Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được thành lập vào năm 1999 là đại diện, tiếng nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Với mục đích là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lành mạnh trong thị trường bảo hiểm theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam, trong thời gian tới để góp phần vào công tác phòng chống lại hiện tượng trục lợi bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần thực hiện các công việc sau:
- Đại diện ý kiến của các hội viên tham gia tích cực vào trong công tác xây dựng chủ trương chính sách Pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan. Tìm hiểu các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chống trục lợi bảo hiểm để từ đó có những đề xuất cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến trục lợi bảo hiểm phù hợp
với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phải soạn thảo xây dựng và thông qua nguyên tắc chung và nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, chú ý đến công tác phối hợp chống trục lợi bảo hiểm giữa các thành viên để góp phần phát triển thị trường bảo hiểm bền vững hơn.
- Đại diện các hội viên tham gia ý kiến vào các quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành. Đặc biệt là biểu phí bảo hiểm xe cơ giới do hiện nay tình trạng trục lợi ở nghiệp vụ xe cơ giới tương đối cao. Tổ chức nghiên cứu xây dưng quy tắc, điều khoản, biểu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm theo yêu cầu của hội viên dưới hình thức đề tài nghiên khoa học.
- Phối hợp với cơ quan quản lý tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm và các chính sách sách bảo hiểm của Nhà nước để từ đó nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm nói chung và đấu tranh phòng chống trục lợi bảo hiểm nói riêng. Từng bước hình thành quan điểm và thái độ phê phán nghiêm khắc đối với mọi biểu hiện trục lợi, tạo dư luận xã hội để thu hút sự quan tâm và chú ý của công luận. Tổ chức diễn đàn phổ cập pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước, đặc biệt chú trọng những diễn đàn phổ biến kinh nghiệm phát hiện gian lận bảo hiểm qua thực tiễn thực hiện, giúp các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau để từ đó cùng rút kinh nghiệm cho công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức chương trình tuyên truyền về bảo hiểm trong cả nước để mọi người dân hiểu và tuân thủ theo những quy định của Pháp luật nhà nước về bảo hiểm nhằm tạo điều kiện phát triển một thị trường bảo hiểm lành mạnh và phòng chống trục lợi hiệu quả.
thảo về chống gian lận và trục lợi bảo hiểm để đánh giá kết quả hoạt động của ngành bảo hiểm, phân tích tác hại của trục lợi bảo hiểm đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người mua bảo hiểm để đề ra những phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Hiện nay, các kinh nghiệm và biện pháp phòng và chống trục lợi bảo hiểm vẫn còn chưa đầy đủ và được cập nhật liên tục. Có một số hình thức trục lợi bảo hiểm chưa xuất hiện tại Việt Nam trong thời điểm này. Tuy nhiên, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn với quốc tế nên không có gì đảm bảo là các hình thức trục lợi bảo hiểm này sẽ không xuất hiện tại Việt Nam. Nếu chúng ta không nắm chắc và có biện pháp phòng ngừa trước các biện pháp này thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nhiều lúng túng khi có sự kiện xảy ra. Do vậy, Hiệp hội bảo hiểm nên cử các đoàn chuyên trách sang để học tập kinh nghiệm chống trục lợi bảo hiểm của các quốc gia khác trên thế giới. Sau đó, Hiệp hội sẽ phổ biến kinh nghiệm với các thành viên nhằm giúp họ chủ động đối phó với các hành vi trục lợi này.
- Việc chống trục lợi bảo hiểm trùng và đòi người thứ ba gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh và thiếu thông tin. Một công ty bảo hiểm có nghi ngờ đối tượng bảo hiểm trùng nhưng cũng không biết thông báo cho công ty nào. Do vậy, cần xây dựng một website chung để các DNBH trao đổi thông tin để họ có thể đưa các thông tin có nghi vấn lên website, hoặc tra cứu lịch sử của những thông tin về hành vi trục lợi đã được các DNBH khác phát hiện. Tổ chức trung tâm thông tin của Hiệp hội và xây dựng một ban chuyên trách riêng về việc phòng và chống hoạt động trục lợi bảo hiểm do hoạt động này đang ngày càng gia tăng về số vụ, số tiền, hành vi ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Với việc truyền tải thông tin nhanh chóng và rộng rãi như vậy sẽ giúp các DNBH dễ dàng phát hiện ra gian lận và phối hợp với nhau để xử lý gian lận.
- Cơ sở vật chất cũng như trình độ của nhân viên giám định của các DNBH tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Bởi vậy nhiều vụ tại nạn có thiệt hại lớn các DNBH không giám định được mà phải tiến hành thuê giám định tại các doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến chi phí rất tốn kém. Hiệp hội có thể thành lập một Công ty giám định riêng biệt trực thuộc Hiệp hội. Công ty giám định sẽ tập trung nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để giúp đỡ các DNBH tiến hành giám định các vụ việc phức tạp cũng như giúp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ giám định bồi thường cho các DNBH thành viên của Hiệp hội.
- Phối hợp giữa các hội viên trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ của các doanh nghiệp thành viên trong các khâu giám định, bồi thường, đào tạo đại lý và cộng tác viên.
Với những biện pháp nêu trên, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ không chỉ nêu cao vai trò, uy tín của mình mà còn tạo cho các Công ty thành viên mối quan hệ đoàn kết, đồng lòng trong việc tiến hành chống trục lợi bảo hiểm và góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm ngày càng lành mạnh hơn.
KẾT LUẬN
Sau 20 năm mở cửa thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, có đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm nước ta.
Trong khi chưa thể loại trừ triệt để trục lợi bảo hiểm, cần tập trung các nỗ lực vào việc thể phòng chống, ngăn chặn hoặc làm giảm hậu quả của tình trạng này. Đấu tranh phòng và chống trục lợi đang trở thành một yêu cầu khách quan để duy trì sự phát triền bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, đây không phải là một công việc dễ dàng nếu không có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, sự hợp tác giữa các bên có liên quan và ý thức trách nhiệm của DNBH, người tham gia bảo hiểm và các cơ quan hữu quan. Để ngăn chặn và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực do trục lợi bảo hiểm gây ra, cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật.
Chính vì vậy, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để ngăn ngừa, phòng chống tình trạng trên, đồng thời nâng cao vai trò, mục tiêu của bảo hiểm là
tấm lá chắn giúp ổn định tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm trước các nguy cơ rủi ro.
Với hệ thống đồng bộ, đa dạng các giải pháp được đưa ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm cũng như xã hội triển khai các biện pháp hữu hiệu hay thực hiện kiểm tra, giám sát các hành vi trục lợi bảo hiểm một cách hiệu quả, đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế./.
1. David Bland, Insurance Principles and practice, The Finance Publishing House, The chartered Insuance Institute 1993.
2. Hoàng Văn Châu, giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội 2006.
3. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ban hành theo quyết định số 193/QĐ- TTg ngày 15/2/2012.
4. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, các báo cáo tổng quan thị trường, các báo cáo khảo sát về Trục lợi bảo hiểm, các báo cáo khảo sát nghiên cứu, báo cáo kiểm tra hoạt động bồi thường và trả tiền bảo hiểm.
5. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.
6. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thực trạng trục lợi bảo hiểm trong thị
trường bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây, Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 13+14+15 tháng 4/2013, trang 22-31.
7. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo đánh giá thực trạng và
giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.
8. Dexter Morse, Lynne Skjaa, Tackling insurance fraud: Law and practice,
London 2004.
9. National Fraud Authority, Annual Fraud Indicator 2010.
10. National Fraud Strategic Authority, The National Fraud Stratergy: A new approach to combating fraud 2009-2011.
11. Đoàn Minh Phụng, Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà Xuất bản Tài
chính 2010.
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 14. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
15. Nghị đinh số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
16. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
17. Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển TTBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 18. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 12/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 19. Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm
của Thông tư số 155/2007/TT-BTC và Thông tư số 156/2007/TT-BTC 20. Thông tư số 03/2010/TT-BTC ngày 12/01/2010 hướng dẫn thi hành Nghị