Khái niệm phát triển hoạt động tài trợ thương mại

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41)

1.5. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN

1.5.1. Khái niệm phát triển hoạt động tài trợ thương mại

Phát triển hoạt động tài trợ thương mại là việc các ngân hàng vận dụng các chính sách, giải pháp nhằm tăng trưởng quy mô cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập của ngân hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

1.5.1.1. Phát triển về quy mô

Phát triển hoạt động tài trợ thương mại theo nội dung phát triển về quy mô chủ yếu được hiểu là tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh dư nợ cho vay XNK tại các ngân hàng, tăng trưởng về số dư bảo lãnh, doanh số phát hành L/C. Ngoài ra, phát triển quy mô còn hướng tới mục tiêu phát triển về số lượng khách hàng và tăng trưởng về thị phần kinh doanh. Ngoài ra, việc phát triển về quy mô còn được thể hiện qua việc mở rộng địa bàn hoạt động; tăng số lượng địa điểm giao dịch, mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng trên thế giới.

1.5.1.2. Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm

Trước hết phát triển hoạt động tài trợ thương mại theo nội dung hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm, cần quan tâm đến mức độ thay đổi trong cơ cấu dịch vụ, sản phẩm tài trợ thương mại. Mục tiêu của việc hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thay đổi dư nợ cho vay xuất nhập khẩu theo từng loại hình cho vay, theo từng kỳ hạn vay, hay thay đổi cơ cấu các loại hình bảo lãnh và L/C mà ngân hàng phát hành phù hợp với mục đích phát triển hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng theo từng giai đoạn.

1.5.1.3. Tăng trưởng thu nhập

Tăng trưởng thu nhập là tăng trưởng về nguồn thu từ hoạt động tài trợ thương mại như cấp tín dụng XNK, phát hành LC, bảo lãnh quốc tế,...

ro mà ngân hàng có thể gánh chịu. Đặc biệt, mối quan tâm hàng đầu là cân bằng giữa lợi ích của việc phát triển quy mô tài trợ thuơng mại với việc kiểm soát rủi ro.

1.5.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Nội dung phát triển hoạt động tài trợ thuơng mại theo huớng nâng cao chất luợng dịch vụ là việc làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa, lấy chất luợng làm nền tảng để phát triển khách hàng. Việc thuờng xuyên đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là nền tảng của chiến luợc nâng cao chất luợng dịch vụ tại các ngân hàng vì mục đích của nâng cao chất luợng dịch vụ là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.5.1. Các chỉ tiêu để đánh giá phát triển hoạt động tài trợ thương mại

1.5.2.1 Các chỉ tiêu đo lường định lượng hiệu quả hoạt động TTTM

a. Chỉ tiêu về doanh số hoạt động TTTM

Chỉ tiêu về doanh số hoạt động TTTM phản ảnh tổng số tăng truởng trong năm hiện hành, bao gồm số liệu thống kê của tất cả các khoản phát sinh tăng (doanh số mở mới L/C, doanh số cam kết bảo lãnh , doanh số thanh toán L/C...). Chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ phản ánh mức độ tăng truởng và hiệu quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong năm hiện hành so với năm truớc đó. Đây cũng chính là căn cứ để Ngân hàng đua ra các định huớng chiến luợc và kế hoạch chỉ tiêu cho năm tài chính sau.

Một số chỉ tiêu đo luờng doanh số hoạt động TTTM thuờng đuợc sử dụng:

Tý lệ dư nợ cho vay tài Dư nợ cho vay tàj trợ XNK trợ XNK / tổng dư nợ -

_ , . A J___, X , Doanh SO cho vay tài trợ XNK Ty lệ doanh SO cho _ j

vay ìtông nguôn vôn T0ng nguồn vốn

Tỷ lệ doanh số cho vay Doanh s^ cho vay tài trợ XNK

tài trợ XNK/ tổng doanh = ---

số cho vay Tổng doanh số cho vay

a. Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số TTTM

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số TTTM phản ánh mức tăng trưởng doanh số TTTM (bao gồm doanh số mở và thanh toán từng sản phẩm TTTM , doanh số tăng trưởng về phí dịch vụ TTTM) đạt được của năm hiện hành so với năm trước đó. Chỉ tiêu này được biểu diễn ở dạng chỉ số nên rất thuận tiện và trực quan khi so sánh mức tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng theo trục thời gian cũng như giữa các ngân hàng trong cùng một nhóm.

b. Chỉ tiêu về phí dịch vụ TTTM

Ngày nay, các khoản phí và hoa hồng ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng đối với ngân hàng. Khi các Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu dựa vào tín dụng và việc cung cấp các dịch vụ, xu hướng tất yếu là việc ngân hàng này sẽ sử dụng đội ngũ cán bộ tinh thông vào khâu cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm nâng cao tỷ trọng thu nhập từ phí và hoa hồng. Đặc điểm nổi bật của phí và hoa hồng là không chịu rủi ro lãi suất. Các hoạt động mang lại nguồn thu phí TTTM bao gồm:

- Phát hành hay xác nhận L/C - Phát hành thư bảo lãnh

- Phát hành thư tín dụng dự phòng - Phát hành thư bảo đảm vận hành - Thanh toán L/C và nhờ thu

c. Sự mở rộng các nghiệp vụ TTTM

Mỗi Ngân hàng thương mại, khi mới bắt đầu hoạt động TTTM thường chỉ phát triển những dịch vụ phổ thông với nguy cơ rủi ro thấp. Dần dần, với tốc độ phát triển và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt

32

động, các Ngân hàng thương mại mới mạnh dạn mở rộng và phát triển những hoạt động TTTM mới có tính rủi ro và thách thức cao hơn. Ví dụ như, một ngân hàng khi sơ khai mới chỉ bắt đầu các hoạt động chuyển tiền, nhờ thu, thông báo..., sau đó sẽ mở rộng ra hình thức tín dụng chứng từ, rồi chiết khấu, và bảo lãnh ngân hàng ở tầm quốc tế như bảo lãnh đối ứng... Rõ ràng, sự mở rộng các hoạt động ấy là một minh chứng cho thấy ngân hàng thương mại đó làm ăn có hiệu quả, và hoạt động TTTM đã thu được những bước tiến. Đây là một thước đo định lượng không thể thiếu để đánh giá mức độ hiệu quả trong không chỉ hoạt động TTTM mà còn trong các loại hình dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

1.5.2.2. Các chỉ tiêu định tính đo lường hiệu quả hoạt động TTTM

Hiệu quả của hoạt động TTTM không chỉ thể hiện ở mặt kinh tế qua việc đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng mà còn được đo lường ở khía cạnh kinh tế xã hội, các yếu tố về mặt xã hội phản ánh hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tập trung chủ yếu ở các nhân tố sau:

Sự nâng cao uy tín của Ngân hàng thương mại trong hoạt động TTTM

Đứng trên góc độ của khách hàng, một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng phục vụ của mình trong các hoạt động TTTM chính là hình ảnh và uy tín của ngân hàng đó, không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trên bình diện quốc tế, uy tín của một ngân hàng cao hay không tác động không nhỏ tới sự lựa chọn của các ngân hàng bạn trong việc lựa chọn đó là ngân hàng thông báo, là ngân hàng đối tác, ngân hàng chiết khấu, hay ngân hàng đại lý. Như vậy, uy tín của một ngân hàng không chỉ đơn giản là danh tiếng, là thành công, là doanh số, lợi nhuận, mà nó còn là mức độ tin cậy mà khách hàng và các đối tác đặt vào. Đôi khi, vì uy tín đã gây dựng được, một ngân hàng có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn do những mối quan hệ mình đã thiết lập trong quá khứ, cũng như do độ tín nhiệm có được từ các đối tác. Uy tín trên thị trường quốc tế còn giúp ngân hàng đó có khả năng cầm trịch trong các thương vụ đàm phán, giành được lợi thế trong các cuộc đua tranh khách hàng, tạo được áp lực về phí đối với các đối tác... Đây chính là một thước đo vô

hình nhưng vô cùng hữu hiệu không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM của một Ngân hàng thương mại.

Sự mở rộng quan hệ đại lý

Bên cạnh việc thiết lập quan hệ tài khoản, một yêu cầu quan trọng khác đối với các ngân hàng là thiết lập một mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Điều nay là vô cùng cần thiết vì trong hoạt động TTTM, lựa chọn và sử dụng các ngân hàng đại lý là yêu cầu tất yếu. Khi thông báo hoăc xác nhận L/C cũng cần có ngân hàng đại lý; khi gửi bộ chứng từ nhờ thu cũng cần có ngân hàng đại lý... Ngân hàng đại lý thường là những ngân hàng phục vụ người thụ hưởng của L/C, người trả tiền bộ chứng từ nhờ thu. Các ngân hàng là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thông qua đó hoạt động TTTM được thực hiện một cách trôi chảy. Quan hệ đại lý giữa các ngân hàng được xây dựng trên nhiều lĩnh vực, từ việc ký kết các Hiệp định khung hợp tác trên nhiều lĩnh vực thanh toán, tín dụng, dịch vụ. cho đến việc ký kết các thoả thuận cụ thể như cấp hạn mức tín dụng để xác nhận L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, chia sẻ phí thanh toán, phí thông báo L/C, thông báo hoăc phát hành thư bảo lãnh đối ứng. Quan hệ đại lý cũng được thể hiện thông qua việc các ngân hàng thiết lập quan hệ Swift key, Testkey, trao đổi chữ ký uỷ quyền. Quan hệ đại lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng khi tham gia hoạt động TTTM. Trong mối quan hệ chăt chẽ đó, nếu một ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thông lệ quốc tế, hoăc bị phá sản thì có thể làm ảnh hưởng đến các ngân hàng đại lý của mình.

Sự giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động TTTM

Rủi ro trong hoạt động TTTM của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau:

- Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp): Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTTM. Do vậy đây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ tại các ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng: Đây là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên

34

quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên.Trong các phương thức TTTM thực hiện qua ngân hàng, có phương thức bảo lãnh và tín dụng chứng từ liên quan trực tiếp đến các rủi ro tín dụng nói trên.

- Rủi ro ngoại hối: Trong hoạt động TTTM, người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai nước khác nhau nên loại tiền tệ sử dụng trong hoạt động TTTM là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. Khi đó sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái quy đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng do nhiều nhân tố tác động, gây ra những rủi ro tỷ giá hối đoái cho các ngân hàng và các khách hàng tham gia vào hoạt động TTTM.

- Rủi ro pháp lý: Đây là những rủi ro liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt động TTTM, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn đề khiếu kiện phát sinh. Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTTM cũng là một nội dung quan trọng và rất phức tạp, do các bên trong hoạt động TTTM ở các quốc gia khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thống luật pháp.

- Rủi ro đạo đức: Đây là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi các bên đối tác thường ở cách xa nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán.

Như vậy, những rủi ro là một phần không thể tránh được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động TTTM nói riêng. Tuy nhiên, việc những rủi ro trên ngày càng được hạn chế sẽ đồng nghĩa với việc an toàn trong hoạt động và hiệu quả trong tác nghiệp được nâng cao. Đây là một trong những thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả mà hoạt động TTTM của một Ngân hàng thương mại đạt được cũng như phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung của các Ngân hàng thương mại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận phục vụ việc nghiên cứu luận văn. Cụ thể là:

Đã đưa ra các khái niệm về hoạt động tài trợ thương mại và phát triển hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam. Theo đó tác giả đã chỉ ra phát triển hoạt động tài trợ thương mại bao gồm việc phát triển về quy mô hoạt động cũng như phát triển về chất lượng hoạt động. Từ đó đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại với hai bộ chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Mỗi chỉ tiêu phản ảnh một khía cạnh hiệu quả và chúng hỗ trợ lẫn nhau cùng phản ánh đầy đủ, toàn diện về việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại của các Ngân hàng thương mại.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂNĐỘI ĐỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 4/11/1994, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng, từ nhu cầu ban đầu là thành lập một định chế tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội về nguồn vốn phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng được thành lập theo giấy phép số 0054/NH-GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên về kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.

Với đội ngũ nhân sự ban đầu 25 người, vốn điều lệ 20 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khai trương hoạt động vào ngày 4/11/1994 tại 28A Điện Biên Phủ - Hà Nội, trụ sở ban đầu có diện tích khoảng 300m2, được Tổng cục Quốc phòng nhường cho MB để bắt đầu vận hành, đây cũng là trụ sở chính trong 10 năm đầu hoạt động của MB trước khi khai trương Tòa nhà hội sở đầu tiên số 3 Liễu Giai, Hà Nội vào năm 2005. Thời điểm năm 2005 cũng chính là năm Ngân hàng có sự tăng trưởng toàn diện ở tất cả các lĩnh vực trong chiến lược phát triển 2004-2008. Cùng năm đó, hệ thống mạng lưới MB phủ kín các địa bàn kinh tế trọng điểm ở cả ba khu vực từ Bắc - Trung - Nam như Đà Nang, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Cần

Thơ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Vũng Tàu và Bình Duơng. Chiến luợc trong giai đoạn đó của MB là tập trung cao độ cho nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w