Việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho TTBH phát triển. Các DNBH trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các đối tác là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài có uy tín, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính mạnh, từ đó tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ kinh doanh. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra thách thức đối với các DNBH trong nước phải cạnh tranh với các tổ chức bảo hiểm nước ngoài. Trong khi năng lực tài chính của các DNBH trong nước chưa thực sự vững mạnh, công nghệ quản trị điều hành còn lạc hậu, trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm chưa cao và thiếu kinh nghiệm thực tiễn,.... Nếu không có định hướng, chính sách quản lý tốt có thể ảnh hưởng đến tính an toàn, ổn định của TTBH.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ, nhiều mảng thị trường còn chưa được khai thác như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm vi mô... Tuy nhiên, năng lực tài chính và hoạt động của các DNBH trong nước còn hạn chế. Nếu không có các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước, các DNBH
Trên thế giới, ngành bảo hiểm là một lĩnh vực rất phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam ngành bảo hiểm vẫn còn khá non trẻ. Đặc biệt là Việt Nam vẫn chưa có đủ tiềm lực kinh tế để phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm mà theo đó yêu cầu số tiền bảo hiểm lớn lên tới hàng triệu USD như: bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thân tàu. Do đó, doanh thu phí ở các nghiệp vụ này còn khá nghiêm tốn.
Hiện nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đang hoàn thành đề án về bảo hiểm năng lượng nguyên tử, bảo hiểm vi mô, và đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm cho bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm thủy sản... Hòa chung với xu thế phát triển của ngành bảo hiểm trên thế giới, ngành bảo hiểm tại Việt Nam có thể hướng tới các nghiệp vụ bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn như bảo hiểm năng lượng nguyên tử hay phát triển hơn các nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thân tàu. Nhiều doanh nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro qua hình thức tái bảo hiểm. Để làm được điều đó, ngành bảo hiểm phi nhân thọ cần có sự liên kết, kết nối với nhau nhiều hơn nữa, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên toàn thế giới.