Các hình thức trục lợi khác

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 71)

Bên cạnh các hình thức trục lợi trên còn có hình thức trục lợi khác như là đại lý bảo hiểm chiếm dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong một

thời gian dài hoặc không trả phí bảo hiểm mà tự ý chấm dứt hợp đồng đại lý. Nhiều đại lý bảo hiểm, sau khi khai thác xong đã chiếm dụng luôn phí bảo

hiểm khai thác và từ bỏ không làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, gây thiệt hại

cho doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm (trong trường hợp không

Qua thực trạng, cũng như các hình thức trục lợi trên có thể thấy, việc phân thành các nhóm hình thức trục lợi cũng chỉ mang tính tương đối, có những hành vi trục lợi vừa thuộc nhóm hành vi tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng cũng là hành vi được phân loại vào nhóm cung cấp thông tin không chính xác... Điều quan trọng là nhận biết được các hình thức trục lợi cũng như cách biểu hiện của các hình thức đó mà các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý, giám sát sớm phát hiện ra các hành vi trục lợi bảo hiểm để có cách phòng chống.

Hiện nay, trục lợi bảo hiểm diễn ra rất phức tạp với nhiều hình thức và nhiều người tham gia khác nhau. Để có thể phát hiện và xử lý các vụ trục lợi bảo hiểm đòi hỏi DNBH và các cơ quan chức năng phải nhận diện được hành vi trục lợi bảo hiểm để từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống, phát hiện và xử lý.

2.2.8. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm

Không thể phủ nhận trục lợi bảo hiểm đã gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế nói chung và xã hội nói riêng.

Biểu đồ 2.7: Tình hình trục lợi bảo hiểm từ năm 2009 - 2013

Đơn vị tính: Số vụ

2009 2010 2011 2012 2013

■Nhân the

■Phi nhân

Qua thống kê, tình hình trục lợi bảo hiểm trong lĩnh vực nhân thọ cao hơn trong lĩnh vực phi nhân thọ cả về số vụ và số tiền.Qua biểu số liệu trên có thể thấy, trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong giai đoạn 2009-2013 có 15/29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ báo cáo có phát hiện và thống kê được các vụ trục lợi bảo hiểm, cụ thể như sau:

- Tổng số vụ trục lợi bảo hiểm trong giai đoạn 2009 - 2013 là 5.079 vụ trục lợi bảo hiểm với tổng số tiền trục lợi là 215,3 tỷ đồng. Trung bình tổn thất về trục lợi bảo hiểm là 35,9 tỷ đồng/năm.

Trục lợi bảo hiểm tăng nhanh cả về số vụ, số tiền trục lợi và quy mô trục lợi bảo hiểm. Tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tăng từ 732 vụ (năm 2009) lên 1.070 vụ (năm 2013), tăng 338 vụ (tăng 46,1%); tổng số tiền trục lợi bảo hiểm tăng từ 13,1 tỷ đồng (năm 2007) lên 43,5 tỷ đồng (năm 2012), tăng 232,5%. Quy mô trục lợi bảo hiểm cũng tăng nhanh từ 17,9 triệu đồng/vụ (năm 2007) lên 40,6 triệu đồng/vụ (năm 2012).

Trừ trường hợp lừa đảo cá nhân bị phát hiện và xử lý hình sự, các hành vi trục lợi khác trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu phát hiện, thống kê được thông qua công tác giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn từ năm 2009-2013, toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ thống kê được khoảng 52.860 vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền bị trục lợi ước tính khoảng hơn 530 tỷ đồng. Tùy thuộc từng doanh nghiệp, số vụ trục lợi phát hiện được chiếm khoảng từ 6-28% số vụ giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm. Các DNBH phát hiện nhiều vụ trục lợi là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thuộc nhóm dẫn đầu thị trường như Prudential, BVNT, Dai- ichi, ACE và AIA. Về nghiệp vụ, chủ yếu là bảo hiểm bổ trợ/sức khỏe với 93% số vụ trục lợi của toàn thị trường, các nghiệp vụ còn lại là bảo hiểm hỗn

hợp 4%, bảo hiểm trọn đời 1%, các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Qua số liệu, ví dụ và phân tích thực trạng về trục lợi bảo hiểm ở Việt

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w