

a.Chiến lược

Để thực hiện các định hướng chiến lược, tạo điều kiện cho hoạt động XNK phát triển, thành phố đã xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý về hoạt động XNK. Tiêu biểu có các văn bản như: chỉ thị 03/CT-UBND yêu cầu

Cục Thuế, Cục Hải quan Đà Nẵng phối hợp với các sở, ngành địa phương liên quan tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; quyết định số 10/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2011-2015, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND thành phố xây dựng Chiến lược “Xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030”.

Các chiến lược thông qua các văn bản chỉ đạo, quy định được cơ quan quản lý triển khai tích cực trên địa bàn thành phố. Ngành thuế Đà Nẵng tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật trong lĩnh vực thuế; đẩy mạnh phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu, buôn lậu qua biên giới. Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm thông qua việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng thông tin do thành phố xây dựng, đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi thuế hiện hành cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Đà Nẵng có hơn 300 doanh nghiệp chuyên sản xuất phần mềm. Nếu như năm 2015 xuất khẩu khoảng 40 triệu USD, thì đến năm 2016 đã tăng lên 58 triệu USD, tăng 18% so với năm 2015. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, thành phố Đà Nẵng đã có nghị quyết riêng, xem công nghệ thông tin là hướng đột phá mới để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua hội chợ được đẩy mạnh bằng việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; tổ chức các buổi kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng với nhau, giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố trong cả nước; các diễn đàn cung cấp thông tin, giới thiệu thị trường trọng điểm và các cơ hội hợp tác giao thương cho các doanh nghiệp. Thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng 2016 với sự tham dự hơn 750 đại biểu là

các doanh nghiệp, các Sở Công Thương, các đơn vị liên quan… đến từ 30 tỉnh, thành trong cả nước [17]. Sở Công Thương triển khai thực hiện chiến lược thông qua việc đẩy mạnh công tác phổ biến thông tin về lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (WTO và FTAs) thông qua triển khai các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ (WTO, EU – MUTRAP III và IV) và các hội thảo, hội nghị phổ biến và giải đáp thông tin về hội nhập đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Với sự triển khai có hiệu quả của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp hoạt động XNK cũng tích cực tham gia thực hiện theo chiến lược XNK của thành phố đề ra. Trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm. Các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm tại Đà Nẵng đang tìm kiếm thêm những thị trường mới, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống như Nhật và Mỹ. Nỗ lực từ các doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển phần mềm cũng nhận sự ủng hộ từ các cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng với 21 hội viên đơn vị từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công phần mềm như công ty FSoft, AsNet, Axon Active, GreenGlobal, Magrabit… hằng năm vẫn tích cực hoạt động trên các lĩnh vực như xúc tiến đầu tư, đào tạo, tạo đàm tham vấn ý kiến trong lĩnh vực CNTT, bảo vệ quyền lợi các thành viên hiệp hội, nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác phát triển.

b.Quy hoạch

Công tác quy hoạch hoạt động XNK được thành phố quan tâm triển khai. UBND Thành phố phê duyệt đề án “Phát triển ngành kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng đạt 13-14% và giai đoạn 2026-2030 đạt 13%; khối lượng hàng hóa qua cảng đến năm 2025 đạt 12-13 triệu tấn/năm và tốc độ tăng trưởng hàng container giai đoạn 2020-2025 đạt 10-15%/năm; tốc độ tăng trưởng sản lượng

thủy sản chế biến xuất khẩu đến năm 2025 đạt 12-13 %/năm và đến năm 2030 đạt 8-10%/năm. Thành phố sẽ tập trung phát triển kinh tế hàng hải, phát triển cảng Đà Nẵng trở thành cảng cửa ngõ quốc tế theo 2 khu vực Tiên Sa và Liên Chiểu. Đồng thời xúc tiến đầu tư xây dựng các cảng cạn để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt là hàng hóa được vận chuyển bằng container. Ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ logistics; bố trí nhân lực theo dõi và nghiên cứu thường xuyên nhằm tham mưu chính sách phát triển kinh tế hàng hải. Đồng thời, xây dựng đề án vận chuyển container giữa hai cảng Tiên Sa và Liên Chiểu để giảm vận tải qua nội thành.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng trong năm 2016 đạt 7,255,000 tấn, tăng 64% so với năm 2012. Sản lượng container năm 2016 đạt 318,654, tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có tăng trưởng đáng kể. Số liệu thống kê lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2012-2016 được nêu trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thống kê số lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2012-2016

Năm Sản lượng Nhập khẩu Xuất khẩu Nội địa Container Hành

khách (Tấn) (Teus) (Người) 2012 4.423,388 907,818 1.988,074 1.527,496 144,555 56,746 2013 5.010,238 1.345,060 2.361,018 1.304,160 167,447 115,912 2014 6.022,045 1.576,963 2.285,033 2.160,049 227,367 108,279 2015 6.406,000 1.902,441 2.421,106 2.082,453 258,000 51,891 2016 7.255,000 2.249,948 2.749,704 2.255,348 318,654 136,459

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016)

Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logictics thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, với kỳ vọng xây dựng ngành này trở thành một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố trong thời gian đến. Hiện nay trung tâm logistics tại Khu công nghiệp Hòa Cầm là đầu mối liên kết quan trọng, kết nối hệ thống giao thông hàng hóa giữa Đà Nẵng với các địa phương lân cận, đặc biệt là thu hút hàng hóa từ các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Dự án Trung tâm Logistics U&I - Đà Nẵng được đặt tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang với tổng diện tích hơn 140 ha đi vào hoạt động quý I/2018 là địa điểm trung chuyển các luồng hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu và quá cảnh theo hướng Bắc - Nam và Hành lang kinh tế Đông - Tây phục vụ cho các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và các luồng hàng quá cảnh từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Tại đây sẽ thực hiện các thủ tục hải quan cho hàng XNK, thu gom hàng rời lưu trữ container trước hoặc sau khi xếp dỡ từ các phương tiện vận chuyển khác nhau…

Thành phố cũng xây dựng đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”. Đề án được xây dựng nhằm đánh giá tồn tại trong công tác thu hút đầu tư và đề ra giải pháp mang tính đột phá tăng cường thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố. Các DN đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nắm bắt được các cơ hội nên thông qua các dự án đã đóng vai trò thúc đẩy kinh tế thành phố, đóng góp vào xuất khẩu và ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.7. Thống kê số liệu đầu tư tại thành phố qua các năm

Năm

Trong Khu công nghiệp Ngoài Khu công nghiệp

Số dự án Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) Số dự án Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) 2012 20 1.223 15 4.745,77 2013 23 480 16 6.716,64 2014 29 1.949 32 12.615,14 2015 18 502 20 1.049,51 Tổng cộng 90 4.164 83 25.127,06

(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN&CX)

Đến cuối 2015, thành phố thu hút gần 180 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, trong đó có 90 dự án đầu tư trong khu công nghiệp với số vốn đầu tư 4.164 tỷ đồng và 83 dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 25.127,06 tỷ đồng (xem Bảng 2.7).

c. Kế hoạch

Bên cạnh các chiến lược và quy hoạch XNK, các kế hoạch được UBND triển khai linh hoạt trong từng giai đoạn. UBND tiếp tục triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030” theo quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2013 nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của thành phố để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu trong xu hướng hội nhập quốc tế và Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2020, trong đó chú trọng điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo hướng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sâu của thành phố như: cơ khí điện tử, thiết bị viễn thông, thủy sản, dệt may... Thành phố đã triển khai thực

hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, ưu tiên phát triển các ngành nghề theo đúng định hướng của thành phố, trọng tâm là các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ… Thành phố đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng bình quân 16-17%/năm giai đoạn 2011- 2015; 17-18%/năm giai đoạn 2016-2020; khoảng 14-15%/năm giai đoạn 2021-2030 trong đó, tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn 2-3% so với xuất khẩu.

Đồng thời, Đà Nẵng chủ trương tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ từ 73,3% năm 2010 lên 76,3% năm 2015; đạt 80% năm 2020 và 85% năm 2030. Thành phố sẽ duy trì ổn định tỷ trọng xuất khẩu sang từng khu vực thị trường lớn, cụ thể: Châu Á chiếm 40%; châu Âu chiếm 26,7%; châu Mỹ chiếm 32,8% và châu Úc, Phi lần lượt chiếm 0,4%;0,5%.

Với mục tiêu đã đặt ra thì UBND cũng đã đưa ra các kế hoạch đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố như đề án liên thông giữa cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký doanh nghiệp; lập và công khai quỹ đất để kêu gọi đầu tư xây dựng các tiện ích xã hội đi kèm cho các khu CNC Đà Nẵng; Kế hoạch kêu gọi đầu tư Cảng Liên Chiểu theo hình thức mô hình hợp tác công tư (PPP).

Hình 2.1. Câu hỏi khảo sát đánh giá khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của doanh nghiệp

Trong đó các tiêu chí tác giả chọn để khảo sát đánh giá khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của doanh nghiệp lần lượt là:

- Các kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH của thành phố. - Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động XNK. - Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành.

- Các văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh/thành phố. - Các chính sách ưu đãi của thành phố.

- Thông tin về thay đổi trong quy định về thuế.

- Công báo đăng tải văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh/thành phố. - Dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh/thành phố.

- Công cụ quản lý xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động xuất nhập khẩu. - Bộ máy quản lý xuất nhập khẩu tại địa phương.

Qua khảo sát có khoảng 15 đến 25 trên tổng số 50 doanh nghiệp khảo sát trả lời họ tiếp cận tương đối dễ và có thể tiếp cận được các kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH của thành phố cũng như tiếp cận các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất nhập khẩu; văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành. Điều đó chứng tỏ việc ban hành chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đã có hiệu quả, kịp thời, đầy đủ và tạo điều kiện doanh nghiệp tìm hiểu, tiếp cận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)