THỰC TRẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TRONG THỊ TRƯỜNG BẢO

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 57 - 58)

BẢO HIỂM VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã quy định rất cụ thể, đặc biệt là đối với một số khâu dễ phát sinh hành vi trục lợi như: Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm; Quy định về giới hạn bồi thường; Quy định về bảo hiểm trùng; Quy định về bảo hiểm trên giá trị,... và có các biện pháp chế tài xử phạt đối với hành vi được coi như là hành vi trục lợi bảo hiểm. Song thời gian qua cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các DNBH trong xét nhận, bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm.

Đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm rất đa dạng (người mua bảo hiểm, người thụ hưởng, người được bảo hiểm, cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ, sự tiếp tay của các cơ sở y tế, khám chữa bệnh...).

Xét theo doanh nghiệp, một số doanh nghiệp phát hiện ra các vụ trục lợi nhất thường là các doanh nghiệp lớn, có quy trình nghiệp vụ và quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Trong lĩnh vực nhân thọ, xét về khía cạnh doanh nghiệp, trong tổng số 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam , Công ty TNHH bảo hiểm ACE life, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA có tỷ lệ phát hiện trục lợi lớn nhất khoảng 70 vụ/ năm. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty Bảo hiểm PVI, Công ty cổ phần Bảo hiểm PJICO là doanh nghiệp bảo hiểm xảy ra nhiều vụ trục lợi nhất.

Xét về khía cạnh nghiệp vụ, trục lợi bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe (chiếm 41% số tiền trục lợi trong 5 năm); bảo hiểm hỗn hợp (chiếm 30%) và bảo hiểm trọn đời (chiếm 16%). Nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ và nghiệp vụ trả tiền định kỳ chưa thấy phát sinh vụ trục lợi nào. Mức độ trục lợi trong các nghiệp vụ cũng khác nhau, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe có giá trị trục lợi chiếm 41% tổng giá trị trục lợi nhưng số vụ trục lợi chiếm 95% (trung bình giá trị mỗi vụ là 2,76 triệu đồng), nghiệp vụ bảo hiểm trọn đời có giá trị trục lợi chiếm 16% tổng giá trị trục lợi của cả thị trường trong khi số vụ trục lợi chiếm 0,7% (trung bình giá trị mỗi vụ là 146,5 triệu đồng).

Theo thống kê, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người có nhiều

vụ trục lợi nhất (2.404 vụ) với tổng số tiền trục lợi là 2.210 tỷ đồng. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đứng vị trí thứ hai (1.495 vụ) với tổng số tiền trục lợi là 132,56 tỷ đồng. Tiếp đó là nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ (36 vụ) với tổng số tiền

trục lợi là 2,650 tỷ đồng. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại có số

vụ trục lợi ít nhất là 3 vụ với tổng số tiền trục lợi là 414 triệu đồng.

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 57 - 58)