2.1. Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Thạch Thành, Bắc Thanh Hóa
2.1.1. Sơ lược về huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Thạch Thành là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 58km,
- Địa giới hành chính: “Phía bắc - tây bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc (Hòa Bình); phía đông bắc giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Hà Trung” [43].
- Địa hình: Thạch Thành có diện tích tự nhiên là 55.811ha. Trong đó: đồng bằng 9.120 ha (13.3%); đồi bãi 9.600ha (16%); đồi núi cao 31.785ha (53.4%).
Thạch Thành có đầy đủ đặc điểm điển hình của địa hình miền núi đá vôi, đồi đất của miền trung du và đồng ruộng của đồng bằng. Địa hình Thạch Thành được hình thành bởi các lòng máng lớn kề nhau xuôi theo hướng bắc - tây bắc và thấp dần về phía nam, tạo cho Thạch Thành có nhiều thuận lợi là địa bàn giao lưu kinh tế của các vùng trong tỉnh.
- Khí hậu: Thạch Thành nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu khắc nghiệt cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên là huyện miền núi nên chịu ảnh hưởng khí hậu miền Bắc nhiều hơn miền trung và do đó có đặc điểm riêng của tiểu vùng là khí hậu nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào), mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 220C, cao hơn nhiệt độ trung bình của cả nước là 0,50C; lượng mưa trung bình ở Thạch Thành hàng năm từ 1.500 - 1.700 mm.
- Tài nguyên sinh vật: Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ sinh thái cũng mang đặc điểm chung của vùng rừng nhiệt đới, lại giáp với vành đai của rừng quốc gia Cúc Phương nên hệ động, thực vật huyện Thạch Thành rất phong phú và đa dạng. Có nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Hổ, Báo, Hươu, Nai, Gấu, Voọc quần đùi trắng, Gà Lôi, Yểng, Họa Mi... Thảm rừng thực vật đa dạng phong phú có nhiều loại thuộc nhóm gỗ quý: Lát, lim, sến, táu, đinh hương, nhiều loại cây thuốc quý chữa bệnh, cây làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...
Kinh tế: Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có bước phát triển vượt bậc; từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lúa, kinh tế chậm phát triển; với cơ cấu kinh tế năm 1992: Nông nghiệp 94%; Công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 2,61%; Thương mại 3,39%. Thạch Thành đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đô thị để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững kinh tế. Đến năm 2018 cơ cấu kinh tế của Huyện Thạch Thành là: Nông- lâm nghiệp 18,7%, công nghiệp - xây dựng 49,3%, thương mại - dịch vụ 32%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh: Năm 1996 là 1,2 triệu; năm 2000 là 2,3 triệu; năm 2012 là 17,8 triệu; năm 2018 là 35,2 triệu đồng/người/năm.
Trên lĩnh vực nông nghiệp Sản lượng lương thực giai đoạn 1976 - 1980 đạt bình quân 14,7 nghìn tấn, giai đoạn 1981- 1985 đạt bình quân 19,3 nghìn tấn, năm 1995 đạt 31 nghìn tấn; đến năm 2016 mặc dù đã chuyển đổi hàng nghìn ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lương thực đã vượt trên 64.618 tấn. Đặc biệt huyện đã quy hoạch và phát triển vùng cây ăn quả tập trung theo quy mô lớn ứng dụng khoa học công nghệ cao, hơn 1 nghìn ha, hiện nay trong vùng quy hoạch đã trồng hơn 400ha các loại cây ăn quả; toàn huyện có hơn 2600 ha cây ăn quả cả tập trung và phân tán, trong đó có hơn 1 nghìn ha trồng tập trung: Cam, bưởi 433ha; Dứa 574 ha; Ổi 76 ha; Thanh long 72 ha; Mắc ca 58 ha.. .diện tích cây ăn quả của huyện đứng đầu toàn tỉnh.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi từ trước những năm 1990 toàn huyện chỉ có 1 tuyến đường nhựa, 8 công trình thủy lợi, 03 hồ đập lớn, chỉ đảm bảo chủ động tưới cho khoảng gần 2.000 ha; đến nay đường liên xã toàn huyện có 98% được nhựa hóa, đường liên thôn đạt 65% cứng hóa, hoàn thành hệ thống cầu qua sông Bưởi. Hệ thống thủy lợi đã được cứng hóa 320 km, 29 trạm bơm, 63 hồ đập, chủ động tưới cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1976 Thạch Thành mới có điện lưới quốc gia, năm 1993 có 11 xã có hệ thống
điện lưới quốc gia, năm 2009 toàn huyện đã có 100% xã, thôn có điện lưới quốc gia.
Văn hóa - xã hội: Dân số huyện Thạch Thành năm 2019 là 149.320 người, gồm 2 dân tộc là dân tộc Kinh và dân tộc Mường (dân tộc Kinh 51%, dân tộc Mường 47% , 0,2% là dân tộc khác).
Chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội được quan tâm góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 42,6% đến năm 2010 giảm xuống còn 11,1% theo tiêu chí cũ, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 7,38%. Phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả ban đầu, đến nay toàn huyện có 9 xã, 67 thôn đạt xã, thôn nông thôn mới.
Với đặc điểm kinh tế xó hội như đã nói trên nó đem lại những thuận lợi và khú khăn cho Agribank Thạch Thành, có thể nói ra một số nội dung như sau:
Thuận lợi : NHNo là một trong những NHTM giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Với một thời gian khá dài hoạt động, NHNo Việt Nam nói chung và NHNo Thạch Thành nói riêng đã tạo dựng được uy tín rất lớn đối với khách hàng. Mặt khác, những năm gần đây giao thương đô thị, giao thông vận tải phát triển là tiền đề để phát triển kinh tế, gia tăng sản xuất. Việc phát triển SPDV của các NH nói chung và NH Agribank Thạch Thành nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng.
Khó khăn: Nền kinh tế của huyện Thạch Thành chủ yếu là nông nghiệp, làm nông. Những năm gần đây có khu công nghiệp nhỏ và vừa, nhưng nhỏ nên sự chuyển dịch kinh tế còn thấp.
Bên cạnh đó, trên địa bàn ngoài NH Agribank còn có Vietin Bank, NH Đầu tư và Phát triển, NH Chính sách xã hội, và Sacombank ... cạnh tranh. Thị
phần NH khác chiếm 30%. Bên cạnh đó, do đổi mới sớm trước khi các NH khác đóng trên địa bàn nên vẫn giành được thị phần khiến cho việc phát triển SPDV của NH Agribank chi nhánh Thạch Thành chỉ gặp ít khó khăn.
Kết luận : Từ thực tế tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến NHNo Thạch Thành trong mọi mặt như : phát triển dịch vụ thẻ, thanh toán, NH điện tử...
Sự đi lên ngày một nhanh, một mạnh của nền kinh tế nói chung và sự đổi mới của huyện miền núi nói riêng là điểm hấp dẫn nhiều dự án đầu tư lớn và sẽ là cơ hội cho NHNo huyện Thạch Thành phát huy vai trò và thể hiện tiềm lực kinh tế của mình.