Đối với các Bộ, ban ngành và các cơ quan có liên quan

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 113)

3.3.2.1 Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống trục lợi bảo hiểm, cơ quan quản lý bảo hiểm cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, với các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật như: cơ quan giám định, điều tra, khoa học chuyên ngành... trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận và phức tạp, không rõ ràng. Kết quả điều tra cần được các cơ quan

chia sẻ, giúp các cơ quan này có hướng giải quyết phù hợp.

Việc hợp tác có thể thông qua Biên bản ghi nhớ song phương hoặc đa phương giữa các cơ quan quản lý, tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp dễ dàng trong việc điều tra và xử lý các vi phạm trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, biên bản ghi nhớ sẽ không làm ảnh hưởng đến trách nhiệm của từng cơ quan quản lý riêng lẻ. Biên bản ghi nhớ bao gồm các nội dung sau:

- Thống nhất về thủ tục trao đổi thông tin thường xuyên và khẩn cấp giữa các cơ quan quản lý. Thông tin được cung cấp hai chiều, kịp thời và đầy đủ, chi tiết. Mỗi cơ quan quản lý phụ trách một lĩnh vực riêng biệt, mặt khác việc bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp diễn ra trong thời gian ngắn, khi có nghi ngờ về trục lợi bảo hiểm, nếu quá trình điều tra diễn biến chậm, không đưa ra được kết luận về trục lợi bảo hiểm thì doanh nghiệp vẫn phải chi trả tiền bồi thường. Do vậy, mỗi cơ quan cần xác định rõ các thông tin cần thiết đối với mình để trong các trường hợp khẩn cấp, việc lấy thông tin được thực hiện nhanh nhất.

- Có cơ chế bảo mật thông tin chia sẻ giữa các cơ quan quản lý. Thông tin chia sẻ cần được sử dụng đúng mục đích, nếu sử dụng cho mục đí ch khác phải được sự chấp thuận của bên cung cấp thông tin.

3.3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân

Hiện nay, thái độ thiếu cương quyết của công luận trong việc lên án các hành vi trục lợi bảo hiểm cũng tạo tâm lý bất lợi cho cuộc đấu tranh chống những hành vi phạm pháp này. Nhiều người đã không chút do dự khi kê khai khống mức thiệt hại tài sản hay chi phí điều trị y tế với ý nghĩa giản đơn là đã đóng bảo hiểm là phải nhận được bồi thường. Thêm vào đó, các cơ sở y tế sẵn sàng ghi hóa đơn viện phí cao hơn thực tế hoặc kéo dài thời gian điều trị không cần thiết để người bảo hiểm và cơ sở y tế được hưởng lợi bất chính từ việc đòi bồi thường từ các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, cơ quan quản lý

cần nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm thông qua những hoạt động phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng để từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm trong cộng đồng, giúp các cơ quan chức năng tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.

Xây dựng một phòng ban chuyên trách thuộc cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm làm công tác tuyên truyền và thống kê. Phòng ban này có chức năng chủ trì phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, chủ trì và phối hợp với cá đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời đây là đơn vị đầu mới trong việc xây dựng, triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, quản lý vận hành cơ sở dự liệu và thông tin về thị trường bảo hiểm.

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w