Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 71 - 77)

2.3.1.1. về phía cơ quan quản lý nhà nước

a) Luật quản lý bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngày càng quan tâm đến việc phòng và chống trục lợi bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã quy định nhằm chống hành vi trục lợi bảo hiểm hiện nay. Cụ thể:

Khoản 2

Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000

Quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiêm

Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Quy định về trách nhiệm cung cấp thôngtin Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Quy định các trường hợp hợp đồng bảohiêm vô hiệu. Khoản 2

Điều 44 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000

Quy định về bồi thường đối với hợp đồng

bảo hiêm trùng Khoản

1

Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000

Quy định rõ về hợp đồng bảo hiêm tài sản

trên giá trị

Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Quy định về căn cứ bồi thường

Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Quy đị nhtrách nhiệm chuyên quyền yêucầu bồi hoàn Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Các quy định về an toàn

Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000

Điều kiện quy định hoạt động đại lý bảo hiêm

Điều 88 Luật Kinh doanh bảo hiêm 2000 Trách nhiệm của đại lý bảo hiêm

Điều 38 Nghị định 103/2008/NĐ-CP

Quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về giải quyết bồi thường bảo hiêm

Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP

Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiêm, trả tiền bảo hiêm

người được bảo hiểm thực hiện ý đồ trục lợi của mình. Ngoài ra, liên quan đến nghĩa vụ đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm, pháp luật còn ngăn chặn mục đích trục lợi trong quan hệ bảo hiểm tài sản thông qua quy định người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp, người được bảo hiểm từ bỏ tài sản là nhằm để tránh tổn thất chung, vì cứu người hoặc trong trường hợp khẩn cấp... Quy định không được phép từ bỏ tài sản xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tài sản để tránh tổn thất xảy ra, dẫn đến việc DNBH phải chịu trách nhiệm bồi thường từ hành vi vô trách nhiệm đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh tình trạng lợi dụng rủi ro để hủy hoại tài sản nhằm mục đích trục lợi của bên được bảo hiểm.

Bộ Luật hình sự cũng có quy định xử lý đối với hành vi trục lợi và gắn hành vi này với một số tội danh nhất định như tội chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã có nhiều quy định làm rõ, ngăn ngừa, xử phạt các hành vi liên quan đến trục lợi bảo hiểm. Tuỳ theo mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Công tác phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và một số sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đang ngày càng được tăng cường. Đây cũng là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm. DNBH xây dựng Quy tắc điều khoản biểu phí trình Bộ Tài chính phê duyệt mới được triển khai đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Thậm chí bảo hiểm nhân thọ còn phê duyệt cả hợp đồng, các giả định minh họa bán hàng và có chữ ký của chuyên gia tính phí của DNBH, chuyên gia này có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn và thành viên của Hội chuyên gia tính phí quốc tế.

Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng do DNBH xây dựng Quy tắc điều khoản biểu phí (Gọi tắt là Quy tắc bảo

hiểm), Tổng giám đốc ký quyết định ban hành và DNBH có trách nhiệm báo cáo BộTài chính chậm nhất vào ngày 15 của tháng ngay sau khi triển khai.

Quy tắc điều khoản nêu rõ đối tượng người tham gia bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm hoặc tính mạng sức khỏe), thời hạn bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm, mức trách nhiệm hoặc số tiền bảo hiểm, rủi ro và các sự kiện được bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, khấu trừ bồi thường, phí bảo hiểm và các điều khoản điều kiện bảo hiểm, các quy định về khai báo tai nạn, gửi giấy yêu cầu bồi thường, giám định tổn thất, khiếu nại. Quy tắc có thể là bộ phận không tách rời hợp đồng bảo hiểm hoặc được cụ thể hóa trong hợp đồng bảo hiểm.

c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm được tăng cường trong thời gian vừa qua đã có vai trò rất lớn trong việc phát hiện và cảnh báo Lãnh đạo các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng và yêu cầu cán bộ doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ nghiêm quy trình khai thác, giám định, bồi thường để hạn chế một cách tối đa tình trạng trục lợi bảo hiểm.

d) Công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi, biểu hiện của các hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng được tăng cường tạo dư luận xã hội để thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận. Do vậy, nhiều người dân hiểu, lên án hành vi trục lợi bảo hiểm và có nhiều trường hợp nhờ có thông báo của người dân mà doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện ra nhiều vụ trục lợi bảo hiểm.

e) Công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính, các Bộ, ngành ngày càng tốt hơn, đặc biệt là các Bộ, ngành có liên quan nhiều đến công tác xử lý bồi thường các nghiệp vụ hay xảy ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người ... Việc tăng cường công tác phối hợp này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao trách nhiệm của các

Bộ, ngành hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong các khâu dễ xảy ra các hiện tượng trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm khi giải quyết bồi thường bảo hiểm.

2.3.1.2. về phía doanh nghiệp bảo hiểm

a) Số lượng các vụ trục lợi bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và xử lý ngày càng nhiều.

Doanh nghiệp bảo hiểm đã ý thức được mức độ và nguy cơ trục lợi bảo hiểm đang gia tăng nên các doanh nghiệp đã thống kê và phân loại được các nghiệp vụ và các khâu thường xảy ra trục lợi bảo hiểm để từ đó có biện pháp đề phòng và xử lý. Số vụ trục lợi được phát hiện ngày càng nhiều.

b) Các biểu hiện trục lợi đơn giản, dễ phát hiện xảy ra phổ biến các năm trước đây hiện nay gần như đều bị các doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và xử lý.

c) Hiện tượng cán bộ doanh nghiệp và đại lý doanh nghiệp có biểu hiện trục lợi bảo hiểm cũng giảm đi nhiều do công tác xử lý mạnh mẽ của doanh nghiệp bảo hiểm.

d) Đội ngũ cán bộ khai thác, giám định, bồi thường bảo hiểm được tăng cường về số lượng và đào tạo về trình độ chuyên môn, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp đã giúp doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và hạn chế tối đa trục lợi bảo hiểm từ phía người được bảo hiểm.

e) Các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng và tuân thủ quy trình khai thác, giám định, bồi thường trong kinh doanh bảo hiểm. Công tác phân cấp bồi thường, chức năng, nhiệm vụ của phòng khai thác, giám định, bồi thường, của chi nhánh được quy định cụ thể, rõ ràng.

Chính do doanh nghiệp bảo hiểm buông lỏng quản lý đối với tuân thủ quy trình, khai thác, giám định bồi thường đã tạo nhiều cơ hội và kẽ hở cho cả

cán bộ doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm. Do vậy, thời gian gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng hơn trong việc chuẩn hóa lại quy trình khai thác, giám định, bồi thường và yêu cầu cao hơn đối với cán bộ khai thác, đại lý bảo hiểm về mức độ tuân thủ (chú trọng đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm, tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng trước khi cấp đơn bảo hiểm, tăng cường công tác xác minh, giám định bồi thường...).

g) Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bồi thường, kết nối trên toàn hệ thống được đầu tư đã giúp phòng ngừa và phát hiện ra nhiều vụ trục lợi bảo hiểm trong cùng hệ thống.

f) Công tác kiểm tra, kiểm soát bội bộ được tăng cường, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các cán bộ giám định, bồi thường có biểu hiện móc nối với khách hàng gian lận, trục lợi bảo hiểm.

i) Quy tắc, điều khoản bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng phù hợp nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ, đánh giá một cách cẩn trọng các rủi ro được bảo hiểm trước khi mở rộng điều khoản bảo hiểm để tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

2.3.1.3. về phía Hiệp hội bảo hiểm

Vai trò của Hiệp hội bảo hiểm cũng được thể hiện rõ thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các cán bộ làm công tác khai thác, giám định, bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau qua đó nâng cao công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ trục lợi bảo hiểm.

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 71 - 77)