hiểm phi nhân thọ, trong đó chủ yếu xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Theo qui định của Điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cho phép bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Trên thực tế, bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho một tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng một điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm để được hưởng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của tài sản là hành vi trục lợi bảo hiểm. Khía cạnh trục lợi của hình thức này thể hiện, người được bảo hiểm cố tình che dấu doanh nghiệp bảo hiểm việc tài sản đã được mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khác với cùng điều khoản và sự kiện bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm. Hay nói cách khác, bên mua b ảo hiểm đã không trung thực trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tài sản bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, để khẳng định đây là hành vi trục lợi bảo hiểm còn căn cứ vào mục đích của việc không cung cấp thông tin này từ phía bên mua bảo hiểm là nhằm được hưởng quyền lợi tài chính khi rủi ro xảy ra lớn hơn giá trị tài sản mà mình đang sở hữu.
Hành vi trục lợi bảo hiểm này hiện nay xảy ra tương đối nhiều, một phần nguyên nhân là do hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn lạc hậu, chưa kết nối được trong nội bộ doanh nghiệp với nhau và chưa kết nối được toàn thị trường. Do đó, khả năng phát hiện khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau về
cùng một đối tượng bảo hiểm là rất khó.
Ví dụ: Vụ chủ xe Vũ Đình Cửu trú tại P10, phường Văn Giang, TP Ninh Bình mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới cho xe biển số 35N- 7747 tại các công ty BH Viễn Đông, Hàng Không (VN1), Ngân hàng đầu tư (BIC), PJICO, Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) gây tai nạn lúc 10h30p ngày 21/11/2009 tại thị trấn Thiệu Thôn, Hoa Lư, Ninh Bình làm cho bà Hoàng Ngọc Xuyên bị tử vong và yêu cầu 5 công ty bảo hiểm nói trên giải quyết bồi thường mức trách nhiệm 50 triệu đồng/1 công ty bảo hiểm. Trên cơ sở biên bản giải quyết tai nạn giao thông của công an huyện Hoa Lư, Ninh Bình cùng với kết luận điều tra của Công an huyện trên, giấy khám nghiệm tử thi hồi 14h15p ngày 21/11/2009 của công an huyện trên. Chỉ sau khi ABIC thông báo bồi thường cho người nhà nạn nhân thì mới được biết nạn nhân bị tai nạn giao thông do xe máy đâm va (không phải là ô tô) và xảy ra trước vụ tai nạn giao thông trên 3 tháng. Thấy bại lộ chủ xe làm đơn xin rút hồ sơ bồi thường và hoàn trả tiền cho DNBH.