MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 99 - 126)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

- Trung ương có thể thành lập cho thành phố một trung tâm đánh giá, dự báo, phân tích các thành tựu cũng như kinh nghiệm phát triển chính sách thương mại và điều hành XNK, kinh nghiệm ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế của các nước bạn để áp dụng vào cho thành phố Đà Nẵng từ đó đệ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt.

- Để tạo điều kiện cho thành phố bổ sung nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống cảng sông, cảng biển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, Đà Nẵng nên kiến nghị trung ương cấp lại cho thành phố 10% trong tổng nguồn thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn và thực hiện ổn định trong 10 năm.

- Bộ Tài chính có thể ban hành các văn bản thủ tục được đơn giản hơn giúp thủ tục nộp tờ khai hải quan, thông quan hàng hóa được nhanh hơn. Thực tế nhiều hàng hóa của doanh nghiệp tại cửa khẩu vẫn còn chịu chi phí rất lớn, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bộ Tài chính có thể thành lập cổng thông tin thương mại XNK có thể kết nối với ngân hàng thế giới để doanh nghiệp, người dùng có thể tìm thấy thông tin từ hàng chục bộ ngành và cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tăng tính dự báo và minh bạch trong các luật lệ và quy trình thủ tục liên quan đến thương mại của Việt Nam nhằm giúp các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp cận nhanh chóng các quy định về thương mại của Việt Nam.

- Để góp phần cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, thành phố cần có các kiến nghị lên cấp trên về các chính sách hỗ trợ về tài chính để cơ quan quản lý xuất nhập khẩu trang bị máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu thực tế công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK, kết nối công

nghệ thông quan giữa hải quan thành phố với Kho bạc Nhà nước và ngân hàng.

- Để tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài nhanh chóng và thuận lợi, thành phố nên có các quy hoạch trước, lập trước báo cáo nghiên cứu, xem xét tính ưu tiên của các dự án để sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

- Đề nghị nghiên cứu cơ chế tạo động lực cho các cán bộ ngành Hải quan làm tốt công tác kiểm tra chuyên ngành, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ hiện nay, nên xây dựng đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp, phục vụ lâu dài cho hoạt động XNK trong tương lai.

- Đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kiểm tra từ “tiền kiểm sang hậu kiểm”, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động XNK.

- Cần hoạch định rõ công việc của từng cơ quan quản lý như hải quan, biên phòng, kiểm định chất lượng, không để chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Đề nghị các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý, cải cách và bảo đảm sự phối hợp trong kiểm tra hải quan chuyên ngành, tiết giảm hơn thời gian thông quan và chi phí doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên các kết quả nghiên cứu tại chương 2, trong chương này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK:

Đầu tiên, tác giả đưa ra dự báo tình hình xuất nhập khẩu trong những năm tới của thành phố, phương hướng quản lý nhà nước về hoạt động XNK là tiếp tục mở rộng đàm phán và ký kết hợp định thương mại nhằm tăng quy mô thương mại, thu hút thêm FDI và nâng cao vai trò quản lý điều hành của Nhà nước đối với hoạt động XNK và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạch định chính sách XNK.

Luận văn đưa ra 5 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động XNK, bao gồm: nhóm giải pháp hoàn thiện việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về XNK; nhóm giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật về hoạt động XNK; nhóm giải pháp hoàn thiện việc thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý XNK; nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK; nhóm giải pháp hoàn thiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động XNK

Các nhóm giải pháp này được trình bày trên đây vừa mang tính định hướng vừa mang tính cụ thể, xuất phát từ yêu cầu của công tác QLNN đối với hoạt động XNK của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.

KẾT LUẬN

Thành phố Đà Nẵng đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững về hoạt động XNK. Song đi cùng với đó là những vấn đề liên quan đến điều hành quản lý hoạt động XNK và tổ chức thực hiện chính sách và định hướng chiến lược XNK của thành phố. Trong điều kiện một thành phố đang trên đà phát triển như hiện nay thì việc quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK phải phù hợp với đặc thù địa phương và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là những vấn đề lớn cho những nhà quản lý, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.

Dựa trên căn cứ thực tiễn, với các số liệu thứ cấp cũng như sơ cấp, bảng biểu cụ thể, luận văn đã phần nào phân tích, luận giải có cơ sở khoa học để chứng minh những thực trạng hiện nay của công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK và vấn đề liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về XNK. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu; nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về xuất nhập khẩu ; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu; thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất nhập khẩu; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động xuất nhập khẩu; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu; tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu.

- Phân tích đánh giá những đặc điểm ảnh hưởng đến XNK của thành phố Đà Nẵng, phân tích tình hình XNK trong giai đoạn 2012-2016. Trong đó tập trung đi sâu phân tích thực trạng QLNN về hoạt động XNK tại thành phố từ đó đánh giá thành tựu cũng như khó khăn của công tác QLNN về XNK tại thành phố Đà Nẵng.

- Từ căn cứ nêu trên, luận văn đã nêu lên hệ thống quan điểm phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động XNK trong tương lai. Những giải pháp này đã bám sát yêu cầu thực tiễn và mục tiêu XNK thành phố đề ra. Các nhóm giải pháp này được trình bày trên đây vừa mang tính định hướng vừa mang tính cụ thể, xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã cố gắng góp phần nhỏ bé vào quá trình thực hiện mục tiêu chung của Nhà nước trong việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên các giải pháp còn mang tính gợi mở đồng thời do điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp về nguồn tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, bản thân tác giả còn thiếu khả năng, tư duy khoa học vì vậy kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong rằng quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý nhằm khắc phục thiếu sót của luận văn để tác giả tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu này.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP

Tất cả thông tin trong Phiếu điều tra này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu. Tôi cam kết bảo mật các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.

*Bắt buộc

Tên doanh nghiệp *

………

Địa chỉ doanh nghiệp

………

1. Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình nào? * Chọn tất cả mục phù hợp.

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH (nhiều hoặc 1 thành viên) Công ty cổ phần

Công ty hợp danh Mục khác:

2. Doanh nghiệp của bạn chủ yếu hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ trong lĩnh vực nào? * Chọn tất cả mục phù hợp.

Công nghiệp/Chế tạo Xây dựng Dịch vụ/Thương mại

Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản Khai khoáng

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bạn năm 2016 như thế nào? *

Chọn tất cả mục phù hợp.

Thua lỗ lớn Thua lỗ ít Hòa vốn Lãi ít

4. Nhóm khách hàng chính của doanh nghiệp bạn là? Chọn tất cả mục phù hợp.

Doanh nghiệp nhà nước

Cơ quan nhà nước (trung ương và/hoặc địa phương) Cá nhân và/hoặc doanh nghiệp tư nhân trong nước Cá nhân và/hoặc doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài (trực tiếp)

Cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài (gián tiếp, qua trung gian)

5. Doanh nghiệp của bạn bị thanh tra và kiểm tra bao nhiêu lần trong năm 2016? *

………

6. Từ danh sách dưới đây, vui lòng chọn ra ba cơ quan thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của bạn thường xuyên nhất trong năm 2016?

Chọn tất cả mục phù hợp.

Phòng cháy chữa cháy Công an kinh tế Hải quan

Quản lý thị trường

Tài nguyên và mội trường Thuế Mục khác:

7. Vui lòng cho biết số lần mà cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của bạn trong năm 2016?

8. Trong năm 2016, lãnh đạo doanh nghiệp của bạn mất bao nhiêu thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu (Vui lòng đánh giá bằng số phần trăm thời gian trong năm)

Chọn tất cả mục phù hợp. Dưới 1% Từ 1 đến 5% Từ trên 5 đến 10% Từ trên 10 đến 15% Từ trên 15 đến 50% Trên 50%

9. Hãy cho biết ý kiến của doanh nghiệp trong nhận định sau Chọn tất cả các mục phù hợp. Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Cán bộ Nhà nước trong ngành

xuất nhập khẩu có giải quyết công việc hiệu quả

Thủ tục giấy tờ đơn giản Phí, lệ phí được công khai tại các cơ quan nhà nước

Các chi phí không chính thức ởmức chấp nhận được

10. Bạn có đồng ý với nhận định sau không? "Các doanh nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức"

Chọn mục phù hợp.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

11. Trong năm qua, Nhà nước ban hành nhiều quy định chính sách để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu. Hãy nêu nhận định của doanh nghiệp bạn về những chính sách này bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp.

Hiệu quả Không hiệu quả

Không biết Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp và thuế GTGT Giảm tiền thuê đất

Giãn tiến độ thanh toán tiền sử dụng đất

Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến hoạt động đầu tư thị trường trong nước Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với dự án có kế hoạch đầu tư hiệu quả, khả năng thu hồi vốn cao Đơn giản thủ tục cho vay vốn phát triển xuất nhập khẩu

Phối hợp điều hành giữa các cơ quan liên quan

Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động xuất nhập khẩu

12. Bạn hãy đánh giá khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu của các cơ quan nhà nước trong thành phố của doanh nghiệp bạn (đánh dấu để lựa chọn một nhận định cho mỗi loại thông tin tài liệu).

Chọn tất cả mục phù hợp. Rất dễ Tương đối dễ Có thể tiếp cận Có thể nhưng khó Không thể tiếp cận Các kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH của thành phố Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành

Các văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh/thành phố Các chính sách ưu đãi của thành phố Thông tin về thay đổi trong quy định về thuế

Công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh/thành phố

Dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh/thành phố

Công cụ quản lý xuất nhập khẩu

Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động xuất nhập khẩu Bộ máy quản lý xuất nhập khẩu tại địa phương

13. Doanh nghiệp đã báo giờ tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh/thành phố hay chưa?

Chọn tất cả mục phù hợp.

Đã từng góp ý kiến Chưa từng

14. Nếu đã góp ý kiến, kênh nào hiệu quả nhất (vui lòng chọn một lựa chọn) Chọn tất cả mục phù hợp.

Thông qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp - chính quyền

Thông qua website của địa phương, diễn đàn đối thoại trên mạng Thông qua hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề

Góp ý trực tiếp cho các cơ quan Nhà nước có liên quan Mục khác:

15. Từ quan sát tại địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh/thành phố? Chọn tất cả mục phù hợp. Vai trò rất lớn Vai trò lớn Có ít vai trò Không có vai trò gì

16. Trong năm qua, chính quyền địa phương đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp có biết những biện pháp dưới đây không?

Chọn tất cả mục phù hợp.

thực hiện biết UBND tỉnh và sở, ngành đề nghị các

ngân hàng thương mại trên địa bàn giảm lãi suất cho vay đối với khoản vay cũ và mới

UBND tỉnh và sở, ban ngành đề nghị ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay

UBND tỉnh và các sở, ban ngành hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài nước UBND giảm tiền thuê đất

17. Bạn có đồng ý với những nhận định sau đây không (chỉ đánh dấu vào một mức độ cho mỗi nhận định)

Chọn tất cả mục phù hợp. Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý UBND thành phố rất linh

hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu

Sự ưu đãi cho các công ty lớn là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tôi

Thành phố ưu tiên giải quyết các khó khăn đối với doanh nghiệp nước ngoài hơn so với doanh nghiệp trong nước Khi giải quyết vấn đề phát sinh, cơ quan có trách nhiệm, rất năng động và sáng tạo Lãnh đạo thành phố có chủ trương, chính sách tốt nhưng không thực hiện đúng ở cấp quận/huyện Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn khá phổ biến

18. Đặc quyền mà thành phố dành cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài hiện nay là gì? (Vui lòng đánh dấu vào những lựa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 99 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)