ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 44 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

KHẨU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.284,88 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 246,71 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.038,17 km2. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Với vùng biển rộng lớn và đa dạng hệ sinh thái, nơi đây là nguồn thu hải sản phong phú cho việc nhập khẩu hải sản đi nước ngoài của thành phố và khu vực miền Trung, có ưu thế cho phép phát triển cảng biển và dịch vụ hàng hải, khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với lợi thế cảng biển.

Thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững về ngoại thương.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi, đặc điểm tự nhiên thành phố Đà Nẵng cũng có những bất lợi khó khăn nhất là thường xuyên chịu ảnh hưởng của các trận bão lớn từ biển Đông và khoáng sản thì rất ít nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đà Nẵng là địa phương được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định. Từ năm 2012-2016, tốc độ tăng trưởng GRDP tại thành phố đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP cả nước.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người

Tiền VN, theo giá hiện hành

Ngoại tệ, theo tỷ giá hối đoái bình quân Nghìn đồng Đô la Mỹ - USD 2012 48.070 2.300 2013 52.606 2.500 2014 57.313 2.702 2015 61.541 2.825 Sơ bộ 2016 66.674 2.994

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

2012 109.16 109.42

2013 109.44 108.70

2014 108.95 108.08

2015 107.38 104.55

Sơ bộ 2016 108.34 105.98

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016)

Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tính theo giá hiện hành của Đà Nẵng cũng khá cao và tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2016, ước tính tốc độ tăng GRDP (tính theo giá 2010) tăng 9,6% so với năm 2015 (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được cấp giấy phép

Số dự án được cấp phép

Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)

Vốn đầu tư thực hiện trong năm ( Triệu đô la Mỹ) 2012 242 3.268,51 237,32 2013 280 3.317,14 251,40 2014 311 3.377,58 248,10 2015 374 3.143,16 111,74 Sơ bộ 2016 452 3.222,96 79,80

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016)

Nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng trong những năm gần đây phục hồi góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội địa phương trong đó có việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu mạnh mẽ hơn. Sơ bộ năm 2016, Đà Nẵng có 452 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 3,22 tỷ USD (xem Bảng 2.2). Những dự án đầu tư được cấp phép mới tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, điện tử, logistics… Dòng FDI chảy vào Đà Nẵng có xu hướng chậm lại do thành phố sẵn sàng từ chối những dự án gây hại đến môi trường. Việc thành phố thay đổi cách tiếp cận nhà đầu tư, chuyển sang thu hút đầu tư có chọn lọc nhằm phục vụ định hướng phát triển các ngành công nghiệp không khói như du lịch và dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài và đảm bảo môi trường sống cho Đà Nẵng.

2.1.3. Đặc điểm ngoại giao

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã tập trung thu hút đầu tư vào thị trường và đối tác trọng điểm như: các tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu (Đức, Anh, Pháp) và các nước ASEAN…

Điểm nhấn trong công tác ngoại giao kinh tế của thành phố trong thời gian qua là việc định hướng phát triển đa dạng các hình thức lan tỏa, quảng bá

hình ảnh của Đà Nẵng đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đà Nẵng không chỉ được biết đến là nơi có vị trí thuận lợi về kinh tế, chính trị và vai trò quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, trung tâm khu vực miền Trung, mà còn là một trong những thành phố có sự phát triển nhanh và thân thiện môi trường. Hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần vào kết quả vận động thu hút và xúc tiến các dự án ODA. Đến nay, thành phố có 5 dự án sử dụng nguồn vốn ODA do thành phố quản lý với tổng vốn đầu tư trên 390 triệu USD...

Thành phố Đà Nẵng đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, bên cạnh việc thúc đẩy ngoại giao trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa thì tăng cường ngoại giao kinh tế sẽ góp phần phục vụ tốt cho các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của thành phố và từng bước cải thiện cuộc sống của người dân. Ngoại giao kinh tế một khi được triển khai và thực hiện hiệu quả sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp, tạo nên đột phá trong thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự án lớn, giúp thành phố khai thác tối đa tiềm năng hiện có để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)