6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
1.2.5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động XNK
được đánh giá qua các tiêu chí:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK hiện tại có tạo khung pháp lý lâu dài, công khai minh bạch và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK không?
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý XNK có phù hợp với phương pháp điều hành chung của Nhà nước hiện nay.
- Sự phối hợp quản lý điều hành giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương.
1.2.5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động XNK XNK
Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động XNK nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, đảm bảo tuân thủ các quy định về XNK. Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với tất cả các hoạt động XNK trong phạm vi cả nước và thống nhất toàn ngành, đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế đối ngoại. Nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm về hoạt động XNK bao gồm việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc chức năng của bộ; khắc phục hạn chế của hoạt động tạm nhập, tái xuất đảm bảo yêu cầu quản lý, tránh sự lợi dụng chính sách để có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế…; triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hướng dẫn kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh địa điểm kho bãi, dịch vụ giao nhận có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN về hoạt động XNK; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lý vi phạm pháp luật về XNK. Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về XNK đã quy định, các cơ quan chủ thể quản lý XNK từ Trung ương đến địa phương tùy theo chức năng quyền hạn của mình mà có những biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động XNK đi đúng hướng.
Kết quả của việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động XNK được đánh giá qua các tiêu chí:
- Mức độ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý XNK tại thành phố là thường xuyên hay buông lỏng.
- Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm về XNK.
- Các quy định kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về XNK có phù hợp nội dung QLNN về XNK và phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động XNK có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Các chiến lược, quy hoạch XNK tạo nền tảng cho triển khai các kế hoạch phù hợp từng thời kỳ phát triển của đất nước. Quy định pháp luật, chính sách được ban hành giúp cho hoạt động điều tiết của Nhà nước về hoạt động XNK theo đúng định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK hợp lý sẽ đảm bảo quản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK. Để đạt được các mục tiêu đã định hướng, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động XNK, thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được tiến hành thường xuyên. Ngoài bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp chức năng quản lý thống nhất về hoạt động XNK trên phạm vi cả nước thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK còn liên quan đến các Bộ ngành khác như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước với vai trò quản lý
tổng thể nền kinh tế phải nghiên cứu thiết lập, sửa đổi bổ sung, vận dụng các chính sách và nguồn lực sao cho phù hợp để hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng có thể phát triển mang lại hiệu quả cao.