Trục lợi do cố ý gây tổn thất với đối tượng bảo hiểm

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62 - 65)

Hình thức trục lợi này thường được thực hiện thông qua các cách thức như sau:

- Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (nghiệp vụ bổ trợ của bảo hiểm phi nhân thọ): người được bảo hiểm tự ý gây thương tích để nhận tiền bồi thường.

Dấu hiệu rất dễ nhận biết của hành vi trục lợi trong trường hợp này chính là việc người tham gia bảo hiểm do đã có sự chuẩn bị trước nên những thông tin và chứng cứ mà họ đưa ra khá đầy đủ và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đây là một điều bất thường dễ nhận thấy bởi khi có người thân gặp rủi ro, có thể là tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì những người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm khó có thể bình tĩnh hoặc có tinh thần nghĩ tới

chuyện bảo hiểm. Trong công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn cần xem xét một cách kỹ lưỡng tất cả những thông tin khách hàng cung cấp và luôn cẩn trọng với những thông tin này bằng việc yêu cầu những cán bộ xác minh kiểm tra lại tính chân thực của những thông tin đó. Bên cạnh đó cũng cần phải xác định những thông tin khác cần thiết cho việc ra quyết định giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

- Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản): Do số lượng đối tượng bảo hiểm lớn, phân bố trên nhiều địa bàn, trong khi khả năng của doanh nghiệp bảo hiểm là có hạn nên không có khả năng kiểm soát được hết các hành vi của bên mua bảo hiểm, quan hệ bảo hiểm chủ yếu dựa trên nguyên tắc “tin tưởng tuyệt đối” của doanh nghiệp với bên mua bảo hiểm. Do vậy, trên thực tế, nhiều trường hợp bên mua bảo hiểm lợi dụng sự thiếu kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. Một số hành vi có thể kể đến như:

+ Bên mua bảo hiểm sau khi mua bảo hiểm cho tài sản của mình sẽ tiến hành tháo rời các bộ phận của tài sản (như máy móc, thiết bị có giá trị) để thay thế vào đó những bộ phận tài sản kém giá trị hơn, sau đó sẽ cố ý phá hủy tài sản. Đương nhiên, sau khi tài sản được phá hủy, bên mua bảo hiểm sẽ hoàn tất các thủ tục để được bồi thường bảo hiểm và dĩ nhiên kẻ trục lợi vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với các bộ phận, máy móc, thiết bị có giá trị. Chẳng hạn, chủ tàu biển sau khi đã mua bảo hiểm cho con tàu đã tháo dỡ hết trang thiết bị, máy móc trên tàu rồi thay thế bằng các thiết bị khác kém giá trị hơn, sau đó đánh chìm con tàu để được hưởng số tiền bảo hiểm.

+ Chủ xe cơ giới tự phá hỏng các bộ phận của xe, hủy hoại dưới hình thức đốt xe, lao xe xuống vực (chủ yếu là xe cũ) để được hưởng bảo hiểm.

2.2.5. Trục lợi do khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng

trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, hành vi trục lợi bảo hiểm này chủ yếu xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

Một trong những nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể bảo hiểm cho những rủi ro khách quan và mang tính ngẫu nhiên xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đã quy định rõ ràng về trường hợp này thì Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, cụ thể: Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả người tham gia bảo hiểm đều tuân thủ nguyên tắc bảo hiểm, có rất nhiều trường hợp, sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới tham gia bảo hiểm. Hành vi này gọi là trục lợi bất hợp pháp.

Hành vi này thể hiện dưới các hình thức:

- Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: Người được bảo hiểm thông đồng với nhân viên khai thác hoặc đại lý bảo hiểm tham gia bảo hiểm khi tai nạn đã xảy ra hoặc khi đang nằm viện, chuẩn bị nằm viện. Dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết đối với hành vi trục lợi này là ngày hiệu lực của hợp đồng gần với ngày tử vong, ngày nhập viện.

- Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: bên mua bảo hiểm thông đồng với nhân viên khai thác hoặc đại lý bảo hiểm tham gia bảo hiểm khi tài sản đã tổn thất (bị hư hỏng, bị cháy) hoặc khi tai nạn đã xảy ra (bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm vật chất xe). Dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết của trục lợi bảo hiểm dưới hình thức tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra là: yêu cầu bồi thường được đưa ra ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực; người được bảo hiểm hỏi trước đại lý các câu hỏi giả định về phạm vi bảo hiểm cho trường hợp tổn thất tương tự như yêu cầu bồi thường thực sự sau đó...

Ví dụ: Công ty vận tải Hồng Hà, có xe mang biển kiểm soát (BKS) 30L-5882 tại Hà Nội đã tham gia Bảo hiểm TNDS tại ABIC theo Giấy chứng nhận bảo hiểm số: A037713, hiệu lực từ 02/10/2009 - 02/10/2010 với mức trách nhiệm: thiệt hại về người 50 triệu đồng/người/vụ và tài sản 50 triệu đồng/vụ

- Ngày xảy ra tổn thất: 02/10/2009 - Số tiển tổn thất: 700 triệu đồng

- Nguyên nhân tổn thất: theo Hồ sơ Công an cung cấp nguyên nhân tai nạn là do chủ xe 30L-5882 không làm chủ tốc độ lấn sang đường xe đi ngược chiều gây tai nạn làm chết 11 người và 05 người bị thương.

Theo quy tắc điều khoản bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường tổn thất. Tuy nhiên ABIC nhận thấy: iiDdy là một vụ tai nạn có thời điểm sát với hiệu lực bảo hiểm, tai nạn xảy ra lúc 11h50’ trưa ngày 02/10/2009, hiệu lực bảo hiểm bắt đầu từ 8h sáng ngày 02/10/2009- 02/10/2010. Do đó, có dấu hiệu trục lợi về việc mua bảo hiểm sau tai nạn ”.

ABIC đã điều tra và phát hiện: sau khi bị tai nạn vào lúc 11h50’ trưa ngày 02/10/2009, 17h chiều cùng ngày em của chủ xe đã liên hệ đại lý bảo hiểm của Công ty bảo hiểm ABIC để mua bảo hiểm với điều kiện là hiệu lực bảo hiểm bắt đầu từ 8h sáng ngày 02/10/2009. Nhân viên đại lý của ABIC đã khai nhận toàn bộ sự việc trên và chủ xe cũng đã xin rút hồ sơ. ABIC thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm và hoàn trả phí bảo hiểm cho chủ xe.

Như vậy, trong trường hợp trên người tham gia bảo hiểm đã câu kết với đại lý bảo hiểm để mua bảo hiểm mặc dù tai nạn đã xảy ra nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm.

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62 - 65)