Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 81 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT NHẬP

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a.Nguyên nhân khách quan

- Cơ cấu XNK chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên trong nước và các cam kết thương mại, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường biến động phức tạp gây khó khăn và bất lợi cho hoạt động XNK. Mặt khác làn sóng mới của các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giữa các nước tác động gây khó khăn và áp lực đối với xuất khẩu của thành phố.

- Về cơ bản thành phố Đà Nẵng vẫn là địa phương có năng suất lao động còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật trọng yếu và khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, thành phố vẫn thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tốc độ cải cách, hiện đại hóa chưa quyết liệt, chưa đủ sức để thay đổi triệt để thủ tục, phương pháp, tạo dựng công cụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu đối với xã hội.

- Do chạy theo lợi nhuận thuần túy nên hoạt động XNK không tạo ra những lợi ích tổng thể, những cơ cấu sản phẩm tối ưu cho xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, an ninh xã hội. Thậm chí cũng do chạy theo lợi

nhuận nên một số chủ thể XNK bất chấp kỷ cương pháp luật, tìm cách buôn lậu, gian lận thương mại để thu lợi bất chính.

- Giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường khu vực và thế giới biến động phức tạp gây khó khăn bất lợi cho hoạt động XNK. Các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giữa các nước đã tác động, gây khó khăn và áp lực đối với xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng.

- Việc thực hiện cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn trong việc điều hành hoạt động XNK như phải mở rộng cửa cho hàng hóa, dịch vụ các nước vào thị trường, cắt giảm thuế, các chính sách bảo trợ…

b.Nguyên nhân chủ quan

- Vai trò của Nhà nước trong quản lý XNK, năng lực xây dựng chính sách, công cụ quản lý điều hành XNK và tư duy, tầm nhìn quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế phát triển hội nhập. Bên cạnh đó tính định hướng và hướng dẫn của chính sách XNK chưa cao, chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý khiến quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chậm, hạn chế năng lực xuất khẩu của nền kinh tế.

- Cơ chế thực thi chính sách, pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống chính sách pháp luật và các công cụ quản lý XNK chưa bao quát đầy đủ các đối tượng XNK; các bộ luật về kinh tế, thương mại, đầu tư để tạo khung pháp lý bảo hộ sản xuất trong nước, quản lý sản xuất kinh doanh… vẫn chưa hoàn chỉnh.

- Hệ thống thông tin thương mại, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại trong điều kiện hội nhập chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp XNK đạt hiệu quả. Công tác phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, địa phương chuẩn bị thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường còn nhiều hạn chế. Khả năng khai thác cơ

hội thị trường sau khi ký kết hiệp định thương mại nhìn chung còn thấp và thiếu tính chủ động.

- Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động XNK đã có nhưng năng lực hoạt động thấp. Việc rà soát và thực hiện các biện pháp giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu triển khai còn chậm và chưa hiệu quả làm đội chi phí giao dịch của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng xuất khẩu.

- Đội ngũ cán bộ công chức quản lý XNK và trực tiếp tham gia hoạt động thương mại được tăng cường nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo cán bộ phát triển nguồn nhân lực trình độ cao chưa đáp ứng yêu cầu.

- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp XNK còn ít, năng lực sản xuất hạn chế, phần lớn là gia công, lắp ráp. Vì vậy sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở mức thấp. Sự thiếu phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành nghề, hiệp hội cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Luận văn đã trình bày thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động XNK bao gồm: thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về XNK; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về XNK; thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý XNK; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động XNK và tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động XNK.

- Dựa trên số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê 2016 của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng; số liệu XNK của cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và các số liệu sơ cấp từ khảo sát của tác giả đã chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động XNK từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động XNK tại thành phố Đà Nẵng.

- Luận văn cũng đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của quản lý nhà nước về hoạt động XNK tại thành phố Đà Nẵng, chỉ ra nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của điểm yếu, từ đó làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)