Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý XNK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP

1.2.3. Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý XNK

Các công cụ quản lý nhà nước về XNK là các phương pháp, cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các đối tượng XNK mà Nhà nước sử dụng nhằm điều tiết đối tượng vận hành theo mục tiêu chiến lược đã hoạch định [10]. Căn cứ vào tính chất, mục đích và đối tượng bị điều chỉnh để chia các công cụ quản lý XNK thành các loại khác nhau như công cụ thuế quan và phi thuế quan, các hàng rào thương mại… Việc điều tiết các công cụ quản lý XNK nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và lợi ích của từng cá thể tham gia hoạt động XNK. Vì vậy, để quản lý nhà nước đối với XNK đạt hiệu quả phải đảm bảo bằng một hệ thống công cụ hữu hiệu mang tầm chiến lược, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và hội nhập của đất nước.

Thuế xuất nhập khẩu (thuế quan): Thuế XNK là tên gọi chung chỉ

các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế XNK ra đời với 2 mục đích chính là: (i) Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; và (ii) Bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế XNK chính là hàng rào mang tính chất kinh tế về hàng hóa nhập khẩu [23].

Các công cụ phi thuế quan chủ yếu: Hàng rào phi thuế quan là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Một số công cụ phi thuế quan chủ yếu là (i) Các biện pháp hạn chế định lượng (ii) Các biện pháp quản lý về giá tính thuế XNK (iii) Quyền được kinh doanh XNK và quy định đầu mối XNK (iv) Các rào cản kỹ thuật và môi trường (v) Các rào cản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (vi) Các biện pháp tài chính ngân hàng (vii) Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời.

Kết quả của việc thiết lập và sử dụng hiệu quả các công cụ XNK được đánh giá qua các tiêu chí:

- Công tác kiểm tra thu thuế XNK.

- Mức độ tuân thủ pháp luật, hiểu và sử dụng các công cụ XNK của các doanh nghiệp hoạt động XNK.

- Quyền và nghĩa vụ cũng như vướng mắc của doanh nghiệp trong việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK được xây dựng để vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ vừa tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK. Cơ cấu quản lý XNK được tổ chức có tính hệ thống và quản lý theo mô hình trùng song. Chính phủ vừa trực tiếp chỉ đạo Bộ Công thương điều hành hoạt động XNK hoặc Chính phủ thông qua các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương điều chỉnh các chủ thể XNK nhằm tuân thủ mục tiêu đã hoạch định. Trong đó, phải đổi mới cơ chế quản lý, tạo môi trường hành lang pháp lý lành mạnh, bình đẳng, cải cách mạnh mẽ các hệ thống thủ tục hành chính, chống phiền hà tiêu cực. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung, các cơ quan trực tiếp quản lý XNK, đầu tư, dịch vụ nói riêng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Kết quả của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK được đánh giá qua các tiêu chí:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK hiện tại có tạo khung pháp lý lâu dài, công khai minh bạch và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK không?

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý XNK có phù hợp với phương pháp điều hành chung của Nhà nước hiện nay.

- Sự phối hợp quản lý điều hành giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương.

1.2.5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động XNK XNK

Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động XNK nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, đảm bảo tuân thủ các quy định về XNK. Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với tất cả các hoạt động XNK trong phạm vi cả nước và thống nhất toàn ngành, đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế đối ngoại. Nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm về hoạt động XNK bao gồm việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc chức năng của bộ; khắc phục hạn chế của hoạt động tạm nhập, tái xuất đảm bảo yêu cầu quản lý, tránh sự lợi dụng chính sách để có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế…; triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hướng dẫn kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh địa điểm kho bãi, dịch vụ giao nhận có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN về hoạt động XNK; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý vi phạm pháp luật về XNK. Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về XNK đã quy định, các cơ quan chủ thể quản lý XNK từ Trung ương đến địa phương tùy theo chức năng quyền hạn của mình mà có những biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động XNK đi đúng hướng.

Kết quả của việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động XNK được đánh giá qua các tiêu chí:

- Mức độ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý XNK tại thành phố là thường xuyên hay buông lỏng.

- Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm về XNK.

- Các quy định kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về XNK có phù hợp nội dung QLNN về XNK và phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động XNK có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Các chiến lược, quy hoạch XNK tạo nền tảng cho triển khai các kế hoạch phù hợp từng thời kỳ phát triển của đất nước. Quy định pháp luật, chính sách được ban hành giúp cho hoạt động điều tiết của Nhà nước về hoạt động XNK theo đúng định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK hợp lý sẽ đảm bảo quản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK. Để đạt được các mục tiêu đã định hướng, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động XNK, thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được tiến hành thường xuyên. Ngoài bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp chức năng quản lý thống nhất về hoạt động XNK trên phạm vi cả nước thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK còn liên quan đến các Bộ ngành khác như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước với vai trò quản lý

tổng thể nền kinh tế phải nghiên cứu thiết lập, sửa đổi bổ sung, vận dụng các chính sách và nguồn lực sao cho phù hợp để hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng có thể phát triển mang lại hiệu quả cao.

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA

1.3.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

a.Quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế

thương mại

Ở Việt Nam, Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước. Do vậy, cũng như các hoạt động khác, hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động XNK chịu sự ảnh hưởng trực tiếp vởi chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động này. Những quy định pháp luật của Chính phủ ban hành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kỷ cương và môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Môi trường chính trị tốt sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư của các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng trong từng giai đoạn về những vấn đề liên quan đến hoạt động XNK, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động XNK sẽ được xác định cho phù hợp.

b.Nhận thức của lãnh đạo các cấp về hoạt động XNK

Nhận thức của lãnh đạo các cấp về hoạt động XNK đóng vai trò quan trọng đến định hướng phát triển của hoạt động XNK. Nếu lãnh đạo các cấp nhận thức tầm quan trọng của hoạt động XNK, coi XNK là hoạt động chủ lực để phát triển kinh tế đất nước thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Ngược lại nếu không có sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo các cấp về hoạt động XNK thì hoạt động XNK không còn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam để hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

c.Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động XNK

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động XNK. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa hội nhập như hiện nay, vai trò của cán bộ nhất là những người làm công tác tham mưu hoạch định chính sách, quy hoạch hoạt động XNK đóng vai trò quyết định sự thành công của mục tiêu quản lý hoạt động XNK. Ngoài ra vấn đề đạo đức, thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK.

1.3.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

a.Năng lực của các doanh nghiệp XNK

Đây là yếu tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK nhưng nó ảnh hưởng trở lại đối với quản lý nhà nước. Năng lực của doanh nghiệp bao gồm khả năng nhận biết thị trường, tiềm lực hợp tác nhà đầu tư nước ngoài, cung ứng sản phẩm, khả năng hiểu và thực thi đúng chính sách, quy định pháp luật khi kinh doanh hàng hóa XNK… Năng lực càng cao thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK càng thành công.

b.Tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ nhân lực làm việc trong doanh

nghiệp XNK

Nhân lực làm việc làm việc trong lĩnh vực XNK đòi hỏi năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, hiểu và thực thi đúng thủ tục khai hải quan, các thủ tục về thuế XNK do đó quy trình tuyển dụng, đào tạo và các đãi ngộ nhân lực có chất lượng là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của hoạt động XNK trong từng thời kỳ.

1.3.3. Các yếu tố về môi trường bên ngoài

a.Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

cầu hóa là sự phát triển tổ chức kinh tế thương mại khu vực và quốc tế để phục vụ quá trình hội nhập quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung để các nước tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới. Những rào cản thương mại được dỡ bỏ và thu hẹp, các hiệp định được xây dựng nhằm mở rộng hội nhập kinh tế khu vực, tác động tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên thế giới đang đứng trước vấn đề toàn cầu như suy thoái môi trường, bùng nổ dân số, nghèo đói, dịch bệnh… ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại thế giới.

Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN [8]. Một môi trường kinh tế thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động XNK phát triển tốt. Điều này góp phần cho doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế cho đất nước cũng như địa phương.

b.Xã hội

Các yếu tố xã hội bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, tập quán và truyền thống của từng cộng đồng dân cư, các giá trị xã hội… Môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến việc lựa chọn biện pháp quản lý. Chính vì vậy, cơ quan quản lý XNK cần lựa chọn biện pháp quản lý hoạt động XNK phù hợp với thực tế của từng địa phương.

c.Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industrie 4.0) với một số hoạt động như trí khôn nhân tạo, thành phố thông minh, nguồn nhân lực chất lượng cao… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK

thông qua hệ thống công nghệ phần mềm, chuyển đối số, hệ thống xử lý thông tin đã góp phần cải thiện quy trình làm thủ tục hải quan điện tử, cung cấp thông tin thu- nộp thuế nhanh, từ đó nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XNK NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XNK

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo quyết định số 815/QĐ-UBND trong đó có việc xây dựng danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Mục tiêu đến năm 2020, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Tại TP.HCM, hoạt động đa dạng hóa thị trường XK cũng đang diễn ra mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu của thành phố đã tăng mạnh ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường mới như châu Phi, châu Mỹ… Các thị trường mới không những giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giúp DN đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào một số thị trường truyền thống. Cùng với việc đa dạng hóa thị trường NK, hoạt động phát triển đầu tư nguyên liệu hỗ trợ của TP.HCM đang dần được hình thành và thay thế dần hàng NK. Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc có xu hướng giảm dần, các DN trong nước đang dần hình thành chuỗi liên kết giữa DN sản xuất hàng XK với DN sản xuất nguyên phụ liệu theo đó giá trị gia tăng trên sản phẩm XK tăng lên. Hiện TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về giá trị gia tăng đối với hàng XK (hiện chỉ số này của thành phố vào khoảng 18-20% trong khu các địa phương khác chỉ ở mức từ 5-8%).

TP.HCM đã tập trung triển khai Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; giữ vững thị trường xuất khẩu đi đôi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)