GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂ MỞ VIỆT

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88)

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm

Thứ nhất, thị trường bảo hiểm càng phát triển thì hành vi trục lợi càng trở nên tinh vi hơn. Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm rất quan trọng. Cơ quan quản lý cần tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề

nhằm phát hiện sớm các vi phạm xảy ra và có hướng giải quyết phù hợp. Đối với các vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới thị trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, làm gương cho các doanh nghiệp khác trong thị trường.

Thứ hai, cơ quan quản lý cần sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu giám

sát doanh nghiệp bảo hiểm, xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; sử dụng các công cụ phân tích hiện đại cho phép đưa ra cảnh báo sớm các nguy cơ của doanh nghiệp. Hoàn thiện quy trình xử lý tiếp nhận thông tin, xây dựng kho dữ liệu về trục lợi bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Vì với tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường bảo hiểm có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Việc nghiên cứu khả năng áp dụng phương thức quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro thông qua các yếu tố cảnh báo sớm, các chỉ tiêu, tiêu chí xếp hạng hoặc phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro là cần thiết.

Thứ ba, cần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra

tại chỗ. Thường xuyên nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm sớm phát hiện ra các vụ trục lợi bảo hiểm và có hướng giải quyết kịp thời.

Thứ tư, cần tiếp tục tăng cường chất lượng cho đội ngũ làm công tác

giám sát. Số lượng cán bộ quản lý cần phải được củng cố và phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Cơ chế tuyển dụng cần hợp lý và chế độ đãi ngộ (thu nhập) tương xứng với mức trách nhiệm và khối lượng công việc, ít nhất có sự tương đồng với các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường dịch vụ tài chính khác để thu hút và duy trì được cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giám sát về nghiệp vụ và chuyên môn bảo hiểm để bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác quản lý.

Công tác này có thể thực hiện thông qua cơ chế tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các nước khác, tăng cường đối thoại với hiệp hội bảo hiểm và với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ năm, cần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin

của cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bảo hiểm; cơ chế cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm để phục vụ công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm.

Hệ thống cơ sở dữ liệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Cho phép các cơ quan quản lý giám sát thu thập được thông tin và dữ liệu của các vụ việc trục lợi cần thiết cho hoạt động giám sát, điều tra tại bất kỳ thời điểm nào.

- Cần phải có sự phân cấp truy cập trong hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo dữ liệu được quản lý hiệu quả, phù hợp với các chế độ khai thác dữ liệu theo thẩm quyền khác nhau.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu là nơi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống công bố kết quả giám sát. Đồng thời, đây phải là hệ thống được xây dựng nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất tới cho các bên liên quan đến quá trình kinh doanh bảo hiểm; Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp bảo hiểm thông tin liên quan đến đối tượng tham gia bảo hiểm trong thị trường, ghi chép lịch sử đối tượng cũng như có cảnh báo nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm một cách hiệu quả nhất, cơ quan quản lý cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Đặc biệt, nên chú trọng vào xây dựng một trang website về trục lợi bảo hiểm với những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống văn bản về phòng chống trục lợi bảo hiểm: Tại đây sẽ cung cấp một cách có hệ thống các văn bản và văn bản hướng dẫn mới nhất về trục

lợi bảo hiểm. Hệ thống phải thường xuyên được cập nhật và sắp xếp khoa học tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân dễ dàng xem xét và tham chiếu khi cần thiết.

- Hệ thống các báo cáo hàng năm, nghiên cứu, báo cáo, các bài viết phong phú của các chuyên gia liên quan đến trục lợi bảo hiểm được sắp xếp theo trình tự thời gian, chủ đề, tác giả giúp người đọc có thể tìm kiếm rõ ràng.

- Hệ thống các tờ poster có nội dung quảng cáo, tuyên truyền giúp nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân. Đây sẽ là một phần tài liệu chính thống trợ giúp cho công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý về trục lợi bảo hiểm.

- Danh sách các cá nhân/tổ chức đã vi phạm: Đây là danh sách tội phạm bao gồm tên vụ việc, ngày phạm tội, tính chất, số tiền trục lợi và tên của người khởi tố. Thông tin cần được cập nhật.

- Các sự kiện liên quan đến trục lợi bảo hiểm: Đây sẽ cung cấp các thông tin về hội thảo, tập huấn và đào tạo về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm cho cộng đồng.

- Hệ thống cung cấp một số các website có liên quan đến trục lợi bảo hiểm giúp cho khách hàng, các nhà điều tra và các bên liên quan khác có thêm thông tin về trục lợi bảo hiểm trong cộng đồng.

- Thông tin về dịch vụ chỉ dẫn: Cung cấp thông tin danh sách các công ty và tổ chức đã có kinh nghiệm trong việc phòng chống và điều tra về trục lợi bao gồm các bên liên quan cung cấp dịch vụ điều tra, kỹ thuật, đào tạo, dịch vụ tư vấn và quản lý pháp lý.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Thời gian qua, các DNBH cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc phát hiện, ngăn chặn trục lợi, để công tác phòng chống trục lợi ngày càng hiệu quả hơn thì các DNBH cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:

3.2.2.1. Tăng cường công tác tổ chức bộ máy; kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Để tăng cường quản lý giám sát rủi ro trục lợi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cần rà soát tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh đảm bảo sự gọn nhẹ, linh hoạt, không chồng chéo chức năng. Cần tách bạch bộ phận khai thác và bộ phận giám định bồi thường nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết bồi thường và khai thác bảo hiểm, hạn chế hiện tượng cán bộ khai thác cấu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm.

Các DNBH cần tăng cường xây dựng và áp dụng các quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quy trình cụ thể về điều tra, xác minh những vụ việc có dấu hiệu gian lận, trục lợi bảo hiểm, quy trình xử lý công việc, phối hợp giữa các phòng ban chức năng để hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng những lỗ hổng trong phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp để trục lợi bảo hiểm. Các quy trình này cần đảm bảo sự minh bạch, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận, cá nhân, không trùng chéo. Cầ n yêu cầu cán bộ doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp bảo hiểm đã ban hành.

Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát cán bộ thực hiện công việc ở tất cả các khâu khai thác, giám định, bồi thường trong việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm, nhất là các trường hợp cán bộ doanh nghiệp, đại lý bảo hiểm có hành vi trục lợi bảo hiểm.

Thực hiện thông báo trong toàn hệ thống về các hành vi và đối tượng trục lợi để rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực phòng ngừa. Đồng thời có cơ chế khen thưởng khích lệ các cán bộ phát hiện ra các vụ trục lợi bảo hiểm.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường

Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm xảy ra nhiều nhất ở khâu giám định, bồi thường. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống gian lận bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đặc biệt chú trọng khâu giám định,

bồi thường trên tất cả các phương diện:

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ của các giám định viên hoặc tạo điều kiện cho các giám định viên tham gia các khóa đào tạo tại các trường kỹ thuật hoặc mời các chuyên gia điều tra bên Bộ Công an phổ biến kinh nghiệm điều tra, phát hiện tội phạm.

- Giám định viên sẽ được phân thành nhiều bậc từ thấp đến cao, giải quyết các vụ việc tuỳ theo mức độ phức tạp, mỗi bậc có chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi riêng để đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Việc giám định, bồi thường cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình giám định, bồi thường do doanh nghiệp xây dựng. Trong trường hợp phát hiện có sự gian lận thì cần phải theo dõi chặt chẽ các đối tượng, tổ chức điều tra xác minh chính xác và nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.

3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Để có phát hiện, kiểm soát tối đa việc trục lợi bảo hiểm trong thời gian tới, các DNBH cần tập trung cho công tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cũng như luân chuyển cán bộ nghiệp vụ đặc biệt là cán bộ giám định, bồi thường bảo hiểm.

Đồng thời với công tác đào tạo, doanh nghiệp bảo hiểm cần xây dựng hệ thống khuyến khích tiên tiến đối với cán bộ như xây dựng cơ chế lương, thưởng căn cứ theo năng lực và mức độ đóng góp của mỗi người, tổ chức, sắp xếp nhân sự đúng người, đúng việc để phát huy tốt nhất năng lực cán bộ. Ngoài ra, việc xây dựng các chính sách phúc lợi khác cho nhân viên như hỗ trợ tín dụng để mua nhà, cho phép cán bộ tham gia vào các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp để gia tăng thu nhập... cũng sẽ góp phần nâng cao tâm huyết làm việc của cán bộ, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và hạn chế được các

biểu hiện trục lợi bảo hiểm.

3.2.2.4. Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin

Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm quản lý bảo hiểm chuyên nghiệp, hiện đại, kết nối trong toàn hệ thống giúp quản lý thông tin khách hàng một cách chính xác, đầy đủ, đồng thời giúp doanh nghiệp phân tích và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Hệ thống phần mềm cần trợ giúp được việc quản lý và phát hành hợp đồng bảo hiểm tập trung, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn việc khai thác theo ấn chỉ in sẵn. Hệ thống công nghệ thông tin chính là cơ sở để doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện trục lợi bảo hiểm ngay từ khi khách hàng tham gia bảo hiểm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cần xây dựng Website riêng giúp công khai hóa thông tin liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm, tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm hiểu được loại hình bảo hiểm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm, phát hiện và hạn chế tối đa các biểu hiện trục lợi bảo hiểm.

3.2.2.5. Nâng cao năng lực và phẩm chất đại lý bảo hiểm

Tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, tuyển lựa đại lý có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực để bán bảo hiểm.

Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ đại lý; tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra thực tế hoạt động của đại lý, từ đó có đánh giá đúng về trình độ của các đại lý và các tồn tại, hạn chế của họ để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắm kịp thời.

Đối với các đại lý có biểu hiện vi phạm về trục lợi bảo hiểm cần xử lý nghiêm khắc, thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm để theo dõi, thiết lập danh sách các đại lý bảo hiểm vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh trong toàn thị trường. Trên cơ sở đó, Hiệp hội bảo hiểm sẽ có biện pháp thông báo cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm.

công ty nên có tâm lý làm việc không tích cực, nhanh chán nản, dễ phát

sinh ý

định trục lợi bảo hiểm. Vì vậy, để tăng động cơ làm việc cho mỗi đại lý, công

ty cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này như: bổ nhiệm các đại lý

giỏi vào các chức vụ tổ trưởng đại lý, tuyển những đại lý xuất sắc làm nhân

viên thuộc biên chế của công ty...

3.2.2.6. Xây dựng các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm chặt chẽ

Với việc xây dựng các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm chặt chẽ sẽ giúp các đại lý, cán bộ khai thác phải chịu trách nhiệm và hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết khách hàng về nội dung, các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là điều kiện, thủ tục khi giải quyết bồi thường, các quyền lợi và giới hạn bồi thường mà người tham gia bảo hiểm được hưởng, cũng như những điều khoản loại trừ để tránh tạo ra những kẽ hở, tạo cơ hội cho sự phát sinh hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

3.2.2.7. Phối hợp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình phòng chống hành vi trục lợi bảo hiểm để từ đó thường xuyên thông báo, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về những trường hợp trục lợi bảo hiểm.

Đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm thường xuyên xảy ra tình trạng trục lợi bảo hiểm như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, có thể thông qua Hiệp hội bảo hiểm để xây dựng quy định áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy trình giám định bồi thường, bảng giá phụ tùng... đối với các doanh nghiệp triển khai bảo hiểm xe cơ giới hoặc xây dựng bảng quy định về trả tiền bồi thường trong bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người áp dụng thống nhất...

3.2.2.8. Thường xuyên giao lưu, trao đổi với khách hàng

Các doanh nghiệp bảo hiểm cần thành lập trung tâm hỗ trợ khách hàng tách biệt với các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường việc tiếp

xúc với khách hàng để tìm hiểu, kiểm tra chéo các thông tin từ phía khách hàng, đại lý bảo hiểm và cán bộ khai thác, từ đó có những thông tin đầy đủ nhất cho việc xử lý những yêu cầu bồi thường.

3.2.2.9. Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành liên quan

Công tác phối hợp với các Bộ ngành liên quan đặc biệt là Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế trong công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi bảo hiểm.

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm

Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến,

Một phần của tài liệu 1634 trục lợi bảo hiểm ở VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w